Mơ hình tổ chức và hoạt động thanh tra ở một số nước trên thế giớ

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 61 - 66)

thế giới

Trên thế giới có nhiều mơ hình về cơ quan thanh tra, sự đa dạng đó phụ thuộc vào thiết chế chính trị, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước và truyền thống pháp lý của mỗi quốc gia; có một số loại hình thanh tra phổ biến sau:

Thứ nhất, Thanh tra Quốc hội: Thụy Điển là nơi thành lập Thanh tra Quốc hội sớm nhất trên thế giới, khoảng đầu thế kỷ 20, sau đó là Đan Mạch, Canada và một số nước phát triển ở Bắc Âu và Nam Mỹ. Thanh tra Quốc hội thuộc cơ quan quyền lực, được thành lập bởi một đạo luật, cơ quan này có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ. Về nguyên tắc, Thanh tra Quốc hội có quyền được tiếp nhận tất cả các quyền được tiếp nhận tất cả các đơn thư khiếu nại đối với hoạt

động của cơ quan nhà nước, kể cả khiếu nại của những người đang bị tước

quyền tự do, hoặc hạn chế quyền tự do như bị bắt, bị tạm giam hoặc đang chấp hành án phạt tù. Tuy nhiên, Thanh tra Quốc hội chủ yếu tiếp nhận và xem xét khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính. Khi xem xét có quyền tổ chức việc điều tra để làm rõ nội dung vụ việc, yêu cầu các

cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến

khiếu nại. Nếu kết luận khiếu nại của người dân là đúng thì yêu cầu cơ quan hành chính phải sửa chữa, khắc phục. Trong trường hợp u cầu đó khơng được thực hiện, thì Thanh tra Quốc hội áp dụng các biện pháp bằng áp lực của Quốc hội buộc cơ quan hành chính phải thi hành hoặc gửi kết luận của mình đăng trên

các báo, hoặc thông báo trên những phương tiện thông tin đại chúng. Trong quá trình xem xét, nếu có dấu hiệu của tội phạm thì tiến hành điều tra sơ bộ và chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan công tố giải quyết.

Thứ hai, Thanh tra giám sát hành chính: Cơ quan này được thành lập ở

các nước Châu Á, Châu Phi như Trung Quốc, Lào, Hàn Quốc, Ai Cập; tuy

nhiên, mơ hình cụ thể ở mỗi nước có khác nhau. Thanh tra giám sát hành

chính được xác định là cơ quan trực thuộc cơ quan hành pháp cao nhất, độc

lập với các cơ quan hành chính cấp dưới; có chức năng giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính, cơng chức hành chính, bảo đảm sự chấp hành và tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh; xem xét giải quyết một số khiếu nại hành chính, các tố cáo về hành vi tham nhũng của công chức.

Thứ ba, Thanh tra chuyên ngành: Là loại hình thanh trađược thành lập hầu hết ở các nước trên thế giới, song song tồn tại với một số loại hình thanh

tra khác (như Thanh tra Quốc hội, Thanh tra giám sát hành chính). Cơ quan này được thành lập ở các bộ, ngành. Tùy theo quan điểm mà mỗi nước có thể

thành lập ít hay nhiều cơ quan thanh tra chuyên ngành và tổ chức ở các cấp độ khác nhau. Vì vậy, quy mơ tổ chức, số lượng nhân viên mỗi loại hình Thanh tra chuyên ngành rất khác nhau. Cộng hịa Pháp là nước có mơ hình Thanh tra

chun ngành khá đồ sộ, có đến gần 20 cơ quan với chức năng nhiệm vụ chủ

yếu: thanh tra, kiểm tra hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành thuộc phạm vi do bộ, ngành quản lý; kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm [26].

Thứ tư,Thanh tra tư pháp: Ở một số nước trên thế giới, cơ chế giám sát đối với công việc của cơ quan tư pháp thường bao gồm việc thanh tra, kiểm

sốt hạch tốn hay tài chính và kiểm toán. Các cơ chế này được xây dựng để

đảm bảo có một sự kiểm tra từ bên ngoài đối với tính hợp pháp trong từng

lĩnh vực hoạt động cụ thể của cơ quan tư pháp. Ngồi ra, đó là những cơng cụ

được sử dụng để đảm bảo tính minh bạch cũng như trách nhiệm giải trình đối

với hoạt động của cơ quan tư pháp. Các hình thức bố trí cụ thể về mặt tổ chức của các cơ quan phụ trách chức năng giám sát này ở mỗi quốc gia có sự khác

