- Hoạt động: Giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ trong ngành; Thanh tra về công tác nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểmsát hoạt động tư pháp; Thanh tra
3.3.2. Những hạn chế, bất cập
Những kết quả đã đạt được trong tổ chức và hoạt động của Thanh tra
ngành Kiểm sát nhân dân đã góp phầnphịng ngừa và nâng cao hiệu quả cơng tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ và ý thức, trách nhiệm, kỷ cương, kỷ luật, xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân trong sạch, vững mạnh. Tuy nhiên, trước yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay, tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân cịn có một số hạn chế, bất cập như:
Một là, về tổ chức bộ máy và công tác cán bộcủaThanh tra ngành Kiểm
sát nhân dân, tuy đã từng bước được củng cố, kiện tồn và tăng cường, nhưng
hiện vẫn cịn có những hạn chế, bất cập trước yêu cầu thực thi nhiệm vụ. Hệ thống thanh tra của ngành chưa được hồn chỉnh; từ năm 2013 trở về trước mới chỉ có một tổ chức thanh tra duy nhất thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, có phạm vi thanh tra với "đối tượng chính" được hiểu là những dấu hiệu vi phạm
có liên quan đến lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, lãnh đạo cấp vụ,
cán bộ, công chức của các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Ngồi ra, những dấu hiệu vi phạm có liên quan đến các đối tượng khác (chiếm số đông công chức trong ngành) do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh quản lý, nhưng chưa có tổ chức thanh tra chuyên trách ở Viện kiểm sát
nhân dân cấp tỉnh.
Về tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng chưa được hoàn thiện. Theo Quy chế về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Quy chế số 72 ngày 01/3/2013), tổ chức bộ máy của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Phịng Thanh tra hành chính đến tháng 7 năm 2014 mới được thành lập. Lãnh đạo đơn vị và lãnh đạo quản lý cấp phịng ln có sự biến động lớn. Từ năm 2011 đến nay đã 03 lần thay đối Chánh Thanh tra (02 đồng chí nghỉ chế độ hưu, 01 đồng chí điều động, ln chuyển cơng tác khác từ 01/12/2014); đầu năm 2014, có 01 đồng chí Phó Chánh Thanh tra điều động nhận công tác khác, đến 01/12/2014 mới bổ sung 01 Phó Chánh Thanh tra; cịn 02 phịng đến nay chưa có Trưởng phịng (Phịng Thanh tra nghiệp vụ và Phòng Thanh
tra hành chính). Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao được giao 25 biên chế từ ngày 15/02/2014, nhưng hiện tại mới có 20 biên chế, phần lớn là Kiểm
sát viên sơ cấp, mới được điều động đến công tác tại đơn vị trong năm 2014. Đội ngũ công chức của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao cơ bản đã được đào tạo Cử nhân Luật và nghiệp vụ công tác kiểm sát, nhưng đều chưa được bồi dưỡng chuyên mơn nghiệp vụ về cơng tác thanh tra. Q trình thực
hiện nhiệm vụ công tác thanh tra chủ yếu bằng kinh nghiệm thực tiễn công tác kiểm sát nên khơng tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc về quy trình, nghiệp vụ hoạt động thanh tra.
Do từ năm 2013 trở về trước khơng có tổ chức thanh tra chuyên trách ở
Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao còn nhiều hạn chế, bất cập nên công tác
hướng dẫn, kiểm tra đánh giá và chấn chỉnh vi phạm mang tính hệ thống tồn
ngành về hoạt động thanh tra thời gian qua còn hạn chế, chưa tham mưu được nhiều cho lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong công tác quản lý,chỉ
đạo, điều hành.
