Đổi mới phương thức và nội dung hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 135 - 143)

- Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

63 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Tương đương cấp phòng)

4.2.4. Đổi mới phương thức và nội dung hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân

xuyên đổi mới phương pháp, cách thức làm việc, tích cực nghiên cứu các quy định pháp luật, nhất là những văn bản pháp luật mới, có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành và hoạt động thanh tra, kiểm tra; chủ động trong

việc theo dõi thông tin về vi phạm trong ngành để kịp thời tham mưu cho lãnh

đạo đơn vị trong việc ra quyết định thanh tra; trau dồi phương pháp tư duy

phân tích, rút ngắn thời gian tiến hành thanh tra, báo cáo kết quả thanh tra và

đề xuất kiến nghị xử lý vi phạm đảm bảo kịp thời, chính xác, có chất lượng,

hiệu quả. Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức đối với cán bộ thanh tra thông qua việc tăng cường giáo dục về tinh thần trách nhiệm, ý thức tận tâm, tận tụy với công việc, chống quan liêu, tham nhũng.

4.2.4. Đổi mới phương thức và nội dung hoạt động của Thanh trangành Kiểm sát nhân dân ngành Kiểm sát nhân dân

Chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra có ý nghĩa quyết định đến mức độ hoàn thành nhiệm vụ thanh tra. Thực tế cho thấy, nếu các dấu hiệu vi phạm, nội dung thanh tra không được xem xét, xác minh đầy đủ, khách quan thì kết luận thanh tra khơng đảm bảo tính chính xác, dẫn đến hậu quả bỏ lọt vi phạm hoặc kiến nghị xử lý vi phạm khơng có cơ sở, khơng đạt được mục đích của thanh tra. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra, Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân cần phát huy những thành tích, kết quả đã đạt được,

khắc phục những hạn chế, tồn tại; đồng thời, phải đổi mới phương thức và nội dung hoạt động thanh tra như sau:

Một là,đổi mới tư duy trong chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ của

các tổ chức thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân theo hướng đề cao tính hiệu quả, tính chịu trách nhiệm trong hoạt động, coi đây là yếu tố then chốt, quyết

định trong hoạt động thanh tra. Trước hết, Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân

cần chủ động trong việc đề xuất và xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra. Mặt khác, trong hoạt động quản lý, khi nảy sinh những vấn đề mới, việc chủ động trong xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra sẽ đảm bảo tính kịp thời, khách quan cho hoạt động thanh tra. Ngoài ra, để hoạt động thanh tra có

định hướng thì Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền chủ động định hướng và kiểm tra kế hoạch thanh tra của Thanh tra Viện kiểm sát nhân

dân cấp tỉnh. Việc xây dựng và triển khai kế hoạch thanh tra phải gắn liền với nhiệm vụ chính trị của ngành,ởtừng địa phương và có trọng tâm, trọng điểm. Kế hoạch tiến hành các cuộc thanh tra phải cụ thể, sát hợp với nội dung, thời gian thanh tra. Tổ chức các đoàn thanh tra phải khoa học, có thành phần, số

lượng hợp lý. Bên cạnh đó cũng cần đổi mới phương pháp nắm tình hình, thu

thập thông tin liên quan đến nội dung thanh tra, phương pháp xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình thanh tra.

Đổi mới phương thức hoạt động thanh tra, nhưng không lẫn lộn giữa

hoạt động thanh tra với hoạt động kiểm tra trong ngành. Các cuộc thanh tra phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định của Luật Thanh tra

năm 2010 và Quy chế số 808 của ngành từ việc xây dựng Kế hoạch thanh tra,

ra Quyết định thanh tra, tiến hành thanh tra, báo cáo kết quả thanh tra và ban hành Kết luận thanh tra.

Hai là, đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động

thanh tra. Nội dung hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân bao gồm: Hoạt động thanh tra nghiệp vụ (thanh tra việc chấp hành pháp luật và

quy chế của ngành trong hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp; Hoạt động Thanh tra hành chính (thanh tra việc chấp hành pháp luật và quy chế của ngành về công tác cán bộ, quản lý và sử dụng tài sản, kinh phí ngân sách được cấp và thanh tra trách nhiệm đối với công chức, viên chức và người lao động trong ngành về việc chấp hành kỷ luật công vụ và trật tự nội vụ); Hoạt động thanh tra xét khiếu tố (tiếp nhận, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến công chức trong ngành.

Trong thời gian tới,Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân cần tăng cường hoạt động thanh tra nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động

tư pháp của Viện kiểm sát các cấp. Thông qua hoạt động thanh tra nghiệp vụ để kịp thời đánh giá về những ưu điểm và hạn chế, vi phạm trong việc chấp

hành pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự, dân sự, tố tụng dân sự, ... và các quy chế nghiệp vụ của ngành; những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện hoạt động nghiệp vụ; kịp thời xử lý vi phạm và có những đề xuất, kiến nghị biện pháp phịng ngừa nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân các cấp.

