YÊU CẦU CỦA CẢI CÁCH TƯ PHÁP ĐỐI VỚI VIỆC HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 44 - 51)

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM

Cải cách tư pháp là quá trình thay đổi tổ chức và phương thức hoạt động của các cơ quan: Tòa án - cơ quan thực hiện quyền tư pháp và Viện

kiểm sát, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án, các cơ quan, tổ chức bổ trợ

tư pháp như công chứng, giám định tư pháp, hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư

pháp, luật sư, tư vấn pháp luật - tham gia thực hiện quyền tư pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức đó, cải tiến tổ chức, chế độ

và phương thức hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực tư pháp.

Công cuộc cải cách tư pháp trong những năm gần đây được Đảng, Nhà

nước ta hết sức quan tâm và được đặt trong mối quan hệ với việc đẩy mạnh

cải cách hành chính và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà

nước, hướng tới xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân

dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Các chủ trương, định hướng, yêu cầu, nhiệm vụ về cải cách tư pháp được thể hiện rõ nét trong các văn kiện của Đảng, đặc biệt là hai nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị, đó là: Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” (gọi tắt là

Nghị quyết số 08) và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 về

“Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” (gọi tắt là Nghị quyếtsố 49).

Nội dung Nghị quyết số 08 đã chỉ rõ về một số khuyết điểm của công

tác tư pháp như: Chất lượng cơng tác tư pháp nói chung chưa ngang tầm với

yêu cầu và đòi hỏi của nhân dân; còn nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm, làm

oan người vô tội, vi phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, làm giảm sút

lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và các cơ quan tư pháp v.v... .

Đồng thời, Nghị quyết đã chỉ ra một trong những nguyên nhân mang tính chủ

quan của những tồn tại, khuyết điểm nêu trên, đó là: Cơng tác cán bộ của các

cơ quan tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình hiện nay. Đội ngũ

cán bộ tư pháp còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ và năng lực nghiệp vụ,

một bộ phận tiêu cực, thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, sa sút về phẩm chất

đạo đức. Đâylà vấn đề nghiêm trọng làmảnh hưởng đến kỷ cương, pháp luật,

giảm hiệu lực của bộ máy Nhà nước. Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ,

cơ chế hoạt động của các cơ quan tư pháp còn nhiều bất hợp lý nhưng chậm được đổi mới, kiện toàn v.v.... Trên cơ sở đó, Bộ Chính trị đã đề ra một số

nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới, trong đó có nhiệm vụ: “Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ các cơ quan tư

pháp; hàng năm nhận xét, đánh giá về trách nhiệm, phẩm chất đạo đức, năng

lực trình độ của cán bộ có chức danh tư pháp để xem xét việc đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ, phân công nhiệm vụ hoặc miễn nhiệm, xử lý kịp thời, nghiêm

minh những cán bộ yếu kém, vi phạm pháp luật” [10].

Nghị quyết số 49 về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” xác

định rõ mục tiêu là:“Xây dựng một nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân

chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao”. Một trong những nội dung có liên quan trực tiếp đến đổi mới tổ chức và hoạt động

của Viện kiểm sát nhân dân nói chung, hồn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân nói riêng đượcNghị quyết số 49 chỉ rõ là:

“Công tác tư pháp cịn bộc lộ nhiều hạn chế. Chính sách hình sự, chế định pháp

luật dân sự và pháp luật tố tụng tư pháp còn nhiều bất cập, chậm được sửa đổi, bổ sung. Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các cơ

quan tư pháp còn bất hợp lý. Đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp cịn thiếu;

trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một bộ phận cán bộ cịn yếu, thậm

chí có một số cán bộ sa sút về phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp. Vẫn cịn tình trạng oan, sai trong điều tra, bắt, giam giữ, truy tố, xét xử... Tăng

cường kiểm tra, thanh tra và có cơ chế thanh tra, kiểm tra từ bên ngồi đối với

hoạt động của các chức danh tư pháp” [12].

Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ X của Đảng đã khẳng định: “Tiếp tục tiến hành xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp vàtư pháp. Xây dựng hệ

thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người. Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư

pháp đến năm 2020. Cải cách tư pháp khẩn trương, đồng bộ; lấy cải cách hoạt động xét xử làm trọng tâm; thực hiện cơ chế công tố gắn với hoạt động điều tra. Trước mắt, Viện kiểm sát nhân dân giữ nguyên chức năng như hiện nay là

thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát nhân

dân được tổ chức phù hợp với hệ thống tổ chức của Tòa án. Nghiên cứu việc

chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố, tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra” [13].

Ngày 28 tháng 7 năm 2010, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 79-

KL/TW về Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà án, Viện kiểm sát và

của việc đổi mới là xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, mơ hình tổ chức của hệ thống Tồ án, Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra thực sự khoa học, đảm bảo

tính đồng bộ, phù hợp với các chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách tư pháp; đề cao tính độc lập, khách quan, tuân thủ pháp luật của từng cơ quan và

các chức danh tư pháp trong quá trình tiến hành tố tụng; nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, góp phần xây dựng Nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”. Đồng thời, Kết luận của Bộ Chính trị tiếp tục đề ra phương hướng đổi mới tổ

chức và hoạt động của Viện kiểm sát như sau: “Viện kiểm sát nhân dân có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp như hiện nay. Tổ chức hệ thống Viện kiểm sát nhân dân thành 4 cấp, phù hợp với hệ thống tổ chức của Toà án nhân dân. Giữ cụm từ “nhân dân” trong tên gọi của các Viện kiểm sát. Cụ thể là: Viện kiểm sát nhân dân khu vực (số lượng và

địa hạt tư pháp tương ứng với số lượng và địa hạt tư pháp của Toà án nhân

dân sơ thẩm khu vực); Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Viện kiểm sát nhân dân cấp cao (số lượng và địa hạt tư pháp tương ứng với số lượng và địa hạt tư pháp của Toà án nhân dân cấp cao);

Viện kiểm sát nhân dân tối cao” [3].

Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI của Đảng

đã đánh giá về một số kết quả đạt được của công tác tư pháp: “Tổ chức và

hoạt động của các cơ quan tư pháp có một số đổi mới. Việc tăng thẩm quyền cho Toà án cấp huyện, nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tồ, đề cao vai trị của Luật sư trong tố tụng được thực hiện bước đầu có kết quả. Việc thực hiện các thủ tục tố tụng ngày càng tốt hơn, hạn chế được tình trạng truy tố, xét xử oan, sai hay bỏ lọt tội phạm. Chất lượng hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được nâng lên”. Bên cạnh đó, Báo cáo chính trị cũng

đã chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm của công tác tư pháp trong thời gian qua, đó là: cải cách tư pháp cịn chậm, chưa đồng bộ; công tác điều tra, giam

giữ, truy tố, xét xử trong một số trường hợp chưa chính xác; án tồn đọng, án bị huỷ, bị cải sửa còn nhiều. Trên cơ sở đó, Báo cáo chính trị đã đề ra chủ trương đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước, trong đó có việc đổi mới

tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, cụ thể là: “Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xây dựng hệ thống tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con

người. Hồn thiện chính sách, pháp luật hình sự, pháp luật dân sự và thủ tục

tố tụng tư pháp... Bảo đảm tốt hơn các điều kiện để Viện kiểm sát nhân dân thực hiện hiệu quả chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt

động tư pháp... Nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ và đạo đức nghề

nghiệp của đội ngũ cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp. Tăng cường sự tham gia, giám sát của nhân dân đối với hoạt động tư pháp” [14].

Ngày 12 tháng 3 năm 2014 Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 92-

KL/TW về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49, trong đó đã chỉ rõ: “Việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp trong 8 năm qua đã đạt được nhiều kết

quả quan trọng. Nhận thức của cán bộ, đảng viên về vai trò của hoạt động tư pháp, sự cần thiết phải đẩy mạnh cải cách tư pháp được nâng lên rõ rệt. Việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động

tư pháp có nhiều tiến bộ; đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định của pháp luật về

hình sự, dân sự, tố tụng tư pháp... Tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp từng

bước được kiện toàn và xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ... ; công tác xây

dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, luật sư và bổ trợ tư pháp có chuyển biến rõ nét; số lượng, chất lượng cán bộ tư pháp được nâng lên; đã chuẩn hố trình độ đội

ngũ cán bộ; quy định rõ hơn cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm các chức danh tư

pháp; chính sách đãi ngộ đối với cán bộ tư pháp từng bước được cải thiện.

