Kết quả hoạt động thanh tra hành chính

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 90 - 95)

- Hoạt động: Giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ trong ngành; Thanh tra về công tác nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểmsát hoạt động tư pháp; Thanh tra

3.2.2.2. Kết quả hoạt động thanh tra hành chính

Trong năm 2007, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về

của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ban Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã xây dựng Kế hoạch thanh tra và phối hợp cùng Vụ Kế hoạch - tài chính tổ chức 02 cuộc thanh tra tài chính (do Ban Thanh tra chủ trì) đối với Báo Bảo vệ pháp luật và Tạp chí Kiểm sát về các nội dung: việc

quản lý, sử dụng và thanh quyết toán các nguồn tài chính; việc hạch tốn doanh thu, chi phí, kết quả sản xuất kinh doanh; việc thực hiện nghĩa vụ với

ngân sách nhà nước; việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chấp hành kỷ

luật tài chính theo quy định của pháp luật. Kết quả thanh tra cho thấy: Báo Bảo vệ pháp luật và Tạp chí kiểm sát đã quản lý và sử dụng nguồn kinh phí

ngân sách Nhà nước do Viện kiểm sát nhân dân tối cao phân bổ phục vụ kịp

thời nhiệm vụ chính trị được giao. Đồng thời, thực hiện tốt việc khai thác nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, chủ yếu là việc khai thác từ hoạt động quảng cáo để tự đảm bảo một phần kinh phí cho hoạt động báo chí và tăng thêm thu nhập cho cán bộ, công chức trong đơn vị. Lãnh đạo Báo Bảo vệ

pháp luật và Tạp chí Kiểm sát đã kịp thời ban hành một số văn bản quy định về tổ chức và hoạt động, quản lý tài chính như: Quy chế chi tiêu nội bộ; Quy

định về chế độ tiền lương, phụ cấp đối với phóng viên; Quy định về quảng cáo; Quy định về quản lý tài sản, sử dụng điện thoại, định mức xăng xe ô tô v.v... đảm bảo việc quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí, tài sản có hiệu quả,

thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Các đơn vị đã thực hiện việc báo cáo tài chính theo đúng các biểu mẫu quy định; đã mở đủ hệ thống sổ kế toán và các

tài khoản kế toán cơ bản theo quy định của chế độ kế toán hiện hành; việc ghi chép trên các sổ kế toán, sử dụng các mẫu biểu chứng từ kế toán đảm bảo

đúng quy định. Tuy nhiên, thông qua công tác thanh tra tài chính tại Báo Bảo

vệ pháp luật và Tạp chí Kiểm sát đã phát hiện một số thiếu sót, vi phạm như: việc hạch tốn vào chi phí sản xuất kinh doanh đối với một số khoản chi về phúc lợi xã hội (như: tiền ăn trưa, sinh nhật, thăm ốm, hiếu, hỷ, ngày Lễ, ngày Tết, khen thưởng, thu nhập tăng thêm), chi khốn cơng tác phí, chi phụ cấp

nghiệp vụ báo chí, thù lao tổ chức sản xuất, biên tập v.v...) chưa phù hợp chế

độ tài chính hiện hành. Trong Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị chưa quy định cụ thể về định mức chi hội nghị, đối tượng và định mức chi tiếp khách

v.v.... Một số chứng từ chi cịn thiếu sót về thủ tục như: thiếu chữ ký nhận của

người mua hàng, người nhận tiền v.v...

Từ năm 2012 trở về trước, thực hiện các văn bản chỉ đạo của Đảng và

Nhà nước về việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hành

tiết kiệm, chống lãng phí; hàng năm, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối

cao đã chỉ đạo Ban Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao xây dựng kế

hoạch kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ và việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Viện kiểm sát nhân dân các cấp; đồng thời, phối hợp cùng Vụ Tổ chức - cán bộ và Vụ Kế hoạch - Tài chính thành lập ba Đồn kiểm tra (do Ban Thanh tra chủ trì) tiến hành kiểm tra tại 09 đơn vị gồm Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc thực hiện Quy chế dân chủ, việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, chi tiêu mua sắm tài sản, đầu tư

ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động của ngành.[53]

Từ năm 2013 đến nay, thực hiện chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Quy chế công tác thanh tra, kiểm tra trong ngành Kiểm sát nhân dân, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã xây dựng Kế hoạch thanh tra, ban hành Quyết định thanh tra và tiến hành 08 cuộc thanh tra việc chấp hành pháp luật và quy chế của ngành về công tác cán bộ và quản lý, sử dụng ngân sách tại các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.[53]

Kết quả thanh tra đã kịp thời chỉ ra những hạn chế, thiếu sót, vi phạm của Viện kiểm sát nhân dân các cấp như:

- Một số đơn vị không thực hiện thông báo công khai việc tuyển dụng công chức trên phương tiện thông tin đại chúng; có trường hợp xét tuyển cơng chức chưa đúng tiêu chuẩn, không đúng vùng được xét tuyển, chưa phù hợp

với Hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Công chức mới xét tuyển

chưa đủ thời gian công tác theo quy định đã điều động đến công tác tại đơn vị

khác thuộc vùng thi tuyển.

Việc bố trí biên chế, Kiểm sát viên tại một số Viện kiểm sát cấp huyện và Phòng nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát cấp tỉnh chưa hợp lý, chưa tương

ứng với biên chế và khối lượng cơng việc.

