Từ kết quả nghiên cứu mơ hình tổ chức và hoạt động của Thanh tra một số bộ, ngànhở Việt Nam và ở một số nước, có thể rút ra một số vấn đề sau:
Thứ nhất, trên cơ sở nghiên cứu về tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ của
Thanh tra một số bộ, ngành ở Việt Nam, Luận án sẽ đề xuất phương án về cơ
cấu tổ chức bộ máy, số lượng lãnh đạo, quản lý và biên chế công chức của Thanh tra các cấp trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu về thẩm quyền, nội dung, phương thức
hoạt động của Thanh tra một số bộ, ngành ở Việt Nam, đặc biệt là của Thanh
tra Bộ Công an, Thanh tra Tồ án có ý nghĩa thiết thực đối với việc đề xuất
đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân; trong đó, về nội dung thanh tra cần coi trọng thanh tra việc chấp
hành pháp luật và quy định của ngành trong hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp; đổi mới quy trình tiến hành, cách thức thực hiện một cuộc thanh tra, đặc biệt là việc tăng cường thực hiện kiểm tra sau thanh tra.
Thứ ba, hệ thống cơ quan Thanh tra các bộ, ngành ở Việt Nam đều được thành lập và tổ chức ở cả hai cấp (Thanh tra bộ, ngành ở cấp Trung ương và Thanh tra sở, ngành ở cấp tỉnh), điều đó là hợp lý, Luận án đã và đang đề xuất lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao phương án thành lập hệ
thống cơ quan Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân ở hai cấp là: Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
Thứ tư, sự đa dạng về mơ hình cơ quan thanh tra phụ thuộc vào thiết chế
chính trị, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước và truyền thống pháp lý của mỗi quốc gia như: Thanh tra Quốc hội (ởThụy Điển, Đan Mạch, Canada và một số
nước phát triển ở Bắc Âu, Nam Mỹ); Thanh tra giám sát hành chính (ở các
nước Châu Á, Châu Phi trong đó có Trung Quốc, Lào, Hàn Quốc, Ai Cập); Thanh tra chuyên ngành (được thành lập ở các bộ, ngành); Thanh tra tư pháp
(sự kiểm tra từ bên ngồi đối với tính hợp pháp trong từng lĩnh vực hoạt động cụ thể của cơ quan tư pháp). Mỗi loại hình đều có những nhân tố hợp lý về tổ
chức và phương thức hoạt động, phụ thuộc vào chế độ chính trị, chế độ kinh tế và truyền thống pháp luật của quốc gia. Đặc biệt, kết quả nghiên cứu về mơ hình tổ chức, thẩm quyền, nội dung và phương thức hoạt động của Thanh tra tư pháp nói chung, Thanh tra tồ án nói riêng của một số nước trên thế giới rất có ý nghĩa cho việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt
Thứ năm, kết quả nghiên cứu và tiếp thu có chọn lọc những nhân tố
hợp lý kinh nghiệm về mơ hình tổ chức và hoạt độngcủa Thanh tra một sốbộ, ngành ở Việt Nam là rất có giá trị để tham khảo trong q trình nghiên cứu đề tài, đồng thời có ý nghĩa thiết thực trong việc nghiên cứu, xây dựng các giải
pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
1. Nội dung chương 2 đã nghiên cứu làm rõ những vấn đề về cơ sở lý luận cơ bản chung nhất cho việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân.
2. Phần lớn nội dung Chương 2 đã tập trung nghiên cứu, làm rõ khái niệm về tổ chức thanh tra, khái niệm về hoạt động thanh tra nói chung và khái niệm về tổ chức, hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân nói riêng; vị trí, vai trị, đặc điểm, nội dung và nguyên tắc hoạt động của Thanh tra
ngành Kiểm sát nhân dân.
3. Nghiên cứu, làm rõ yêu cầu của cải cách tư pháp đối với việc hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân. Trên
cơ sở đó, nghiên cứu, phân tích làm rõ những tiêu chí và điều kiện bảo đảm
việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp.
4. Để bổ sung, làm rõ những vấn đề về cơ sở lý luận, trong chương 2
còn nghiên cứu kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động thanh tra của một số bộ, ngành ở Việt Nam; nghiên cứu về mơ hình tổ chức và hoạt động thanh tra của một số nước trên thế giới.
Với những kết quả nghiên cứu các nội dung ở chương 2, góp phần hồn thiện cơ sở lý luận, để nghiên cứu đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân đối với công tác quản lý, xây dựng ngành,đáp ứng với yêu cầu cải cách tư pháp ở nước ta trong tình hình mới.
Chương 3