Việc đầu tư xây dựng trụ sở, phương tiện, trang thiết bị làm việc cho các cơ

nhiệm vụ cải cách tư pháp vẫn còn chậm, chưa theo đúng lộ trình của Chiến

lược cải cách tư pháp. Một số nhiệm vụ khi triển khai thực hiện có ý kiến

khác nhau nhưng chưa được nghiên cứu, kết luận kịp thời. Việc nghiên cứu, xác định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, cơ chế phân bổ ngân sách và

việc đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ của cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp còn chậm. Vẫn còn một số cán bộ tư pháp phẩm chất chính trị, ý thức trách nhiệm,

đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên mơn chưa đáp ứng được u cầu. Tình

trạng bộ phận cán bộ tư pháp nhũng nhiễu, tiêu cực chưa giảm, ảnh hưởng

đến niềm tin của nhân dân vào chất lượng hoạt động tư pháp”. Về tiếp tục

triển khai thực hiện Chiến lược cải các tư pháp trong thời gian tới, Bộ Chính trị đã xác định Nghị quyết số 49 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm

2020 về cơ bản là đúng đắn. Về tổ chức Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân trong thời gian tới được Bộ Chính trị chỉ rõ: “Tiếp tục thực hiện chủ

trương tổ chức Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân theo cấp xét xử,

không phụ thuộc vào đơn vị hành chính. Tồ án nhân dân được tổ chức 4 cấp

như Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2020 của Bộ Chính trị. Đối với Tồ án

nhân dân cấp sơ thẩm và Viện kiểm sát nhân dân tương ứng cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng 2 phương án (Phương án 1, tổ chức theo khu vực như Kết luận số 79-KL/TW; phương án 2, tổ chức Toà án nhân dân sơ thẩm đặt tại

các đơn vị hành chính cấp huyện), báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị trước khi

trình Quốc hội thơng qua Luật Tổ chức Toà án nhân dân (sửa đổi), Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi)” [6].

Nghiên cứu các quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về cải cách tư

pháp cho thấy yêu cầu của cải cách tư pháp địi hỏi phải hồn thiện cả về hệ thống tổ chức, cả về chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền hoạt động của các cơ

quan tư pháp theo hướng xác định đúng, đủ quyền năng pháp lý nhằm nâng cao

mới hệ thống các cơ quan tư pháp được tiến hành trong mối liên hệ với việc

phân định rõ thẩm quyền quản lý hành chính với việc đề cao trách nhiệm và

bảo đảm tính độc lập của các chức danh tư pháp trong quá trình tác nghiệp.

Đồng thời, việc đổi mới và hoàn thiện các cơ quan tư pháp được đặt trong mối

quan hệ chặt chẽ với quá trình cải cách hành chính và cải cách bộ máy nhà

nước nói chung. Một trong những phương hướng quan trọng mà chất lượng cải cách tư pháp đặt ra là: xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp nhất là

cán bộ có chức danh tư pháp theo hướng đề cao quyền hạn, trách nhiệm pháp lý...Tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra và có cơ chế thanh tra, kiểm tra từ bên ngoài đối với hoạt động của các chức danh tư pháp nhằm xây dựng hệ

thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh.

Thanh tra luôn là chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, vì vậy, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sất nhân dân phải phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ quản lý của ngành trong từng giai đoạn cụ thể. Với những yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân nói chung, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân (một bộ phận cấu thành quan trọng trong tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân) thực sự là một yêu cầu tất yếu khách quan, mang tính lịch sử và phù hợp với sự phát triển chung của đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp địi hỏi:

Thứ nhất, hồn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm

sát nhân dân phải được tiến hành đồng bộ trên các phương diện: hoàn thiện về tổ chức bộ máy xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra trong ngành Kiểm sát nhân dân; xây dựng và nâng cao chất lượng

đội ngũ công chức làm công tác thanh tra; đổi mới phương thức, nâng cao

chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra góp phần xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thứ hai, bảo đảm các quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của Thanh

tra các cấp trong ngành Kiểm sát nhân dân phải được tiến hành đồng bộ với

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 44 - 51)