- Có đơn vị chưa kịp thời rà soát, bổ sung quy hoạch lãnh đạo cấp

phòng và Viện kiểm sát cấp huyện; chậm thực hiện phân bổ chỉ tiêu biên chế

được giao cho Viện kiểm sát cấp huyện. Chậm có kế hoạch luân chuyển, đào

tạo, bồi dưỡng đối với công chức thuộc diện quy hoạch; việc thực hiện chủ

trương chuyển đổi vị trí cơng tác tiến hành cịn chậm, số lượng cịn ít.

- Một số Quy chế ban hành đã lâu, có nội dung khơng còn phù hợp

nhưng chưa kịp thời sửa đổi, bổ sung, cập nhật những quy định mới.

- Một số đơn vị chưa thật sự quan tâm đến công tác thi đua, khen

thưởng; công chức không giữ chức vụ lãnh đạo đạt Chiến sỹ thi đua cơ sở

chiếm tỷ lệ thấp.

- Một số Kiểm sát viên chưa chấp hành nghiêm túc Quy chế nghiệp vụ

như: để quá thời hạn truy tố một số vụ án hình sự; việc lập hồ sơ kiểm sát không đúng quy định, hồ sơ không thể hiện đầy đủ các thao tác hoạt động

nghiệp vụ kiểm sát, nhất là các hồ sơ kiểm sát thi hành án hình sự, thi hành án dân sự, hồ sơ kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hơn nhân và gia

đình, các vụ án hành chính, kinh doanh, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật.

- Việc kiểm tra, xác minh kết luận đơn tố cáo đối với công chức vi phạm pháp luật và việc xử lý kỷ luật có trường hợp còn để kéo dài, hạn chế

tác dụng giáo dục; một số địa phương, đơn vị có cơng chức vi phạm nhưng không kịp thời tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm để xử lý kỷ luật.

- Quyết định việc sửa chữa, bảo trì, phê duyệt quyết tốn, thẩm định kế hoạch, báo cáo kinh tế kỹ thuật... chưa đúng thẩm quyền theo quy định. Điều chỉnh kinh phí chống xuống cấp trụ sở cấp huyện nhưng không báo cáo Viện kiểm sát nhân dân tối cao; sửa chữa, bảo trì trụ sở thiếu Báo cáo và phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật; Quy chế quản lý và sử dụng tài sản công chưa được sửa đổi, bổ sung chế độ theo quy định mới, một số đơn vị cấp huyện chưa có Quy chế, mà chỉ lồng ghép một số nội dung quản lý, sử dụng tài sản trong Quy chế chi tiêu nội bộ.

- Chậm thực hiện thủ tục giao nhận tài sản mua sắm cho cấp huyện;

chưa đầy đủ hồ sơ tài sản theo quy định, dẫn đến việc theo dõi tài sản của cấp

huyện chưa kịp thời, đầy đủ; việc kiểm tra về quản lý, sử dụng tài sản của các

đơn vị trực thuộc chưa được tiến hành thường xuyên; việc mua sắm tài sản

theo đề án không đăng tải thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.

- Một số ít đơn vị (chủ yếu là Viện kiểm sát cấp tỉnh và huyện), chưa thực hiện hiện tốt Quy chế dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân các cấp như: việc quán triệt các nội dung của Quy chế dân chủ chưa thường xun, cịn mang tính hình thức, nên một số cán bộ, công chức nhất là số mới vào ngành nhận thức chưa đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng và nội dung trong việc thực hiện Quy chế dân chủ; việc đấu tranh phê bình và tự phê bình có đơn

vị, địa phương thực hiện chưa tốt, cá biệt có việc chưa thực sự dân chủ gây mất

đoàn kết nội bộ phát sinh nhiều đơn tố cáo nặc danh. Trong hoạt động nghiệp

vụ cịn có vi phạm làmảnh hưởng đến quyền dân chủ của cơng dân như: cịnđể

xảy ra nhiều trường hợp Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp, phê chuẩn lệnh gia hạn tạm giữ, phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, phê chuẩn lệnh tạm giam, lệnh bắt tạm giam bị can sau phải trả tự do, đình chỉ vì khơng phạm tội; cịn có một số trường hợp Tồ án tun khơng phạm tội v.v.... Việc xử lý bồi

hưởng đến quyền lợi của người bị oan. Một số địa phương tuy có tổ chức Hội

nghị cán bộ, cơng chức hàng năm nhưng cịn hình thức, nội dung sơ sài, các tổ chức đoàn thể chưa phát huy được vai trị trong việc phối hợp với chính quyền, cấp uỷ trong q trình thực hiện Quy chế dân chủ. Cơng tác kiểm tra, tự kiểm tra của một số đơn vị chưa thường xuyên v.v...

Thực hiện chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về

tăng cường kỷ cương, kỷ luật nội vụ trong ngành, Thanh tra Viện kiểm sát

nhân dân tối cao đã ban hành Kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Phòng trong đơn vị thường xuyên theo dõi, nhắc nhở, thanh tra đột xuất việc

chấp hành kỷ luật nội vụ tại các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và một số Viện kiểm sát địa phương. Trên cơ sở kết quả thanh tra đột xuất việc chấp hành kỷ luật nội vụ, đã yêu cầu các đơn vị tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm nghiêm túc đối với số công chức, viên chức và người lao động có vi phạm; đồng thời, hàng tháng đã ban hành Thông báo rút kinh nghiệm

chung trong tồn ngành. Qua đó, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản

lý, chỉ đạo, điều hành, ý thức trách nhiệm, góp phần phịng ngừa, hạn chế

được nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật và kỷ luật nghiệp vụ

của cán bộ, Kiểm sát viên trong thực thi nhiệm vụ.[53]

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)