Tuy nhiên, hiện nay biên chế của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao còn thiếu và chưa đủ mạnh; Thanh tra của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh mới được thành lập, chưa được hoàn thiện về tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ. Do đó, cần tập trung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm,

đảm bảo chất lượng, hiệu quả của hoạt động thanh tra. Trước mắt, Thanh

tra ngành Kiểm sát nhân dân cần tiến hành thanh tra theo chuyên đề về nghiệp vụ, tập trung vào những lĩnh vực, loại việc dễ phát sinh vi phạm, những vụ, việc có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực, vi phạm nghiêm trọng

các quy định của pháp luật hoặc có đơn, thư của nhân dân phản ánh về vi

phạm có liên quan đến cơng chức trong ngành như: Thanh tra việc chấp hành pháp luật và quy chế của ngành trong hoạt động nghiệp vụ thực hành

quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp hình sự, tập trung thanh tra theo chuyên đề về án đình chỉ, án tạm đình chỉ, nhất là các trường hợp

áp dụng Điều 25 Bộ luật hình sự để đình chỉ miễn trách nhiệm hình sự, các

trường hợp đình chỉ do bị can không phạm tội; thanh tra việc chấp hành

pháp luật và các quy chế nghiệp vụ trong công tác kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự, nhất là các trường hợp bắt, tạm giữ sau xử lý hành chính, huỷ bỏ biện pháp tạm giam sau đó bị can bỏ trốn phải tạm đình chỉ điều tra, các trường hợp cho tạm hỗn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù. Cũng có thể thanh tra theo chuyên đề về việc giải quyết các vụ án hình sự theo tội danh hay nhóm tội danh như các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, án tham nhũng, chức vụ; nhóm tội phạm về ma túy; nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu; nhóm tội phạm vi phạm các quy định về an

tồn giao thơng đường bộ v.v...

Thực hiện có hiệu quả hoạt động thanh tra hành chính, chủ động tiến hành thanh tra công vụ về công tác cán bộ, thanh tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của công chức, viên chức trong ngành khi thi hành công vụ, nhất là thanh tra trách nhiệm đối với lãnh đạo, Kiểm sát viên trong hoạt động

nghiệp vụ để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm; thanh tra việc quản lý, sử dụng kinh phí, tài sản nhà nước; về trách nhiệm xử lý đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm. Tăng cường thanh tra đột xuất việc chấp hành kỷ luật nội vụ của, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức kỷ luật và trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của đội ngũ công chức, viên chức và người lao

động trong ngành, góp phần tích cực vào việcthực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành.

Nâng cao chất lượng công tác thanh tra xét khiếu tố, giải quyết kịp thời đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức trong Ngành. Xử lý nghiêm các trường hợp tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà

Ba là, cần nhận thức hoạt động thanh tra không chỉ dừng lại ở phát

hiện, xử lý sai phạm mà hoạt động thanh tra cần có những kiến nghị cụ thể

điều chỉnh kịp thời các khiếm khuyết, sơ hở trong hoạt động quản lý, làm rõ

những mặt tốt để các cấp, các ngành phát huy, những mặt thiếu sót, hạn chế

để chấn chỉnh. Vì vậy, việc xây dựng Kế hoạch tiến hành các cuộc thanh tra

phải cụ thể, sát hợp với nội dung, thời gian thanh tra. Trong tổ chức Đoàn thanh tra phải khoa học, có thành phần, số lượng hợp lý, lựa chọn người có

năng lực phù hợp với nội dung thanh tra, coi đây là yếu tố quyết định thành

công của mỗi cuộc thanh tra. Trong chỉ đạo, điều hành Đồn thanh tra phải ln nắm bắt kịp thời thông tin, diễn biến của cuộc thanh tra; thường xuyên kiểm tra, giám sát để hoạt động thanh tra đúng pháp luật; xác định rõ trách nhiệm của Đoàn thanh tra, các thành viên Đồn thanh tra, các đơn vị, bộ phận có liên quan cũng như trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan thanh tra đối với

từng cuộc thanh tra. Mỗi cuộc thanh tra phải xác định rõ nội dung trọng tâm và những vấn đề chủ yếu để tập trung chỉ đạo, đảm bảo kết thúc gọn, kết luận chính xác. Trong quá trình tiến hành các hoạt động thanh tra, xác minh, thu thập chứng cứ phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Chứng cứ là những tư liệu, thông tin được rút ra từ những tài liệu, báo cáo, chứng từ, biên bản hội nghị, biên bản giám định, kiểm kê, lời khai báo, bản giải trình, phim, ảnh, ghi

âm, ghi hình v.v ... làm tài liệu bổ sung, tham khảo để chứng minh cho kết luận thanh tra. Khi thu thập, xác minh, thẩm tra và đối chiếu các chứng cứ, cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật, và quy chế nghiệp vụ của ngành nhằm đảm bảo chứng cứ phục vụ làm rõ sự thật, làm rõ tính chất mức độ, nguyên nhân sai phạm, trách nhiệm tập thể và trách nhiệm cá nhân đối với vi phạm pháp luật. Để đảm bảo nguyên tắc tuân thủ quy định của pháp luật, khi tiến hành thanh tra phải thực hiện các yêu cầu cơ bản là: Chứng cứ được thu thập phải dựa trên những biện pháp, cách thức mà pháp luật cho phép, bảo

thu thập được phải làm căn cứ để đối chiếu với các quy định của pháp luật để

phân định đúng, sai của các hoạt động cụ thể.

