tra ngành Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam
2.3.2.1. Bảo đảm sự lãnhđạo của Đảng đối với công tác thanh tra
Đảng lãnh đạo toàn diện đối với Nhà nước và xã hội là nguyên tắc cơ bản được quy định trong Hiến pháp. Quan điểm của Đảng, Nhà nước
về công tác thanh tra cơ bản là nhất quán về nhận thức vị trí, vai trị của cơng tác thanh tra, mối quan hệ giữa thanh tra với yêu cầu quản lý nhà
nước. Như đã đề cập, trong mỗi thời kỳ nhất định, Đảng và Nhà nước đã đề ra chủ trương, đường lối thích hợp, điều chỉnh kịp thời chức năng,
nhiệm vụ của cơ quan Thanh tra phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước và sự phát triển kinh tế, xã hội. Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân là
phương thức đảm bảo việc chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
giữ gìn trật tự, kỷ cương, kỷ luật trong ngành, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quy chế, quy định của ngành trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ; kịp thời phát hiện những sơ hở về cơ chế quản lý để đề xuất với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý, góp phần bảo vệ lợi ích nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Cho
nên, tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân phải
được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Về vai trò lãnh đạo của Đảng cần được xác định rằng, Đảng không bao
biện, làm thay, không can thiệp trực tiếp vào công việc chuyên môn mà là lãnh đạo thông qua đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, thơng qua
công tác tổ chức cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động chuyên
môn… Mặt khác, sự lãnh đạo của Đảng không làm mất đi tính độc lập, chủ động mà làm cho quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ đúng với chủ trương, đường lối của Đảng.
Trong lĩnh vực hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân nói chung, tổ chức và hoạt động của Thanh tra trong ngành Kiểm sát nhân dân nói riêng, vai trị lãnh đạo của Đảng được thể hiện một cách toàn diện qua việc: Đảng lãnh đạo về chiến lược, sách lược cho quá trình tổ chức và hoạt động
của hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dân về lâu dài cũng như trong từng
giai đoạn cụ thể; trong việc lãnh đạo xây dựng về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân; trong việc đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sắp
xếp đội ngũ cán bộ; trong việc kiểm tra, giám sát đối với lĩnh vực hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân; trong việc kiểm tra chất lượng của đảng viên trong hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dân …
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, vai trò lãnh đạo của Đảng trong
hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân được thể hiện một cách toàn diện và sâu sắc qua việc Bộ Chính trị ra Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2020; Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến
năm 2020; Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 về Đề án đổi mới tổ chức
và hoạt động của Toà án, Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra theo Nghị quyết số 49; Kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49… Đây chính là kim chỉ nam cho công tác cải cách tư phápở nước ta hiện nay, nhằm mục tiêu đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân nói chung, hồn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân nói riêng.
2.3.2.2. Bảo đảm việc hoàn thiện cơ chế pháp lý về tổ chức và hoạt
động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân
Tổ chức bộ máy của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân là một bộ phận hợp thành quan trọng trong cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan Viện kiểm sát
nhân dân. Do đó, cần phải đổi mới nhận thức về cơng tác thanh tra, hướng tới
công tác thanh tra trong nội bộ ngành. Đồng thời, đổi mới tư duy trong chỉ
đạo, điều hành của cơ quan thanh tra theo hướng đề cao tính hiệu quả, tính
chịu trách nhiệm và tính chuyên nghiệp trong hoạt động, coi đây là yếu tố then chốt, quyết định trong hoạt động của tổ chức thanh tra cũng như trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ thanh tra.
