Khái niệm về tổ chức và hoạt động thanh tra

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 29 - 34)

2.1.1.1. Khái niệm về tổ chức thanh tra

Theo Từ điển Tiếng Việt, thuật ngữ “tổ chức” với nghĩa một động từ dùng để chỉ hoạt động tổ chức, “là việc sắp xếp, bố trí thành các bộ phận để

cùng thực hiện một nhiệm vụ hoặc cùng một chức năng chung”; với nghĩa của

một danh từ, “tổ chức” được hiểu “là một tập hợp người được tổ chức theo cơ

cấu nhất định để hoạt động vì lợi ích chung” [63].

Trên bình diện chung, vấn đề đặc biệt quan trọng cho hoạt động của mỗi cơ quan, đơn vị là việc thiết kế tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ

để phục vụ cho cơng tác quản lý. Có thể thấy rằng bất cứ hoạt động của cơ quan nhà nước nào thì điều quan trọng đầu tiên là xây dựng được cấu trúc bộ

máy của nó. Nếu tổ chức bộ máy hoàn chỉnh và khoa học thì hoạt động của nó sẽ có hiệu quả và ngược lại. Điều này được V.I. Lênin từng nói: “Hãy cho tôi một tổ chức những người cách mạng, tôi sẽ làm đảo lộn nước Nga” [27].

Tổ chức là vấn đề quan trọng liên quan đến hoạt động của các cơ quan

nhà nước và việc xây dựng tổ chức là nhiệm vụ quan trọng để phục vụ cho

công tác quản lý. Có thể nói tổ chức là cơng việc cần thiết và quan trọng đầu

tiên để tạo điều kiện cho hoạt động của cơ quan, bộ phận và là vấn đề khó

nhất trong q trình hoạt động của bất cứ một cơ quan nào. Nhiệm vụ của nhà lãnh đạo hay của cơng tác tổ chức chính là thiết kế một cơ cấu tổ chức thích

hợp để liên kết các hoạt động của các cá nhân, bộ phận với nhau. Việc liên kết các hoạt động của các các nhân và bộ phận muốn đạt yêu cầu mong muốn và có hiệu quả thì phải theo những cách thức và mục tiêu nhất định. Đó là phải

liên kết được các mục tiêu của tổ chức, chỉ rõ được cách thức phân công

nhiệm vụ giữa các bộ phận và qua đó xác định được cấu trúc các bộ phận có thể hồn thành nhiệm vụ đó, xác định được mối quan hệ của các công việc và hoạt động chủ yếu của tổ chức do các bộ phận thực hiện.

Xét từ góc độ hoạt động, cơng tác tổ chức là việc nhóm các hoạt động cần thiết để thực hiện một mục tiêu của tổ chức và giao hoạt động đó cho một bộ phận với một thẩm quyền được xác định thực hiện và tạo mối liên hệ giữa các bộ phận đó. Do vậy, khi đề cập đến cơng tác tổ chức thì việc phân cấp thẩm quyền là vô cùng quan trọng và phải xuất phát từ nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận được giao nhiệm vụ và phân công thẩm quyền để tránh hiện

tượng nhiệm vụ đơn giản nhưng được trao thẩm quyền lớn và ngược lại.

Cơ cấu của tổ chức chính là hình thức tồn tại của tổ chức, biểu hiện qua việc sắp xếp các bộ phận cấu thành theo một trật tự nhất định và xác lập mối quan hệ qua lại giữa chúng với nhau. Việc xác định cơ cấu tổ chức của mỗi cơ quan chính là việc thiết lập các bộ phận và liên kết chúng lại với nhau thành một hệ thống. Đây là bước quan trọng của công tác tổ chức nhằm làm cho cơ cấu của tổ chức tương ứng với chức năng nhiệm vụ mà nó đảm nhiệm. Chính vì vậy, việc mô tả chi tiết các chức năng nhiệm vụ của tổ chức và cách thức thực hiện các chức năng đó là điều quan trọng và có ý nghĩa quyết định. Một

cơ cấu được xác lập ln gắn với mục đích chỉ rõ cá nhân hayđơn vị, bộ phận

nào sẽ làm gì và ai là người chịu trách nhiệm chính về kết quả của những hoạt

động đó. Xác định được điều đó là nhằm loại bỏ những cản trở khơng cần

thiết trong q trình phân cơng nhiệm vụ và liên kết các hoạt động cũng như

để thực hiện việc thơng tin chính xác và thuận tiện.

Tổ chức thanh tra được hiểu với nghĩa của một tổ chức, là một cấu trúc, thiết chế, cơ cấu, bộ máy thực hiện chức năng, nhiệm vụ thanh tra. Tổ chức thanh tra cũng bao gồm các chức năng thiết yếu nằm trong tổng thể bộ máy

và đạt hiệu quả cao, cần thiết kế tổ chức, bộ máy theo đúng các nguyên tắc về

tổ chức với các bộ phận, chức vụ được liên kết với nhau một cách chặt chẽ theo một mục tiêu nhất định.

Như vậy, theo nghĩa này, tổ chức thanh tra là một cơ cấu, hay cấu phần

của bộ máy nhà nước, được thành lập để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ thanh tra do pháp luật quy định.

