Vai trò của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 38 - 41)

Về mặt lý luận, V.I. Lênin đã khẳng định: “Quản lý đồng thời phải có thanh tra, quản lý và thanh tra là một chứ không phải là hai” [27]. Đây là nguyên tắc cơ bản đầu tiên để xác định vị trí, vai trị của cơng tác thanh tra,

điều đó cũng có nghĩa rằng khi đề cập đến công tác thanh tra thì khơng thể khơng đề cập đến vấn đề quản lý nói chung và quản lý nhà nước nói riêng.

Hiệu quả thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước chỉ có ý nghĩa khi có các thiết chế nhằm phát hiện và loại bỏ các lệch lạc có thể có của

đối tượng quản lý; chấn chỉnh lại các quyết định đã ban hành trước đây cho

phù hợp thực tế và yêu cầu từ phía nhà nước. Trong đó, thanh tra là thiết chế khơng thể thiếu trong quản lý nhà nước. Trong mối quan hệ giữa quản lý nhà

nước và thanh tra thì quản lý nhà nước giữ vai trò chủ đạo, chi phối hoạt động

thanh tra. Tuy nhiên, thanh tra lại có tác động tích cực đối với quản lý và góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước. Vai trị của thanh tra khơng chỉ là hoạt động kiểm tra, giám sát việc tuân theo pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch của Nhà nước, kịp thời phát hiện, kiến nghị xử lý nghiêm khắc đối với những hành vi vi phạm và đề ra các biện pháp giúp các đối tượng thanh

tra phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa sai lầm, khuyết điểm, mà còn là phương tiện để chủ thể quản lý phát hiện những biểu hiện trì trệ, khơng phù

hợp với thực tế khách quan của cơ chế và phương pháp quản lý đã và đang

cản trở các hoạt động quản lý, từ đó đề xuất các biện pháp đổi mới, hoàn thiện các hoạt động quản lý.

Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân là bộ phận cấu thành quan trọng

trong cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân. Hoạt động có hiệu quả của

Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân là một trong những yếu tố cần thiết bảo

đảm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân,

của công chức ngành Kiểm sát nhân dân trong thực thi công vụ.

Với cách tiếp cận đó, vai trị của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân

được thể hiện trên những nội dung cơ bản sau:

Một là, Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân có vai trị kiểm định, đánh

giá hiệu quả của cơng tác quản lý trong ngành. Hoạt động thanh tra nhằm kịp thời phát hiện những sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý, đồng thời đề xuất những kiến nghị nhằm khắc phục và nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực, phục vụ nhiệm vụ chính trị của ngành Kiểm sát nhân dân. Thông qua hoạt động thanh tra, những sai sót, vi phạm trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật và quy chế, quy định của ngành được phát hiện, xử lý và khắc phục kịp thời; những lỗ hổng, sự bất hợp lý trong các chủ trương, chính sách, pháp luật và quy chế, quy định của ngành được điều chỉnh hợp lý. Bên cạnh đó, thơng qua hoạt động thanh tra, lãnhđạo Viện kiểm

sát nhân dân các cấp là các chủ thể quản lý có được những thơng tin góp phần phát hiện những thay đổi và dự báo những vấn đề sẽ phát sinh để có những biện pháp phịng ngừa.

Hai là, Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân là phương thức bảo đảm kỷ

cương, kỷ luật trong ngành; hoạt động thanh tra là phương tiện phòng ngừa vi

phạm pháp luật và tội phạm nảy sinh trong nội bộ ngành.

Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các đối tượng quản lý và xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo

đối với các quyết định hoặc hành vi hành chính của cơng chức, viên chức và người lao động trong ngành về việc thực hiện chính sách, pháp luật, chức

kết luận thanh tra có tác dụng giáo dục và phòng ngừa vi phạm pháp luật. Việc phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi sai phạm của các đối

tượng quản lý góp phần bảo đảm kỷ cương, kỷ luật trong ngành. Tuy nhiên,

thanh tra không chỉ là việc phát hiện, tìm kiếm, xử lý sai phạm, sơ hở, yếu kém trong quản lý mà còn phải phát hiện, khẳng định và tạo điều kiện cho những nhân tố mới, cơ chế mới tích cực phát triển, nhân rộng các điển hình tiên tiến. Lịng tin của đối tượng thanh tra vào các kết quả thanh tra là yếu tố

cơ bản quyết định vai trò phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm của hoạt động thanh tra trong ngành. Tuy nhiên, tác dụng này chỉ có khi các kết luận,

kiến nghị thanh tra được đưa ra trên cơ sở tôn trọng sự thật khách quan, đúng pháp luật, hợp lý và cán bộ thanh tra là người không chỉ giỏi về chun mơn nghiệp vụ mà cịn là tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức.

Ba là, hoạt động thanh tra góp phần bảo đảm quyền dân chủ, quyền và

lợi ích hợp pháp của nhân dân, của cơng chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân. Thông qua hoạt động thanh tra nói chung, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân nói riêng, các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, của cơng chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân được bảo vệ, góp phần vào việc bảo đảm các quyền dân chủ cho người dân và thực hiện tốt Quy chế dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân các cấp.

Bốn là, thông qua hoạt động thanh tra phát hiện ra những sơ hở, yếu

kém trong công tác quản lý trong ngành, phát hiện những nội dung trong chủ

trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cơ chế quản lý, quy chế, quy định của ngành chưa phù hợp với yêu cầu thực tế khách quan để từ đó kiến

nghị với các chủ thể quản lý có các biện pháp sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các

phương tiện quản lý. Bên cạnh đó, hoạt động thanh tra giúp cho các chủ thể

quản lý trong ngành ra các quyết định quản lý chính xác, đúng đắn, khách quan và phù hợp hơn.

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 38 - 41)