Phương hướng hoàn thiện về tổ chức của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân ở Việt Nam

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 118 - 120)

- Hoạt động: Giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ trong ngành; Thanh tra về công tác nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểmsát hoạt động tư pháp; Thanh tra

4.1.1. Phương hướng hoàn thiện về tổ chức của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân ở Việt Nam

sát nhân dân ở Việt Nam

Về hoàn thiện tổ chức của Thanh tra ngành kiểm sát nhân dân, theo chúng tôi cần quán triệt một số vấn đề sau:

Thứ nhất, nhận thức đúng đắn và đầy đủ hơn về vị trí, vai trị quan

trọng của công tác thanh tra.

Một trong những điểm mấu chốt về mặt nhận thức, đó là, phải thấy rằng mục đích của thanh tra không chỉ là phát hiện, xử lý khuyết điểm, vi phạm mà còn là phát huy các nhân tố tích cực, giúp các đơn vị, cá nhân là đối

tượng thanh tra thực hiện đúng các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp

luật của Nhà nước, quy chế nghiệp vụ và quy định của ngành. Đồng thời tích cực góp phần vào việc hồn thiện các cơ chế, chính sách, pháp luật. Tinh thần

này đã được thể hiện khá rõ trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thanh tra là nhiệm vụ vẻ vang và quan trọng, nó theo dõi, xem xét chấp hành đúng đắn đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Chính

phủ”, “Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới”. Đồng thời,

nghị quyết, chỉ thị thế nào. Nếu họ làm sai hay gặp khó khăn cịn phải giúp đỡ họ làm cho đúng với nghị quyết, chỉ thị của trên đưa xuống. Thanh tra cũng không phải chỉ điều tra, nghiên cứu việc chấp hành nghị quyết, chỉ thị đã

được đến đâu mà còn phải theo dõi chođến khi cơng việc đó được làm xong,

làm tốt”[26]. Các tổ chức thanh tra, mỗi công chức thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân cần phải quán triệt sâu sắc di huấn đó của Hồ Chủ tịch, biến thành

hành động thực tế nhằm phát huy tốt vai trò của thanh tra, nâng cao vị thế của

Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân.

Thứ hai, tăng cường thẩm quyền cho Thanh tra ngành Kiểm sát nhân

dân, cụ thể là tăng thẩm quyền trong các lĩnh vực: xây dựng chiến lược và kế hoạch cơng tác; kiến nghị và đình chỉ những hành vi trái pháp luật và những hành vi gây thất thoát tài sản của nhà nước; kiến nghị xử lý trách nhiệm của

người đứng đầu cơ quan, đơn vị khi để xảy ra sai phạm; có thẩm quyền trong

việc nhận xét, đánh giá, đề nghị bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý (Viện trưởng, Viện phó Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; Trưởng, Phó Trưởng phòng thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân

tối cao) và các chức danh pháp lý trong ngành (Kiểm sát viên, Kiểm tra viên).

Thứ ba, hoàn thiện cấu trúc hệ thống bộ máy của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ công chức Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân ngày càng trong sạch vững mạnh. Đây là yêu cầu cấp bách và lâu dài của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân trong thời kỳ đẩy mạnh cải cách tư pháp.

Để làm được điều đó, trước hết phải xây dựng hệ thống tổ chức của

Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân trong một chỉnh thể thống nhất từ Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đến Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh. Bên cạnh đó, cần chú trọng làm tốt công tác giáo dục, đào tạo, bồi

dưỡng, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên

nhuần sâu sắc lời dạy của Bác Hồ: “cán bộ thanh tra như cái gương cho người ta soi mặt, gương mờ thì khơng soi được”, “cán bộ thanh tra phải cố gắng học

tập, học cái hay, tránh cái dở, trau dồi đạo đức cách mạng, nâng cao trình độ

lý luận, trình độ nghiệp vụ và chuyên môn để làm việc cho tốt” [26]. Song

một mặt khác quan trọng hơn, là phải tạo ra đột phá về tư duy trong cơng tác cán bộ. Phải tích cực thực hiện một cách hợp lý việc đánh giá, sử dụng, quy hoạch cán bộ để thu hút, lựa chọn được người đủ đức, đủ tài, góp phần xây dựng được một đội ngũ cơng chức Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân vừa có tâm, có tầm và có tài, đủ sức đáp ứng mọi nhiệm vụ mà ngành giao phó.

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 118 - 120)