nhau. Tuy nhiên, có một điểm chung khá phổ biến là có Ban Thanh tra (hoạt

động cho Bộ Tư pháp, cho Hội đồng tư pháp hay cho Toà án tối cao). Việc thanh tra được tiến hành để kiểm tra mức độ thường xuyên, kịp thời của các

hoạt động và để phát hiện khả năng các hành vi sai phạm của nhân viên các

cơ quan tư pháp. Việc thanh tra có thể được tiến hành theo định kỳ (hàng năm) như là một hình thức kiểm soát việc tiêu chuẩn đối với thực hiện các

chức năng của cơ quan tư pháp. Trong các trường hợp khác, việc thanh tra

được tiến hành vì các lý do từ bên ngồi như các hoạt động điều tra hình sự

hay báo cáo của cơ quan truyền thơng mà có thể tạo áp lực buộc các cơ quan quản lý phải tiến hành một cuộc thanh tra. Việc thanh tra cũng được sử dụng

để cung cấp cho các cơ quan quản lý những dữ liệu và thông tin cần thiết để đánh giá việc thực hiện chức năng của ngành tư pháp. Theo truyền thống, các

Ban Thanh tra có nhiệm vụ thu thập thông tin, đánh giá việc thực hiện các chức năng của cơ quan tư pháp ở góc độ pháp lý và báo cáo cho các cơ quan quản lý hoặc thông tin cho cơng chúng. Mục tiêu chính là phát hiện và chỉnh

Ban giám đốc Thanh tra của Bộ tư pháp Jordan: Từ năm 1994, Bộ Tư

pháp Jordan bắt đầu tiến hành hoạt động thanh tra tư pháp thông qua Ban Giám

đốc Thanh tra. Để bảo vệ tính độc lập tư pháp, các thanh tra viên được lựa chọn từ

một nhóm cácThẩm phán cao cấp làm việc trong các toà án, khu vực tài phán, vụ, ban khác nhau. Để đảm bảo hơp nữa tính độc lập tư pháp, các báo cáo về Thẩm phán khơng chỉ được trình lên Bộ trưởng mà cịn lên Chánh án Tồ Phá án. Theo

quy định hiện hành, Thanh tra đánh giá hoạt động của tất cả cácThẩm phán Toà

Sơ thẩm,Thẩm phán Thi hành án, Thẩm phán Toà Phúc thẩm, Tổng Chưởng lý và các Thẩm phán Công tố. Việc thanh tra sẽ xem xét các chỉ số về hoạt động pháp lý (việc áp dụng luật và các thủ tục phù hợp trong các vụ án, tôn trọng các quyền khiếu kiện và bằng chứng, cơ sở của phán quyết, tính hợp lý của quyết

định, lý do hoãn) cũng như hoạt động (khoản thời gian cần thiết để ra các phán

quyết và tỷ lệ phần trăm vụ án được giải quyết trong năm). Trong việc đánh giá mộtThẩm phán, mộtThanh tra viên chọn ngẫu nhiên 40 vụ án đãđược giải quyết

xong, xem xét từng hồ sơ, đánh giá một loạt nhân tố và sau đó lấy điểm trung bình của các vụ án để làm điểm cuối cùng. Mỗi Thẩm phán sẽ được đánh giá bởi hai Thanh tra viên khác nhau, sau đó hai người này gặp nhau để thống nhất về những phát hiện. Sau đó một bản báo cáo thuyết minh sẽ được chuẩn bị trong đó nhấn mạnh các phát hiện chính về mỗi mục và tuyên bố về điểm cuối cùng của Thẩm phán. Mỗi Thẩm phán được đánh giá theo thang điểm 100 xếp hạng từ xuất sắc (91-100) đến yếu (dưới 50). Sau đó, Thanh tra sẽ trình báo cáo này cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chánh án Toà Phá án.

Về mặt lý thuyết, việc đánh giá này cần phải được thực hiện ít nhất mỗi

năm một lần. Tuy nhiên, kế hoạch đánh giá khắt khe này khơng thể thực hiện được vì lý do nguồn lực sẵn có rất hạn chế và vì các nhiệm vụ khác của Ban

Giám đốc Thanh tra. Trên thực tế, Thanh tra cũng tiến hành điều tra các khiếu

nại đối với các Thẩm phán. Nếu khiếu nại này có liên quan đến việc hỗn một vụ án, Thanh tra “có thể nghiên cứu hồ sơ từ quan điểm này và viết một bản

viết một bản báo cáo gửi cho cả Bộ trưởng Tư pháp và Chánh án. Thanh tra có quyền ban hành lệnh hầu tồ, xem lại tất cả các tài liệu liên quan đến việc kết tội và sử dụng tất cả các phương pháp điều tra để tiến hành điều tra. Ngoài ra,

