Tiêu chí hồn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 51 - 54)

Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam

Việc hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân ở Việt Nam được thực hiện theo các tiêu chí sau:

Một là, về tổ chức bộ máy: Hệ thống tổ chức thanh tra trong ngành

Kiểm sát nhân dân phải được tổ chức tinh giản, gọn nhẹ; xác định rõ chức

chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động giữa tổ chức thanh tra các cấp trong hệ thống thanh tra ngành và giữa hoạt động của Thanh tra ngành với hoạt động kiểm tra của các đơn vị chức năng khác trong ngành. Hệ thống tổ chức thanh tra trong ngành từ Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đến Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được tổ chức đồng bộ, thông suốt, có tính liên kết chặt chẽ và mang tính tập trung cao, đáp ứng sự điều hành thông suốt từ trên xuống dưới. Theo đó, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm chung về công tác thanh tra trong toàn ngành; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; giải quyết việc chồng chéo, trùng lắp trong chương trình, kế hoạch và trong hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới; làm đầu mối trong việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị xử lý về thanh tra.

Hai là, về công tác cán bộ: Xây dựng đội ngũ công chức Thanh tra

ngành Kiểm sát nhân dân phải đảm bảo đủ về số lượng, đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, có chính sách đãi ngộ thích đáng và được trang bị đầy đủ

phương tiện làm việc cần thiết. Xây dựng và nâng cao văn hố thanh tra, hồn

thiện đạo đức của công chức thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân có ý thức tự giác, tự rèn luyện, nhận thức đầy đủ, sâu sắc mục đích, vị trí, vai trị của công tác thanh tra; chống các biểu hiện kiêu ngạo, cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu... trong quá trình thực thi nhiệm vụ thanh tra.

Ba là, về phương thức hoạt động: Hoạt động thanh tra phải được tiến

hành kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, cơng khai, dân chủ, khách quan, đáp

ứng được yêu cầu của công tác quản lý và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân được thanh tra. Việc đổi mới

hoạt động thanh tra cần đặc biệt tập trung vào thanh tra cơng vụ; đề cao vai trị, trách nhiệm của Trưởng đồn thanh tra.

Trong q trình thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên

coi trọng nguyên tắc công khai, dân chủ, khách quan, công bằng, tránh hiện

tượng quy kết, đánh giá chủ quan, áp đặt. Mỗi cuộc thanh tra, Trưởng đoàn

thanh tra phải xác định rõ nội dung trọng tâm và những vấn đề chủ yếu để tập trung chỉ đạo, đảm bảo kết thúc nhanh gọn, kết luận chính xác. Kết luận và kiến nghị về thanh tra phải cụ thể, rõ ràng, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân có sai phạm; đồng thời, phải đề xuất được kiến nghị có tính khả thi để khắc phục, sửa chữa các khuyết điểm, yếu kém, sơ hở trong hoạt động quản lý và xử lý nghiêm minh người có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quy chế, quy

định của ngành về kỷ luật nghiệp vụ, kỷ luật công vụ và trật tự nội vụ.

Đổi mới hoạt động thanh tra theo xu hướng giảm tiền kiểm, tăng cường

hậu kiểm trong quản lý. Hiện nay, hoạt động của ngành thanh tra nói chung, Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân nói riêng đang tồn tại, hạn chế là mới tập trung chủ yếu vào hoạt động tiền kiểm mà chưa quan tâm đúng mức đến hoạt

động hậu kiểm nên dẫn đến tình trạng thanh tra "vạch ra để đấy", tức là người

ra quyết định thanh tra sau khi ban hành kết luận thanh tra chưa quan tâm

giám sát xem đối tượng thanh tra đã thực hiện kết luận thanh tra như thế nào.

Bốn là, giải quyết tốt mối quan hệ ngang- dọc giữa chỉ đạo theo chiều dọc

từ trên xuống dưới (chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao với Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh) và chỉ

đạo theo chiều ngang (chỉ đạo của tổ chức đảng và Viện trưởng Viện kiểm sát

nhân dân cùng cấp). Giải quyết tốt mối quan hệ này có nghĩa rất quantrọng, đảm bảo cho hoạt động của thanh tra hiệu quả, thống nhất, hạn chế được tình trạng sai sót trong q trình tác nghiệp của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh do

chưa nắm vững nghiệp vụ thanh tra. Mặt khác, khi đảm bảo được sự chỉ đạo sâu

sát của cấp ủy, của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp - người ra quyết định thanh tra sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thanh tra cùng cấp hoạt động vừa đảm bảo được nguyên tắc Đảng lãnh đạo công tác thanh tra, vừa đảm bảo được nguyên tắc thanh tra hoạt động tuân thủ pháp luật và cơ chế thủ trưởng vì

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 51 - 54)