Một là, hoạt động thanh tra phải tuân theo pháp luật về thanh tra. Đây
là nguyên tắc chủ đạo, được coi là một căn cứ pháp lý quan trọng trong q trình tiến hành thanh tra. Có thể hiểu ngun tắc hoạt động thanh tra phải tuân
theo pháp luật về thanh tra bao gồm từ việc ra quyết định thanh tra, tiến hành thanh tra, kết luận thanh tra đến việc xử lý kết luận thanh tra đều phải được thực hiện theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định,
không được tuỳ tiện, không được xuất phát từ ý kiến chủ quan của cơ quan
quản lý và chức danh quản lý. Trong q trình thanh tra, khơng ai được can
thiệp, làm lung lạc ý chí của cán bộ thanh tra đang làm nhiệm vụ.
Để đảm bảo cho công tác thanh tra đúng mục đích, có hiệu quả, hoạt động thanh tra phải tuân thủ trình tự, thủ tục, thời hạn các cuộc thanh tra, về
hồ sơ thanh tra. Các đối tượng thanh tra có quyền đòi hỏi trước hết cơ quan thanh tra phải chấp hành nghiêm túc quy định của pháp luật trước và trong khi xác minh làm rõ và kết luận các vi phạm pháp luật của các đối tượng thanh tra. Mỗi sai phạm dù là nhỏ nhất của cơ quan thanh tra trong việc chấp hành
các quy định của pháp luật về thanh tra sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ
quan thanh tra nói chung và làm giảm hiệu lực của các cuộc thanh tra nói riêng, làm giảm sút mức độ tin cậy của đối tượng thanh tra. Điều đó có thể dẫn đến những tranh chấp pháp lý khơng đáng có giữa cơ quan thanh tra và
đối tượng thanh tra. Vì vậy, trong khi ra quyết định thanh tra hoặc tham mưu, đề xuất với cấp trên về việc tiến hành một cuộc thanh tra cũng như trong khi
tổ chức thực hiện các cuộc thanh tra cụ thể, mỗi cán bộ thanh tra phải ý thức sâu sắc những tổn hại nói trên đối với hoạt động thanh tra.
Hai là, hoạt động thanh tra phải bảo đảm tính chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời. Tôn trọng sự thật là yêu cầu bắt buộc của hoạt động thanh tra. Có tơn trọng sự thật mới có đánh giá đúng, xử lý đúng. Nếu thiếu sự thật sẽ dẫn đến hậu quả là nhìn nhận, đánh giá sai, từ đó có biện pháp xử lý sai. Muốn đạt được yêu cầu trên thì cơng tác thanh tra phải thực hiện đầy đủ nguyên tắc chính xác, khách quan. Tính chính
xác, khách quan được thể hiện trên tất cả các nội dung của trình tự thanh
pháp xử lý). Quyết định thanh tra phải kịp thời; xác minh phải đầy đủ, chính xác; kết luận, kiến nghị phải có căn cứ; biện pháp xử lý phải nghiêm
minh. Đó là những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc khách quan trong hoạt động thanh tra. Để đảm bảo tính khách quan, phải sâu sát thực tế, tơn trọng
sự thật, phản ánh đúng sự thật. Điều quan trọng là phải có bản lĩnh vững vàng, ý thức trách nhiệm cao và có năng lực xem xét, phân tích khoa học.
Xuất phát từ mục đích xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, kết quả hoạt động thanh tra phải được thừa nhận trong đại đa số quần chúng nhân dân. Vì vậy hoạt động thanh tra phải tuân thủ nguyên tắc dân chủ, công khai. Tính dân chủ trong hoạt động thanh tra được thể hiện ở việc coi trọng ý kiến đóng góp của quần chúng nhân dân, của cơ quan và cá nhân có liên quan trong quá trình thanh tra. Kể cả việc tạo điều kiện để đối tượng thanh tra được trình bày ý kiến của họ. Tránh sự chủ quan, áp đặt, bất chấp ý kiến của người khác. Kết luận thanh tra phải là kết quả xem xét của tập thể (đoàn thanh tra hoặc tổ thanh tra), không phải là bất kỳ một ý kiến cá nhân nào. Tính công khai trong hoạt động thanh tra thể hiện ở nhiều vấn đề cụ thể, như việc công khai quyết
định thanh tra đối với đối tượng thanh tra; tiếp xúc công khai với đối tượng
thanh tra và những người có liên quan; công bố công khai kết luận thanh tra; xử lý công khai những vi phạm đã được kết luận, v.v... Tuy nhiên, cũng tuỳ
từng trường hợp cụ thể để cơng khai sao cho thích hợp.
Trong hoạt động thanh tra địi hỏi phải đảm bảo tính kịp thời. Bởi vì do u cầu của công tác quản lý và những vấn đề thực tiễn đặt ra là phải được thanh tra và trả lời đầy đủ, kịp thời mới có đối sách ứng xử cho sát hợp. Trên thực tế, nếu hoạt động thanh tra tiến hành chậm hoặc khơng gắn với chu trình quản lý sẽ kém hiệu quả, làmảnh hưởng đến tiến trình quản lý.
Ba là, hoạt động thanh tra không làm cản trở hoạt động bình thường của đơn vị, cá nhân là đối tượng thanh tra. Đây là nguyên tắc thể hiện mối quan tâm về bảo đảm tính pháp chế và hiệu quả của công tác thanh tra.
Mục đích cuối cùng của hoạt động thanh tra là kiểm định, đánh giá hiệu quả của quản lý trong ngành góp phần bảo đảm sự phát triển ổn định và lành mạnh của các đối tượng quản lý. Chính vì lẽ đó mà việc thanh tra
khơng được làm cản trở hoạt động bình thường, hợp pháp của đơn vị và cá nhân đang là đối tượng thanh tra. Hoạt động bình thường của đối tượng
thanh tra là hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, theo pháp luật, thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Những hành vi hay biểu hiện vi phạm pháp luật, những hiện tượng “không bình thường” mà thanh tra phát hiện sẽ phải được ngăn chặn và xử lý kịp thời.