- Hoạt động: Giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ trong ngành; Thanh tra về công tác nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểmsát hoạt động tư pháp; Thanh tra
3.2.2.1. Kết quả hoạt động thanh tra nghiệp vụ thực hành quyền
công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp
Trong thời kỳ đầu mới thành lập, Ban Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ yếu thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan
đến công chức, viên chức, người lao động trong Ngành. Thực hiện sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong ngành Kiểm sát nhân dân, sau khi Quy chế về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Quy chế số
58) được ban hành năm 2005, ngoài nhiệm vụ giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo,
Ban Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã bước đầu triển khai thực hiện các cuộc thanh tra theo chương trình, kế hoạch về việc chấp hành pháp luật và quy chế của ngành trong hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố
và kiểm sát hoạt động tư pháp. Đặc biệt, Quy chế về tổ chức và hoạt động
của Ban Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Quy chế số 68) ban hành
năm 2010 và Quy chế về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Quy chế số 72) ban hành năm 2013 đã xác định rõ nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
là: “Thanh tra việc chấp hành pháp luật và quy chế hoạt động trong công
tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp” [83].
Kết quả hoạt động thanh tra nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp từ năm 2006 đến năm 2014 thể hiện như sau:
Trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2012, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã phối hợp với một số vụ nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham mưu để lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban
hành Kế hoạch và Quyết định thành lập các Đoàn kiểm tra do Thanh tra chủ trì, tiến hành 40 cuộc kiểm tra về hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra; 08 cuộc kiểm tra về hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự; 09 cuộc kiểm tra về hoạt động nghiệp vụ kiểm sát việc bắt, tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự; 09 cuộc kiểm tra việc thực hiện chức năng kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự, hành chính, kinh doanh thương mại, lao động và công tác giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp tại các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Năm 2013, thực hiện chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
tối cao, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao không thanh tra, kiểm tra về hoạt động nghiệp vụ, tập trung thanh tra về hoạt động công vụ.
Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 02/01/2014 Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2014:
“Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nghiệp vụ; siết chặt kỷ luật kỷ cương,
kịp thời xử lý nghiêm minh các cá nhân vi phạm tiêu cực, nhất là những trường hợp để xẩy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm hoặc cán bộ tham nhũng, thối hóa, biến
chất...”, trong năm 2014, Thanh traViện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Quyết định thanh tra và tiến hành 05 cuộc thanh tra nghiệp vụ theo kế hoạch tại 05 Viện kiểm sát nhân dântỉnh, thành phố, trong đó:
+ 02 cuộc thanh tra tồn diện các mặt, các lĩnh vực công tác nghiệp vụ tạiViện kiểm sát nhân dântỉnh Thái Nguyên và thành phố Đà Nẵng;
+ 02 cuộc thanh tra chuyên đề về án đình chỉ theo Điều 25 Bộ luật hình sự và việc giải quyết các vụ án xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, án tham nhũng, chức vụ tạiViện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa và Long An;
+ Thanh tra về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử án hình sự tạiViện kiểm sát nhân dântỉnh Đồng Tháp.
Thực hiện chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
trong năm 2014 Thanh traViện kiểm sát nhân dântối cao đã tiến hành 04 cuộc
thanh tra đột xuất, gồm:
- 01 cuộc thanh tra việc chấp hành pháp luật và Quy chế của Ngành trong việc giải quyết các vụ, việc tạiViện kiểm sát nhân dântỉnh Quảng Trị;
- 02 cuộcthanh tra trách nhiệm trong việc để xảy ra án đình chỉ do bị can khơng phạm tội, Tồ án tun bị cáo khơng phạm tội tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sóc Trăng và Cà Mau;
- 01 cuộc thanh tra toàn diện về các mặt, các lĩnh vực công tác nghiệp vụ tạiViện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước.
Ngồi ra, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã yêu cầu 05Viện kiểm sát nhân dân tỉnh báo cáo và chuyển 27 hồ sơ vụ án hình sự có dấu hiệu vi phạm để nghiên cứu, trong đó Bắc Giang 23 hồ sơ; Bến tre 01 hồ sơ, Quảng Trị 01 hồ sơ; Đắk Lắk 01 hồ sơ; Khánh Hòa 01 hồ sơ.
Trong năm 2014, Thanh tra của Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương đã tiến hành 243 cuộc thanh tra về hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử án hình sự [53].