2.1.1.2. Khái niệm về hoạt động thanh tra

Thuật ngữ “thanh tra” được hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau. Theo từ điển Tiếng Việt, “Thanh tra là kiểm soát, xem xét tại chỗ của địa phương,

cơ quan, xí nghiệp” [63]. Với nghĩa này, hoạt động thanh tra là kiểm sốt

nhằm phát hiện và ngăn chặn những gì trái với quy định. Theo Từ điển Luật học, “Thanh tra là sự tác động của chủ thể đến đối tượng đã vàđang thực hiện

thẩm quyền được giao nhằm đạt được mục đích nhất định” [65]. Ở góc độ

khác, thanh tra được hiểu là một trong những chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước; là phương thức bảo đảmpháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản lý nhà nước, thực hiện quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa thông qua hoạt

động xem xét và nhận định về việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ,

kế hoạch nhà nước của các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức hữu quan và cá nhân có trách nhiệm nhằm phát huy nhân tố tích cực, phịng ngừa, xử lý các vi phạm, góp phần thúc đẩy hồn thành nhiệm vụ, hồn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của

Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cơng dân.

Hoạt động thanh tra cịn được hiểu là hoạt động chuyên trách do tổ chức thanh tra đảm nhiệm nhằm kiểm tra, đánh giá, kết luận chính thức về việc thực

hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý nhà nước với mục đích phịng ngừa, xử lý các vi phạm pháp luật, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợiích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và cá nhân, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước.

Theo tác giả Trần Đức Lượng: “Thanh tra là một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, là hoạt động kiểm tra xem xét việc làm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân; thường được thực hiện bởi một cơ quan chuyên trách, theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, nhằm kết luận

đúng, sai, đánh giá ưu, khuyết điểm, phát huy nhân tố tích cực, phịng ngừa,

xử lý các vi phạm, góp phần hồn thiện cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân” [29]. Với khái niệm này đã làm rõ những

đặc điểm của hoạt động thanh tra là gắn với quản lý nhà nước, ln mang tính

quyền lực nhà nước và có tính độc lập tương đối trong hoạt động.

Luật Thanh tra năm 2010 đưa ra các khái niệm về Thanh tra Nhà nước,

Thanh tra hành chính, Thanh tra chuyên ngành như sau:

Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lýtheo trình tự, thủ

tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.

Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có

thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước

có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó [43].

Từ những quan niệm nêu trên, cho thấy thanh tra là một chức năng thiết yếu, là một loại hình đặc biệt của hoạt động quản lý của cơ quan quản lý nhà nước. Thanh tra là phương thức bảo đảm trật tự, kỷ cương trong quản lý nhà nước, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.Chủ thể của hoạt động thanh tra là các cơ quan quản lý nhà nước. Hoạt động thanh tra do Đoàn thanh

tra, Thanh tra viên và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên

ngành thực hiện. Đối tượng thanh tra là những việc làm cụ thể được tiến hành

theo các quy định của pháp luật, thực hiện quyền, nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân.

Xét về vị trí, vai trị, đặc điểm và nội dung của hoạt động thanh tra

trong quản lý nhà nước có thể thấy thanh tra là một trong ba khâu của chu trình quản lý nhà nước, là phương thức và nội dung quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước; là một trong những phương tiện phòng ngừa có hiệu quả những vi phạm pháp luật và phòng, chống tội phạm. Hoạt động thanh tra của các cơ quan thanh tra trong thực thi nhiệm vụ của mình theo quy

định của pháp luật góp phần đảm bảo việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động

quản lý nhà nước; phát huy dân chủ, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cơng dân nhằm góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, cải cách hành chính nhà nước, nâng cao hiệu quả đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí.

Thanh tra và kiểm tra có mối quan hệ gần gũi, bổ sung cho nhau. Trong quản lý nhà nước, giữa thanh tra và kiểm tra có một mảng giao thoa về chủ thể, đó là Nhà nước. Kiểm tra cũng là chức năng của Nhà nước; kiểm tra nếu theo nghĩa rộng thì bao hàm cả thanh tra, hay nói cách khác, thanh tra là một loại hình đặc biệt của kiểm tra mà ở đó ln có một loại chủ thể là Nhà nước

tiến hành và thực hiện quyền lực nhà nước. Các hoạt động, các thao tác nghiệp vụ trong các cuộc thanh tra chính là thực hiện kiểm tra trong quy trình thanh tra, ví dụ kiểm tra sổ sách, kiểm tra hồ sơ, tài liệu, so sánh đối chiếu các số liệu thu thập được trong quá trình thanh tra v.v... Phân biệt thanh tra và kiểm tra chủ yếu dựa vào mục đích và phương pháp. Trong mối quan hệ với kiểm tra, ở đây có thể hiểu thanh tra chính là phương thức của kiểm tra và tổ chức thanh tra là một trong những cơ quan thuộc hệ thống đánh giá của Nhà

đối tượng bị quản lý; kiểm tra là xem xét sự việc xảy ra trong nội bộ cơ quan

quản lý có đúng với các quy tắc đã xác lập và những mệnh lệnh quản lý hay không. Thực tế ở nước ta, khái niệm thanh tra, kiểm tra và giám sát chưa được

phân định rõ ràng, cụ thể trong khoa học pháp lý, trong pháp luật và trong

khoa học quản lý. Hoạt động thanh tra thường xuyên diễn ra ngay trong quá trình tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ quản lý cũng như thực hiện đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước. Mặt khác, hoạt động của Thanh tra nhà

nước còn thực hiện ở lĩnh vực chấp hành, điều hành trong hoạt động quản lý, đánh giá việc thực hiện đúng, sai của đối tượng thanh tra trong việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, thực hiện kế hoạch

của đơn vị; phân tích và đánh giá đúng thực chất tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, cơ sở vật chất bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quản lý; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền; tham mưu cho lãnh đạo cùng cấp giải quyết khiếu

nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

Trên cơ sở những nghiên cứu trên, có thể hiểu khái niệm về hoạt động thanh tra như sau: “Hoạt động thanh tra là xem xét, đánh giá, xử lý của cơ

quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định”.

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)