Từ đầu năm 2014, Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới
cho phép thí điểm thành lập Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh (tương đươc cấp phòng) tại 08 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố gồm: thành
phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phịng, Nghệ An, Thanh Hố, Quảng Ninh, Đắk Lắk, Đồng Nai. Các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh,
thành phố còn lại lập bộ phận có 02 cán bộ thanh tra chuyên trách nằm trong Phòng Tổ chức - cán bộ. Theo quy định, Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố phải hoàn thành việc thành lập tổ chức Thanh tra và bố trí cán bộ
thanh tra chuyên trách trước ngày 31/3/2014 để triển khai hoạt động từ ngày
01/4/2014. Tuy nhiên, việc bố trí biên chế cán bộ làm cơng tác thanh tra của Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ được điều chỉnh từ chỉ tiêu biên chế và cơ cấu Kiểm sát viên đã được giao, khơng bổ sung thêm. Do đó,
Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố hiện đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc lựa chọn, bố trí cán bộ, Kiểm sát viên có năng lực, trình độ chuyên
môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công tác thanh tra. Hiện cịn có 11/55 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh chưa lập Tổ Thanh tra, trong đó 06 tỉnh (Hịa Bình, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và Đắk Nơng) bố trí 02 cán bộ
kiêm nhiệm làm công tác thanh tra và 05 tỉnh (Cao Bằng, Lào Cai, Ninh Thuận, Tây Ninh và Đồng Tháp) bố trí 01 cán bộ kiểm nhiệm làm công tác thanh tra. Một số Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố bố trí cán bộ làm
cơng tác thanh tra chưa bảo đảm về cơ cấu, chất lượng cán bộ (kế toán viên, chuyên viên tập sự, cán sự)
Hai là, ngành Kiểm sát nhân dân còn thiếu những thể chế, quy định có
tính pháp lý về công tác thanh tra, kiểm tra. Tổ chức và hoạt động thanh tra của ngành Kiểm sát nhân dân là loại hình thanh tra có tính đặc thù, khác với hoạt
động thanh tra của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước và các cơ quan tư pháp khác. Quá trình tổ chức và hoạt động thanh tra của ngành Kiểm sát
nhân dân mới chỉ căn cứ vào Quy chế về tổ chức và hoạt động của, của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Ban Thanh tra trước đây) và Quy chế về công tác thanh tra, kiểm tra trong ngành Kiểm sát nhân dân; nhưng nội dung của Quy chế về công tác thanh tra, kiểm tra chưa quy định rõ về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nội dung hoạt động nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Hiện vẫn còn thiếu các quy định khác làm căn cứ pháp lý trong hoạt
động thanh tra và để quản lý, hướng dẫn hoạt động thanh tra trong tồn ngành như: chưa có “Quy chế Đoàn thanh tra” và quy trình nghiệp vụ, hệ thống
biểu mẫu văn bản về hoạt động thanh tra; “Quy định về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân”; Quy chế phối hợp giữa Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao với Vụ Khiếu tố, Vụ Tổ chức Cán bộ và Cục Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc tiếp nhận, phân loại xử lý đơn khiếu nại, tố cáo và kiến nghị phản ánh về vi phạm liên
quan đến cán bộ, công chức, viên chức trong ngành Kiểm sát nhân dân để phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm xử lý và nâng cao hiệu quả phối hợp
giữa các đơn vị trong ngành.
Ba là, những hạn chế, bất cập trong hoạt động nghiệp vụ thanh tra.
Theo quy định của Luật Thanh tra thì hoạt động thanh tra được thực hiện
bằng các hình thức là thanh tra theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên hoặc
thanh tra đột xuất. Nhưng trên thực tế, hoạt động thanh tra trong ngành Kiểm
sát nhân dân từ trước đến nay mới chỉ chú trọng đến việc thực hiện hình thức
thanh tra thường xuyên là giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo và thông tin phản ánh liên quan đến công chức, viên chức, người lao động trong ngành và tổ
chức thực hiện một số cuộc thanh tra đột xuất, khi phát hiện đơn vị, cá nhân trong ngành có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Hình thức Thanh tra theo kế hoạch trong những năm gần đây tuy đã có triển khai thực hiện nhưng hầu hết các cuộc
thanh tra đều không theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định về hình
thức thanh tra theo kế hoạch mà thực hiện theo phương thức kiểm tra do Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì và có sự phối hợp của các Vụ nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao (từ việc xây dựng Kế hoạch kiểm tra, ra Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra và ban hành Kết luận kiểm tra). Từ năm 2013 đến nay, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
mới triển khai thực hiện việc xây dựng Kế hoạch thanh tra và ra Quyết định thanh tra về công tác cán bộ và việc quản lý, sử dụng ngân sách; thanh tra về hoạt
động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp tại các
Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tuy nhiên, các
Đoàn thanh tra vẫn chưa thực hiện đầy đủ các thao tác, nghiệp vụ của một
cuộc thanh tra như việc công bố quyết định thanh tra, báo cáo kết quả thanh
tra đối với người ra Quyết định thanh tra, ban hành kết luận thanh tra...