Ban Giám đốc Thanh tra cịn có vai trị trong việc đề bạt các Thẩm phán lên ngạch, bậc cao hơn. Việc đề bạt này dựa trên sự đánh giá về dịch vụ được tiến hành bởi Hội đồng tư pháp, căn cứ vào báo cáo của các thanh tra viên có mơ tả chức năng của các Thẩm phán trong đó cân nhắc đến các hình thức kỷ luật. Cuối cùng Ban Giám đốc sẽ đánh giá hoạt động của các cán bộ làm việc ở các vụ, phịng khác nhau của Tồ án. Gần đây, một kinh nghiệm thực tiễn mới đã

được phát triển, bao gồm các hoạt động thanh tra nội bộ do các Chánh án tiến hành. Để thực hiện nhiệm vụ này, các Chánh án sử dụng một bộ tiêu chí

chun ngành và một hình thức đặc biệt để đánh giá hoạt động của các nhân viên cấp dưới của mình hàng tháng.

Một xu hướng gần đây cho thấy sự mở rộng nhiệm vụ của các Ban Thanh tra Toà án bao gồm cả việc đánh giá kết quả đầu ra, hoạt động cũng như hành xử của người dùng dịch vụ Toà án. Điều này được minh hoạ bởi trường hợp của Thanh tra Hoàng Gia về quản trị Toà án (HMICA)ở Anh.

HMICA là một cơ quan độc lập được thành lập theo Đạo luật Toà án

năm 2003 để “thanh tra và báo cáo cho Tổng Trưởng lý về hệ thống hỗ trợ việc

thực hiện nhiệm vụ của Toà án (Toà án Hoàng gia, các tồ án hạt, và các Tồ tiểu hình và những dịch vụ được cung cấp bởi những Tồ án này)”. Trong q trình thực thi nhiệm vụ này, HMICA không được trao quyền để thanh tra những người ra quyết định tư pháp hay thực thi bất cứ quyền tuỳ nghi tư pháp

nào. Đáng lưu ý là trong một số trường hợp HMICA phối hợp với các ban

thanh tra khác như Thanh tra của cơ quan Cơng tố Hồng gia (HMCPSI) hay

Thanh tra Hồng gia về hoạt động quản chế (HMIP) tiến hành các hoạt động thanh tra chung. Cũng giống như cơ quan thanh tra tư pháp khác, HMICA có mục tiêu đảm bảo việc cung cấp dịch vụ an toàn và hợp lý của các Tồ án với

để thơng tin cho công chúng. Một đặc điểm riêng biệt là việc đánh giá này

không chỉ tập trung vào các vi phạm quy tắc về hành chính và hạch tốn như ở trên mà cịn tập trung vào một bộ tiêu chí rộng hơn nhiều.

Phương pháp thanh tra của HMICA: mỗi đợt thanh tra đều bao gồm các

hoạt động tại hiện trường (phỏng vấn, quan sát, thu thập tài liệu) và sử dụng việc tự đánh giá trên cơ sở các bảng hỏi. Các chứng cứ thu thập được HMICA sử dụng khi “ra các phán quyết”. Sau đó, Ban Thanh tra dự thảo các khuyến nghị để xác định những vấn đề cần cải thiện và cũng nhấn mạnh những kinh nghiệm tốt hiện có. Theo quy định, khi thanh tra kết thúc, Cơ quan Quản lý Toà án dự thảo một kế hoạch hành động để thực hiện các khuyến nghị này. Trong chừng mực nào đó, HMICA dường như đóng vai một nhà tư vấn đưa ra các khuyến nghị để nâng cao chất lượng hoạt động của toà án hơn là một cơ quan thanh tra truyền thống chịu trách nhiệm kiểm tra việc áp dụng phù hợp

các quy định [9].

Các cơ quan thanh tra trên thế giới với nhiều cách thức tổ chức khác

nhau song có vai trị quan trọng trong việc giám sát, kiểm tra hoạt động của các

cơ quan hành chính, cơng chức hành chính. Qua đó kịp thời phát hiện những sơ

hở, yếu kém trong hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan hành chính, kiến nghị những biện pháp khắc phục, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý.Kết quả nghiên cứu mơ hình tổ chức và hoạt động thanh tra ở một số nước trên thế giới nêu trên là kinh nghiệm rất có giá trị để tham khảo có chọn lọc trong q trình nghiên cứu đề tài.

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 61 - 66)