Qua thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và quy chế nghiệp vụ của ngành cho thấy: Nhìn chung, lãnh đạo các Viện kiểm sát địa phương đã
quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị công tác năm của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, kịp thời xây dựng chương trình, kế
hoạch cơng tác của đơn vị, bám sát nhiệm vụ công tác của ngành và yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương; xác định các nhiệm vụ trọng tâm và đề ra các chỉ tiêu để phấn đấu thực hiện. Xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả các quy chế phục vụ công tác quản lý, hoạt động nghiệp vụ và quy chế phối hợp liên ngành tại địa phương. Chú trọng công tác tập huấn, kiểm tra và hướng dẫn nghiệp vụ cho cấp dưới. Phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra, Toà án và Cơ quan Thi hành án cùng cấp, kịp thời điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, phấn đấu đạt các chỉ tiêu công tác nghiệp vụ do Viện kiểm sát nhân dân tối cao xác định, góp phần phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương. Kiểm sát viên được phân cônghành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự; kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự; kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, các vụ án
hành chính, kinh doanh thương mại, lao động... ; giải quyết đơn và kiểm sát việc giải quyết đơn về tư pháp, cơ bản đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo quyđịnh của pháp luật và Quy chế nghiệp vụ của Ngành.
Tuy nhiên, qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện một số thiếu sót, vi phạm trong hoạt động nghiệp vụ của các Viện kiểm sát địa phương như:
Một là, những thiếu sót, vi phạm trong hoạt động nghiệp vụ thực hành
quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử án hình sự:
- Vi phạm trong kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố: Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát không ra quyết định phân công giải quyết và kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm. Công tác kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố chưa
lý kiểm sát tố giác, tin báo về tội phạm từ khi Cơ quan điều tra ra Quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự chuyển cho Viện kiểm sát; có nhiều
trường hợp Cơ quan điều tra vi phạm về thời hạn ra quyết định khởi tố hoặc
quyết định không khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại Điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự nhưng Viện kiểm sát khơng kịp thời phát hiện để kiến nghị khắc phục. Có trường hợp ra Quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự khơng có căn cứ, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm. Kiểm sát viên không làm tốt công tác kiểm sát việc phân loại xử lý từ giai đoạn thụ lý tố giác, tin báo tội phạm; công tác kiểm sát việc khởi tố chưa chặt chẽ, dẫn đến việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can chưa chínhxác, sau đó phải đình chỉ.
Sổ thụ lý kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm chưa thể hiện
đầy đủ các nội dung theo đúng cột mục quy định như: không thể hiện nội dung
tin báo, tố giác ai, về việc gì, khơng cóđịa chỉ của người cung cấp tin; khơngthể hiện hoạt động kiểm sát việc giải quyết của Cơ quan điều tra (quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự). Không lập đầy đủ hồ sơ kiểm sát việc tiếp nhận, xử lý tố giác, tin báo về tội phạm.
- Kiểm sát viên khơng thực hiện đúng các quy trình, thao tác nghiệp vụ kiểm sát theo Quy chế nghiệp vụ của Ngành:
+ Hồ sơ kiểm sát không sắp xếp, đánh bút lục, lập thống kê tài liệu. Hồ sơ kiểm sát khơng có một hoặc một số văn bản, tài liệu quan trọng, như:
Trong giai đoạn điều tra: Một số hồ sơ kiểm sát khơng có quyết định
phân cơng Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và Điều tra viên, phân cơng Kiểm sát viên; khơng có Quyết định khởi tố vụ án, bị can, đề nghị phê chuẩn lệnh bắt khẩn, Lệnh tạm giam, Quyết định thay thế biện pháp ngăn chặn, lý lịch, trích lục tiền án, tiền sự của bị can, Quyết định trưng cầu giám định, Kết luận giám định,
đơn yêu cầu khởi tố và đơn xin rút yêu cầu khởi tố của người bị hại; khơng có báo cáo đề xuất của Kiểm sát viên về việc phê chuẩn Lệnh bắt khẩn cấp, gia hạn
nhận hồ sơ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát; khơng có Phiếu kiểm sát Quyết định đình chỉ của Cơ quan điều tra.
Trong giai đoạn truy tố, xét xử: khơng trích cứu hồ sơ, chủ yếu là phơ tơ
hồ sơ chính; khơng có báo cáo đề xuất của Kiểm sát viên về việc truy tố, áp dụng biện phát ngăn chặn, gia hạn thời hạn truy tố, gia hạn thời hạn tạm giam để truy tố, đình chỉ. Một số hồ sơ kiểm sát khơng có quyết định phân cơng Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án; Kiểm sát viên không dự thảo đề
cương thẩm vấn, dự kiến những vấn đề cần tranh luận tại phiên tồ; khơng ghi
diễn biến phiên toà, hoặc ghi chép quá sơ sài, không đầy đủ diễn biến phiên toà và phần tuyên án của Hội đồng xét xử.Báo cáo duyệt án khi xét xử khơng có ý kiến phê duyệt và chữ ký của lãnhđạo Viện phụ trách hoặc người chủ trì phiên
họp Uỷ ban kiểm sát; khơng có Phiếu kiểm sát bản án sơ thẩm, biên bản kiểm tra biên bản phiên toà sơ thẩm.