Bốn là, nâng cao chất lượng, hiệu quả của văn bản Kết luận thanh tra.

Kết luận thanh tra là văn bản mang tính pháp lý, được xây dựng dựa trên cơ sở báo cáo kết quả thanh tra, ý kiến giải trình của đối tượng thanh tra và ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan (nếu có). Thơng qua kết quả các cuộc

thanh tra, được thể hiện cụ thể trong các Kết luận thanh tra, thủ trưởng cơ

quan quản lý có cơ sở đánh giá được việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các đối tượng quản lý. Mặt khác, Kết luận thanh tra thể hiện tính quyền lực nhà nước, do người có thẩm quyền ban hành theo quy trình nhất định và được thể hiện theo hình thức quy định. Việc ban hành Kết luận thanh tra là trách nhiệm và quyền hạn của các chủ thể được trao quyền tức là những người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra.

Trong thời gian qua, việc xây dựng và ban hành Kết luận thanh tra trong ngành Kiểm sát nhân dân đã được các Đoàn thanh tra rất chú trọng cả

về hình thức và nội dung. Kết luận thanh tra bảo đảm khách quan, trung thực,

chính xác và đúng pháp luật; đồng thời, nêu rõ những vi phạm, thiếu sót, trách

nhiệm đối với từng cá nhân làm cơ sở để xem xét xử lý được thuận lợi. Với ý thức xử lý nghiêm minh đối với những trường hợp vi phạm, đồng thời kết hợp giáo dục và xây dựng, do đó các Kết luận thanh tra đã kiến nghị xử lý đảm bảo có lý, có tình, nên đã được các cá nhân, đơn vị tiếp thu, khắc phục sửa

chữa nghiêm túc, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân trong sạch, vững mạnh. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo,

đôn đốc, kiểm tra, thực hiện nghiêm túc, kịp thời kết luận, kiến nghị thanh tra;

áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để xử lý đối với tập thể, cá nhân có hành vi vi phạm; khắc phục kịp thời sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý.

Tuy nhiên, việc xây dựng và ban hành Kết luận thanh tra cũng còn một số hạn chế, tồn tại như: sự thiếu thống nhất về hình thức của văn bản Kết luận thanh tra, mỗi Đoàn thanh tra thể hiện hình thức văn bản Kết luận thanh tra khác nhau về bố cục, nội dung, kết luận, kiến nghị xử lý. Nội dung một số Kết luận thanh tra cịn chung chung, khơng rõ ràng, nhất là việc xác định trách nhiệm của các cá nhân có liên quan, các kiến nghị xử lý về con người. Do vậy, việc quy kết khơng có lập luận, thiếu cơ sở, bằng chứng thuyết phục, thậm chí có trường hợp khơng có kết luận cụ thể ….

Để nâng cao chất lượng các văn bản Kết luận thanh tra, giúp các kiến

nghị trong Kết luận thanh tra được thực hiện một cách nghiêm túc, đạt hiệu quả cao, việc xây dựng và ban hành văn bản Kết luận thanh tra cần phải thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục theo các bước sau: Dự thảo văn bản kết luận; tranh thủ ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan đến nội dung dự thảo kết luận thanh tra; thông báo nội dung dự thảo kết luận cho đối tượng thanh tra; hoàn thiện và ban hành văn bản Kết luận thanh tra. Kết cấu và nội dung

cơ bản của văn bản Kết luận thanh tra gồm ba phần riêng biệt, nhưng nó là

một chỉnh thể thống nhất. Phần mở đầu thể hiện cơ sở pháp lý, xác định nhiệm vụ, đối tượng thanh tra làm cơ sở cho việc xác minh, kết luận; kết quả xác minh là căn cứ để kết luận, kiến nghị; kết luận và kiến nghị phải

được căn cứ từ kết quả thanh tra. Thơng thường thì tách phần kết quả thanh

tra riêng biệt với phần kết luận. Tuy nhiên, nếu nội dung sự việc phức tạp hoặc trong một cuộc thanh tra có nhiều nội dung sự việc riêng biệt không liên quan với nhau thì trình bày theo cách tổng hợp kết quả xác minh về nội dung nào thì nhận xét và kết luận luôn nội dung ấy, phần kết luận cuối cùng chỉ là kết luận chung.

Năm là,để mục đích hoạt động thanh tra được thực hiện có hiệu quả thì

Kết luận thanh tra của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân đã ban hành phải

Theo quy định tại Điều 2 Luật Thanh tra năm 2010, mục đích của hoạt động thanh tra là “nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách,

pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phịng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức,

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 135 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)