Phương hướng hoàn thiện về hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân ở Việt Nam

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 120 - 122)

- Hoạt động: Giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ trong ngành; Thanh tra về công tác nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểmsát hoạt động tư pháp; Thanh tra

4.1.2. Phương hướng hoàn thiện về hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân ở Việt Nam

Kiểm sát nhân dân ở Việt Nam

Về phương hướng hoàn thiện hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân, theo tác giả Luận án cần chú ý:

Thứ nhất, đổi mới tư duy trong chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ

của Thanh tra ngành theo hướng đề cao tính hiệu quả, tính chịu trách nhiệm trong hoạt động, coi đây là yếu tố then chốt, quyết định trong hoạt động của mỗi tổ chức thanh tra cũng như trong thực hiện nhiệm vụ của công chức thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân.

Thứ hai, đổi mới hoạt động thanh tra theo xu hướng giảm tiền kiểm,

tăng cường hậu kiểm trong quản lý nhà nước.

Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân cần đổi mới phương thức thanh tra cho phù hợp với tình hình mới, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Phải làm

sao để khơng có “khoảng trống” trong cơng tác quản lý của ngành, khơng có lĩnh vực hoạt động nào, cơ quan, đơn vị nào trong ngành lại không chịu sự thanh tra, kiểm tra. Để làm được điều này, bên cạnh hình thức thanh tra trực tiếp, có tổ chức, theo Đồn thanh tra, cần kết hợp thanh tra theo địa danh, địa chỉ cụ thể, theo xác suất, với việc tăng cường hơn công tác giám sát từ xa, với

thanh tra tư pháp của một số nước trên thế giới đã áp dụng hiệu quả, thành

cơng. Nó cũng sẽ khắc phục được sự hạn chế về số lượng của đội ngũ công chức thanh tra, trong khi lại tăng cường được khả năng quản lý, giám sát của tổ chức Thanh tra ngành đối với đối tượng thanh tra.

Thứ ba, đổi mới hoạt động thanh tra bảo đảm nguyên tắc hoạt động

thanh tra phải công khai, dân chủ, khách quan, kịp thời và đề cao vai trò, trách nhiệm của Trưởng đồn thanh tra.

Trong q trình thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên cần phải thực hiện tốt chức trách, quyền hạn được giao, song cũng phải coi trọng nguyên tắc công khai, dân chủ, khách quan, công bằng, tránh hiện tượng quy kết, đánh giá chủ quan áp đặt. Để làm được điều này, trong tổ chức Đoàn thanh tra phải lựa chọn thành viên có năng lực phù hợp, coi đây là yếu tố quyết định thành công của mỗi cuộc thanh tra. Trong chỉ đạo, điều hành,

Đồn thanh tra phải ln nắm bắt kịp thời thông tin, diễn biến của cuộc thanh tra; thường xuyên kiểm tra, giám sát để hoạt động thanh tra đúng pháp luật; xác định rõ trách nhiệm của Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, các đơn vị, bộ phận có liên quan cũng như trách nhiệm của lãnhđạo Thanh tra đối

với từng cuộc thanh tra. Mỗi cuộc thanh tra phải xác định rõ nội dung trọng tâm và những vấn đề chủ yếu để tập trung chỉ đạo, đảm bảo kết thúc gọn, kết luận chính xác. Kiến nghị về thanh tra phải cụ thể, rõ ràng; làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân có sai phạm, đồng thời phải đề xuất được giải pháp có tính khả thi để sửa chữa các yếu kém, sơ hở trong hoạt động quản lý và xử lý

nghiêm minh người có hành vi vi phạm pháp luật.

Thứ tư, xây dựng và nâng cao văn hoá thanh tra, hoàn thiện đạo đức

của cán bộ thanh tra trên cơ sở nhận thức đầy đủ, sâu sắc mục đích, vị trí, vai trị của cơng tác thanh tra trong ngành Kiểm sát nhân dân.

Xây dựng văn hoá thanh tra phải hướng đến việc xây dựng cho mỗi công chức Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân có ý thức tự giác, tự rèn luyện,

chống các biểu hiện kiêu ngạo, cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu... trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Phải làm cho tinh thần trách nhiệm, các yếu tố cơ bản của văn hoá thấm sâu và biểu hiện cụ thể trong mỗi việc làm của tổ chức thanh tra, trong từng hành vi, thái độ ứng xử của mỗi công chức thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân.

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 120 - 122)