+ Viện kiểm sát vi phạm thời hạn phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can, Lệnh tạm giam, Lệnh bắt bị can để tạm giam; vi phạm thẩm quyền đình chỉ; ra quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ vụ án đối với bị can nhưng lại không ghi khoản của điều luật áp dụng để đình chỉ; ra quyết định đình chỉ vụ án, nhưng khơng ra quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can; vi phạm thời hạn hạn truy tố.
+ Việc dự thảo luận tội có nhiều trường hợp quá sơ sài, cẩu thả, khơng thể hiện đầy đủ, chính xác việc đánh giá chứng cứ, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và
quan điểm xử lý của Viện kiểm sát về vụ án; tại phiên tồ Kiểm sát viên khơng đề cập gìđến việc giải quyết bồi thường dân sự và việc xử lý tang vật đã bị thu
giữ trong quá trìnhđiều tra. Có bị cáo phạm tội trong thời gian thử thách của án treo nhưng Kiểm sát viên lại không đề nghị áp dụng tình tiết tăng nặng theo điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự (tái phạm) và cũng khơng đề nghị áp
dụng Điều 51 Bộ luật hình sự để tổng hợp hình phạt của nhiều bản án.
+ Kiểm sát viên không kịp thời hoặc khôngđề ra yêu cầu điều tra; nhiều
trường hợp KSV còn thụ động trong việc phối hợp vớiĐiều tra viên để thúc đẩy
tiến độ điều tra; nội dung yêu cầu điều tra có trường hợp cịn chung chung, thiếu cụ thể; hoặc sau khi đề ra yêu cầu điều tra, nhưng không tiến hành kiểm sát việc thực hiện của Điều tra viên để kịp thời bổ sung các yêu cầu cần phải tiếp tục chứng minh v.v... nên khi kết thúc điều tra, truy tố mới phát hiện thiếu sót lại phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung, có trường hợp phải trả hồ sơ điều tra bổ sung nhiều lần, kéo dài thời hạn giải quyết vụ án. Một số vụ án, mặc dù tài liệu điều
tra ban đầu đã thể hiện được đối tượng có liên quan đến vụ án, nhưng chưa kịp
thời đề ra các yêu cầu điều tra để đấu tranh làm rõ hành vi phạm tội của đối
tượng để có đủ căn cứ khởi tố bị can dẫn đến phải tạm đình chỉ điều tra vụ án.
+ Kiểm sát viên chưa kịp thời phát hiện các vi phạm, thiếu sót của Cơ
quan điều tra để kiến nghị khắc phục, như: Hầu hết các Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, Cơ quan điều tra không ghi khoản của điều luật áp dụng; một số vụ không ghi thời gian xảy ra vụ án; Quyết định khởi tố vụ án không đảm bảo thời hạn theo quy định tại Điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự .
Cơ quan điều tra lấy lời khai, hỏi cung bị can chưa thành niên nhưng khơng có người giám hộ, khơng yêu cầu cử người bào chữa cho các bị can.
Cơ quan điều tra ra Quyết định đình chỉ điều tra bị can nhưng không ghi
khoản của điều luật áp dụng; áp dụng điều luật làm căn cứ đình chỉ khơng đúng; khơng ra quyết định xử lý hành chính về hành vi vi phạm pháp luật của các bị
can được đình chỉ miễn trách nhiệm hình sự hoặc đình chỉ theo yêu cầu của người bị hại.
Có trường hợp quyết định tạm đình chỉ điều tra khơng đảm bảo căn cứ.
Một số vụ án có liên quan đến việc định lượng giá trị tài sản thiệt hại nhưng
trước khi quyết định tạm đình chỉ điều tra (có trường hợp đã trả lại tài sản cho người bị hại), không tiến hành các hoạt động điều tra ban đầu để có căn cứ khởi
điều tra vẫn áp dụng biện pháp ngăn chặn cho bảo lĩnh nên sau đó bị can bỏ trốn
dẫn đến phải tạm đình chỉ điều tra. Cơ quan điều tra vi phạm quy định tại Điều 162 Bộ luật Tố tụng hình sự trong việc ra quyết định đình chỉ điều tra nhưng khơng ra Bản kết luận điều tra hoặc ra quyết định đình chỉ điều tra trước ngày ra Bản kết luận điều tra.
+ Một số vụ án tạm đình chỉ điều tra không được Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát kịp thời rà sốt để đình chỉ theo Nghịquyết 33 của Quốc hội.
- Một số trường hợp, việc đánh giá chứng cứ, tính chất, mức độ, hậu quả do hành vi phạm tội của bị can chưa toàn diện; việc xác định tội danh khơng