Trước yêu cầu, nhiệm vụ công tác thanh tra trong thời kỳ mới, để cơng
tác thanh tra hoạt động được thống nhất, có hiệu quả, góp phần xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân trong sạch, vững mạnh,cần phải hoàn thiện cơ chế pháp lý về tổ chức và hoạt động thanh tra như: cần có quy định về tổ chức và hoạt
động thanh tra trong Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. Xây dựng Thông
tư hướng dẫn về “Tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân” nhằm bảo đảm các quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
của Thanh tra ngành phải được tiến hành đồng bộ với các thiết chế khác. Sửa
đổi, bổ sung Quy chế công tác thanh tra, kiểm tra trong ngành Kiểm sát nhân dân. Xây dựng “Quy chế Đồn thanh tra” và quy trình nghiệp vụ, hệ thống biểu mẫu văn bản về hoạt động thanh tra; tổ chức tập huấn để nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác thanh tra trong ngành. Xây dựng Quy định phối
hợp giữa Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao với Vụ Tổ chức Cán bộ, Vụ Khiếu tố và Cục Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc xử lý, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo và kiến nghị phản ánh về vi phạm liên
quan đến cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Kiểm sát nhân dân để
phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm xử lý và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các đơn vị trong Ngành.
2.3.2.3. Bảo đảm về cơ sở vật chất, điều kiện làm việc và chính sách đối với cán bộ Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân
Cơ sở vật chất kỹ thuật là một điều kiện bảo đảm quan trọng, nó chi
phối sự tồn tại và phát triển của hệ thống cơ quan Viện kiểm sát nhân dân nói chung và Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân nói riêng. Chỉ khi nào cơ sở vật
chất kỹ thuật được đáp ứng thì hoạt động thanh tra mới đảm bảo được hiệu lực và hiệu quả. Cho nên, đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật cho cơ quan thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân là đồng nghĩa với việc góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động quản lý, xây dựng ngành. Trang bị đầy đủ, kịp thời máy móc, thiết bị, các phương tiện và điều kiện làm việc cần thiết cho cán bộ thanh tra; không ngừng ứng dụng khoa học công nghệ trong nâng cao hiệu quả làm việc cho cán bộ thanh tra hoàn thành nhiệm vụ.
Hoạt động thanh tra được coi là hoạt động nhạy cảm vì đụng chạm đến
những vấn đề về con người và lợi ích. Bên cạnh đó, cán bộ làm công tác thanh tra cũng là đối tượng dễ bị mua chuộc nếu khơng có bản lĩnh vững vàng sẽ khó tránh khỏi cám dỗ đời thường hoặc không yên tâm cơng tác. Vì vậy, cần phải quan tâm cải cách chế độ tiền luơng, công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ; có chế độ
khen thưởng, đãi ngộ thoả đảng cho những người có thành tích, cống hiến cho
hoạt động thanh tra của ngành để cán bộ thanh tra yên tâm công tác.
2.3.2.4. Bảo đảm về cơ chế phối hợp trong hoạt động thanh tra
Hoạt động thanh tra cũng như hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát nhân dân có nhiều mối quan hệ với các đơn vị trong và ngoài Ngành. Cán bộ thanh tra và người đứng
đầu cơ quan thanh tra cần nhận thức đúng về vai trị, mục đích, ý nghĩa của việc
phối hợp cơng tác thanh tra.Phối hợp phải xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của
cơ quan thanh tra và các cơ quan hữu quan. Cần phải có cơ chế, biện pháp phối
hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa cơ quan thanh tra ngànhvới các cơ quan, đơn vị hữu quan khi tiến hành hoạt động thanh tra, nhất là thanh tra hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, thanh tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ và kỷ luật nội vụ của cán bộ, cơng chức trong ngành. Q trình phối hợp phải căn cứ vào nội dung, cơ sở pháp lý để xác định cơ quan nào chủ trì, cơ quan phối hợp. Trong đó, cần chú trọng việc phối hợp giữa cơ quan thanh tra với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc xử lý các kết
luận, kiến nghị thanh tra, đảm bảo xử lý các sai phạm kịp thời, có như vậy thì hoạt động thanh tra mới thực sự có hiệu lực, hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước và phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật.
2.4. KINH NGHIỆM VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRAMỘT SỐ BỘ, NGÀNHỞ VIỆT NAM VÀỞ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI