- Hoạt động: Giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ trong ngành; Thanh tra về công tác nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểmsát hoạt động tư pháp; Thanh tra
4.2.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân
THANH TRA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN THEO YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM
4.2.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của Thanhtra ngành Kiểm sát nhân dân tra ngành Kiểm sát nhân dân
Với quan điểm xây dựng nhà nước pháp quyền, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải các tư pháp, để hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân trước hết cần phải hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của cơ quan này theo hướng:
Thứ nhất, ban hành Thông tư quy định về tổ chức và hoạt động của
Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân.
Tại Điều 76 Luật Thanh tra năm 2010 quy định: “Căn cứ vào quy định
của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tịa án nhân dân tối cao, VKSND tối cao, Kiểm toán Nhà nước, các cơ quan khác của Nhà nước tổ chức và chỉ đạo hoạt
động thanh tra trong ngành, cơ quan mình”.
Nghị quyết số 522d/NQ-UBTVQH13 ngày 16/8/2012 của Ủy ban
thường vụ Quốc hội về phê chuẩn việc điều chỉnh, bổ sung nhiêm vụ và đổi
tên một số đơn vị thuộc bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao
trong đó đổi tên Ban thanh tra thành Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối
cao; tại Điều 2 Nghị quyết quy định: “Biên chế, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ
cụ thể của các đơn vị quy định tại Điều 1 của Nghị quyết này do Viện trưởng Viện kiểm sát nhândân tối cao quy định”.
Để thể chế hóa các quy định của Luật Thanh tra năm 2010 và Nghị
quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phù hợp với đặc thù tổ chức và hoạt
động của ngành Kiểm sát nhân dân, cần thiết phải xây dựng Thông tư “Quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân”. Nội
dung Thông tư quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động thanh tra; nhiệm
vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan thanh tra trong ngành Kiểm sát nhân dân; nội dung hoạt động thanh tra; thanh tra lại; trách nhiệm trong việc bảo đảm thực hiện kết luận thanh tra; quyết định xử lý về thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và chế độ thông tin, báo cáo trong hoạt động thanh tra.
Thứ hai, ban hành Thông tư quy định về xử lý vi phạm trong ngành
Kiểm sát nhân dân.
Nghị định số 34/2011/NĐ-CP, ngày 17/05/2011 của Chính phủ quy
định về xử lý kỷ luật đối với công chức và Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày
06/4/2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức, nhưngnhững vi phạm có tính chất đặc thù trong các lĩnh vực cơng tác của ngành Kiểm sát nhân dân hiện vẫn chưa được
quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật và quy định của ngành nên khơng có căn cứ pháp lý để xử lý. Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi trong công tác
quản lý của ngành Kiểm sát nhân dân, quy định này đã được bổ sung vào Khoản 2 Điều 99 Dự án Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân được Quốc hội
khố 13 thơng qua ngày 24/11/2014 như sau:
“2. Cán bộ, công chức, viên chức và nhân viên của Viện kiểm sát nhân
dân vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy
định của pháp luật và quy định của Viện kiểm sát nhân dân...”
Nhằm thực hiện tốt chủ trươngcủa Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức; đồng thời, thể chế hóa các quy định của
kỷ luật đối với công chức, viên chức; tăng cường kỷ cương, kỷ luật nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm sát có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức tốt, ý thức kỷ luật cao và hoạt động có tính chun nghiệp; xây dựng một cơ chế phòng ngừa vi phạm, tham nhũng, tiêu cực trong ngành có hiệu quả. Trên cơ sở quy định chung trong Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi), cần nghiên cứu, xây dựng Thông tư “Quy định về xử lý vi phạm trong ngành Kiểm sát nhân dân”. Nội dung Thông tư xác định rõ những hành vi vi phạm
phải được xem xét kiểm điểm, xử lý, mức độ, hình thức xử lý và trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị trong việc tổ chức kiểm điểm, xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn và kỷ
cương, kỷ luật trong ngành.
Thứ ba,, hoàn thiện các quy định về hoạt động nghiệp vụ thanh tra. Trước yêu cầu, nhiệm vụ công tác thanh tra trong thời kỳ mới, để công tác thanh tra hoạt động được thống nhất, có hiệu quả, góp phần xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân trong sạch, vững mạnh, trong thời gian qua ngành Kiểm sát
nhân dân đã xây dựng được một số văn bản quy định về công tác thanh tra,
kiểm tra như: Quy chế công tác thanh tra, kiểm tra trong ngành Kiểm sát nhân dân (Quy chế số 808); Quy chế về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Quy chế số 72); Chỉ thị số 04/CT-VKSTC ngày 14/8/2013 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tăng
cường công tác thanh tra trong ngành Kiểm sát nhân dân; Chỉ thị số 05/CT-
VKSTC-TTr ngày 31/3/2014 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tăng cường kỷ cương, kỷ luật công vụ và trật tự nội vụ trong ngành Kiểm sát nhân dân; Quy định phối hợp công tác giữa Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao với Vụ Tổ chức Cán bộ và Quy định phối hợp công tác giữa Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao với Cục Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc kiểm tra, xác minh, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo và kiến nghị phản ánh về vi phạm liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Tuy nhiên, các quy định về hoạt động thanh tra, kiểm tra trong Ngành
còn chưa đầy đủ hoặc lạc hậu so với quy định hiện hành và yêu cầu của công tác quản lý do đó thực hiện chưa thống nhất, thiếu hiệu quả. Vì vậy, cần phải nghiên cứu hồn thiện các thể chế làm căn cứ pháp lý cho hoạt động thanh tra, cụ thể như sau:
Một là, xây dựng “Quy chế Đồn thanh tra” và các quy trình về nghiệp
vụ thanh tra trong ngành Kiểm sát nhân dân như: Quy trình thanh tra hoạt
động nghiệp vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử án
hình sự; Quy trình thanh tra nghiệp vụ kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự; Quy trình thanh tra nghiệp vụ kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hành chính, kinh doanh thương mại, lao động và các việc
khác theo quy định của pháp luật; Quy trình thanh tra xét khiếu tố; Quy trình
thanh tra hành chính.
Hai là, nghiên cứu, hồn thiện hệ thống biểu mẫu văn bản về hoạt
động nghiệp vụ thanh tra như: Kế hoạch thanh tra, Quyết định thanh tra, Báo
cáo kết quả thanh tra, Kết luận thanh tra v.v...; xây dựng các biểu mẫu báo cáo về công tác thanh tra; hướng dẫn việc gửi báo cáo kết quả thanh tra và
các văn bản về công tác thanh tra cho Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối
cao; tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Ba là, xây dựng Quy định phối hợp giữa Thanh tra Viện kiểm sát nhân
dân tối cao với Vụ Khiếu tố, Vụ Tổ chức- Cán bộ và Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc tiếp nhận, phân loại xử lý đơn khiếu nại, tố cáo và kiến nghị phản ánh về vi phạm liên quan đến công chức, viên chức và người lao động trong ngành để phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm xử lý và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các đơn vị trong ngành.