PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 115 - 118)

- Hoạt động: Giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ trong ngành; Thanh tra về công tác nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểmsát hoạt động tư pháp; Thanh tra

4.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM

THANH TRA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN Ở VIỆT NAM

Quán triệt các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo việc cải cách tư pháp đã thể hiện trong các văn kiện của Đảng, nhất là Nghị quyết 08, 49 và Kết luận 79, Kết luận số 92 của Bộ Chính trị, hàng năm Ban cán sự Đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Kế hoạch, Chương trình trọng tâm công tác tư pháp của ngành Kiểm sát nhân dân, trong đó đặc biệt chú trọng đến nội dung:

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm

minh những cán bộ, Kiểm sát viên vi phạm kỷ luật và pháp luật, nhất là vi phạm pháp luật trong việc giải quyết các vụ án, gây thiệt hại đến lợi ích Nhà

nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cơng dân.

Chỉ thị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân hàng năm đều chỉ rõ: Đẩy mạnh công tác thanh tra,

kiểm tra phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh những cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật và pháp luật. Tổ chức thực hiện tốt Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật cán bộ, cơng chức, Luật Viên chức, Quy chế dânchủ ở cơ sở trong ngành.

Chỉ thị số 04/CT-VKSTC ngày 14/8/2013 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về “Tăng cường công tác thanh tra trong ngành Kiểm sát

nhân dân” đã chỉ rõ: Thời gian qua, cơng tác thanh tra có nhiều cố gắng, đã tập

trung thanh tra chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật, phát huy những ưu điểm, nhân tố tích cực, góp phần phịng ngừa vi phạm, nâng cao hiệu quả cơng tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ và ý thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Kiểm sát nhân dân. Bên cạnh những kết quả đạt được,

cơng tác thanh tra ngành cịn bộc lộ những hạn chế, như: Hệ thống thanh tra chưa

được hoàn chỉnh; số lượng, chất lượng cán bộ làm công tác thanh tra chưa đáp ứng yêu cầu. Lãnh đạo một số đơn vị nhận thức chưa đầy đủ vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ của công tác thanh tra Ngành; chưa thực sự quan tâm đến hoạt động thanh tra, có nhiều vi phạm trong quản lý, điều hành, trong thi hành công vụ,

hoạt động nghiệp vụ và nội vụ cơ quan, các khiếu nại, tố cáo liên quan đếntập thể,

cá nhân trong đơn vị, nhưng việc thanh tra, xác minh làm rõ vi phạm, trách nhiệm

còn chưa chủ động, kịp thời; một số việc xử lý chưa nghiêm túc.

Đồng thời để khắc phục những hạn chế nêu trên và tăng cường công tác

thanh tra nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Viện

kiểm sát nhân dân các cấp trong thời gian tới, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chỉ thị cụ thể giao trách nhiệm đối với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao về đổi mới tổ chức, phương thức, cách thức hoạt động để nâng cao chất

lượng, hiệu quả, hiệu lực của hoạt động thanh tra và nêu các biện pháp cụ thể để tổ chức thực hiện [84].

Để củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ Thanh tra ngành

Kiểm sát nhân dân, đáp ứng yêu cầu công tác xây dựng ngành, ngày 20/12/2013 Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 06-

NQ/BCSĐ phê duyệt Đề án “Tăng cường tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ

Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân”. Nội dung Nghị quyết thể hiện rõ: “Đồng ý

củng cố thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao cả về số lượng và chất lượng; xây dựng hệ thống Thanh tra ngành Kiểm sát tại các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên toàn quốc theo lộ trình thích hợp; tiến hành thành lập thí điểm tại một số đơn vị có đủ tiêu chí và điều kiện để thực hiện, cụ thể: Thành lập thêmở Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao Phịng Thanh tra hành chính để đáp ứng u cầu cơng tác thanh tra hoạt động công vụ

trong Ngành và bổ sung đủ 25 biên chế, đảm bảo mỗi phòng thuộc Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có tối thiểu 5 biên chế, đồng thời nâng cao chất

lượng độingũ cán bộ thanh tra, tăng cường thanh tra hoạt động nghiệp vụ trong Ngành. Thành lập tổ chức Thanh tra (tương đương cấp phòng) ở 08 Viện kiểm

sát nhân dân cấp tỉnh, gồm Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng

ninh, Đắk Lắk, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh. Các Viện kiểm sát nhân dân

tỉnh, thành phố không thành lập Thanh tra cấp tỉnh thì lập bộ phận Thanh tra có 02 biên chế chun trách làm cơng tác thanh tra nằm trong Phịng tổ chức cán bộ; nghiệp vụ do Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo” [53].

Như vậy, việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành

Kiểm sát nhân dân phải đặt trong bối cảnh đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp. Thanh tra luôn là chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước; vì vậy, Thanh tra ngành Kiểm sát

nhân dân phải gắn liền với quản lý và phải phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ quản lý của ngành trong từng giai đoạn cụ thể. Việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân phải được tiến hành đồng bộ trên các phương diện: tổ chức bộ máy, công tác cán bộ và phương thức hoạt động thanh tra.

Về tổ chức bộ máy của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân phải được hoàn thiện, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra các cấp trong hệ thống Thanh tra ngành, khắc phục sự chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động giữa Thanh tra cấp trên với Thanh tra cấp dưới (Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh) và giữa hoạt

động của Thanh tra ngành với hoạt động kiểm tra chuyên môn của các đơn

vị nghiệp vụ khác trong ngành Kiểm sát nhân dân.

Về công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ công chức Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân phải đảm bảo đủ về số lượng, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, có chính sách đãi ngộ thích đáng và được trang bị đầy đủ

Về phương thức hoạt động, hoạt động thanh tra phải được tiến hành kịp thời, nhanh gọn, có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các đơn vị, cá nhân được thanh tra. Đổi mới nội dung hoạt động của Thanh

tra ngành Kiểm sát nhân dân cần phù hợp với yêu cầu của cải cách tư pháp

và đặc biệt tập trung vào thanh tra công vụ, thanh tra việc chấp hành pháp

luật và quy chế của ngành trong hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.

Trước những yêu cầu của tình hình mới như đã khái quát trên đây, tổ

chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân cần được hoàn thiện theo những phương hướng cơ bản sau:

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 115 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)