Về nội dung thanh tra, theo lý luận chung về công tác thanh tra, phạm vi hoạt động của công tác quản lý đến đâu, thì phạm vi hoạt động của thanh
tra đến đó. Nói cách khác là ở đâu có quản lý, ở đó có hoạt động thanh tra. Cơng tác quản lý trong ngành kiểm sát nhân dân có ba đối tượng cơ bản là: quản lý hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt
động tư pháp; quản lý việc xây dựng tổ chức bộ máy và công tác cán bộ; quản
lý về cơ sở vật chất và kinh phí được cấp. Trong đó quản lý hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp có ý nghĩa quyết định đến mức độ hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành đã được Đảng và Nhà nước giao cho. Chỉ thị công tác kiểm sát hàng năm của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã chỉ đạo cần tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra về hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Thực tế những năm qua, Thanh tra Viện kiểmsát nhân dân tối cao mới chỉ phối hợp với các Vụ nghiệp vụ tiến hành kiểm tra về việc quyết
định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án hình sự và đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án đối
với bị can do Viện kiểm sát nhân dân các cấp thực hiện; việc thực hiện chức
năng kiểm sát điều tra đối với các quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra vụ án và đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra bị can do Cơ quan điều tra các cấp thực
hiện. Năm 2012, thực hiện chủ trương của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối
cao, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao được giao làm đầu mối theo dõi về công tác thanh tra, kiểm tra trong toàn ngành và phối hợp với các đơn vị
thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức kiểm tra về tất cả các khâu nghiệp vụ công tác kiểm sát (Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử án hình sự; Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự; Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hành chính, kinh doanh
thương mai, lao động v.v...) và công tác xây dựng ngành. Trong năm 2013,
Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao không tiến hành thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp mà chỉ thực hiện thanh tra theo kế hoạch về công tác cán bộ tại 08 Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và tổ chức một số cuộc thanh tra đột xuất theo dấu hiệu vi phạm theo chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Đến
năm 2014, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Thanh tra các Viện
kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mới bắt đầu triển khai các cuộc thanh tra theo kế hoạch và và thanh tra đột xuất về hoạt động nghiệp vụ, tuy nhiên chất lượng, hiệu quả còn hạn chế.
Việc phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ trong ngành tiến hành các cuộc kiểm tra vẫn cịn có những hạn chế, bất cập như: kiểm tra chưa toàn diện,
chưa triệt để, chưa giải quyết tận gốc của vi phạm, chủ yếu là nêu ra những
thiếu sót về việc áp dụng pháp luật và trình tự, thủ tục tố tụng chưa đúng quy
định; chưa làm rõ trách nhiệm của lãnh đạo, kiểm sát viên trong việc để xảy
ra vi phạm để kiến nghị xử lý nghiêm túc. Từ đó, các Viện kiểm sát nhân dân
địa phương chưa thực sự coi trọng công tác kiểm tra nghiệp vụ, chủ yếu vẫn
mang nặng tính chất bao che khuyết điểm, đổ lỗi cho nhận thức và trình độ
chun mơn hạn chế nên chưa có hình thức xử lý kỷ luật nghiêm túc đối với cá nhân có vi phạm. Do vậy, tính giáo dục chưa cao, nên các sai phạm vẫn tái diễn. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ án trả hồ sơ để điều tra bổ sung còn cao; tỷ lệ án đình chỉ chưa giảm, cịn lạm dụng việc áp dụng Điều 25 Bộ luật hình sự để đình chỉ miễn trách nhiệm hình sự, dẫn đến để lọt tội phạm, hoặc né tránh trách nhiệm do bị oan sai; cịn có các trường hợp phải đình chỉ do bị can
khơng phạm tội, Tịa án tun khơng phạm tội; có những địa phương “bỏ quên” nhiều vụ án trong thời gian dài không được phát hiện kịp thời; nhiều bản án do Toà án nhân dân cấp trên quyết định huỷ án giao cho cấp dưới điều tra, xét xử lại nhưng bị “bỏ quên” hoặc xử lý khơng đúng pháp luật v.v...
Bên cạnh đó, việc ban hành văn bản Kết luận thanh tra trong thời gian
qua chưa đảm bảo đúng thể thức theo quy định của Luật Thanh tra và Quy
chế của ngành về Kết luận thanh tra. Mỗi Đồn thanh tra xây dựng Kết luận thanh tra theo hình thức khác nhau, khơng có sự thống nhất chung về tên gọi (tên loại và trích yếu), bố cục, nội dung, kết luận, kiến nghị xử lý v.v….
Công tác kiểm tra việc thực hiện kiến nghị, yêu cầu của Kết luận thanh
tra chưa được coi trọng nên có nhiều việc xử lý sau thanh tra chưa được kịp
thời, nghiêm túc.
Những hạn chế, bất cập trong hoạt động thanh tra như nêu trên đã làm hạn chế hiệu quả, tác dụng của công tác thanh tra trong việc tham mưu giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tăng cường công tác quản lý, chỉ
đạo điều hành và phòng ngừa vi phạmtrong ngành.
Bốn là, sự chỉ đạo, phân định thẩm quyền, phạm vi hoạt động giữa
Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao với hoạt động thanh tra ở các Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, giữa hoạt động thanh tra với hoạt động kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị chức năng thuộc Viện kiểm sát nhân dân các cấp chưa rõ ràng, có những trường hợp bị chồng chéo hoặc đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau dẫn đến để lọt vi phạm.
Những hạn chế, bất cập nêu trên do một số nguyên nhân cơ bản
sau đây:
* Nguyên nhân chủ quan:
Lãnh đạo một số đơn vị trong ngành Kiểm sát nhân dân nhận thức chưa đầy đủ vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra ngành; chủ yếu mới quan tâm đến hoạt động kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ của đơn vị cấp trên với
cấp dưới, kiểm tra việc thực hiện chỉ thị công tác hàng năm của Viện trưởng