Hoàn thiện tổ chức bộ máy và củng cố, kiện toàn đội ngũ công chức Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 126 - 132)

- Hoạt động: Giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến cán bộ trong ngành; Thanh tra về công tác nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểmsát hoạt động tư pháp; Thanh tra

4.2.2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và củng cố, kiện toàn đội ngũ công chức Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân

chức Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân

Thanh tra là bộ phận cấu thành của hoạt động quản lý, là một trong những nhiệm vụ quan trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành. Theo lý luận chung về công tác thanh tra, phạm vi hoạt

động của cơng tác quản lý đến đâu, thì phạm vi hoạt động của thanh tra đến đó. Nói cách khác, ở đâu có quản lý, ở đó có hoạt động thanh tra. Theo quy

định của Luật Thanh tra năm 2010 và Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày

22/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra năm 2010, Thanh tra của các bộ, ngành được cơ cấu tổ chức theo hai cấp là Thanh tra bộ ở cấp Trung ương và Thanh tra sở ở cấp tỉnh.

Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn về mơ hình tổ chức và hoạt động của Thanh tra một số bộ, ngành ở Việt Nam (gồm: Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Công an và Tòa án nhân dân tối cao) cho thấy, tổ chức bộ máy của

Thanh tra các bộ, ngành đều được lập ở cấp Trung ương (cấp bộ, ngành) và ở

cấp tỉnh. Vị trí Thanh tra cấp bộ, ngành tương đương cấp cục, vụ, viện thuộc bộ, ngành; Thanh tra ở cấp tỉnh tương đương cấp phòng thuộc sở, ngành.

Thanh tra của các bộ, ngành đều có tài khoản và con dấu riêng.

Trong những năm qua, Ban cán sự đảng và lãnh đạo Viện kiểm sát nhân

dân tối cao đã quan tâm củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và công tác cán bộ của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân. Từ năm 2014, Thanh tra ngành Kiểm

sát nhân dân đã được thành lập ở 2 cấp kiểm sát là Thanh tra Viện kiểm sát

nhân dân tối cao và Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.

Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi) được Quốc hội Khố 13 thơng qua ngày 24/11/2014, đã xác định tổ chức hệ thống Viện kiểm sát nhân

dân có 04 cấp kiểm sát là: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh.

Tuy nhiên, về tổ chức bộ máy của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân trong thời gian tới chỉ nên tổ chức ở 2 cấp kiểm sát là Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh

như hiện nay là phù hợp. Trong đó, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối

cao có thẩm quyền, phạm vi thanh tra đối với các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; những dấu hiệu vi phạm liên quan đến lãnh đạo cấp vụ, công

chức, viên chức và người lao động của các đơn vị trực thuộc cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao và cơ quan Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; lãnh

đạo Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và các trường hợp khác khi thấy cần

thiết. Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền, phạm vi

thanh tra đối với các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, các Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện; những dấu hiệu vi phạm liên quan đến lãnh đạo cấp phịng và cơng chức, người lao động thuộc Viện kiểm sát

nhân dân cấp tỉnh; lãnh đạo và công chức, người lao động thuộc Viện kiểm

sát nhân dân cấp huyện.

Trước yêu cầu công tác quản lý, xây dựng ngành, tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân trong thời gian tới

cần phải tiếp tục được hoàn thiện và tăng cường hơn.

Đối với Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Căn cứ Quy chế về

tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định số 72/QĐ-VKSTC-TTr ngày 01/3/2013 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có chức năng, nhiệm vụ: Thanh tra về hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp; thanh tra hành chính (cơng tác cán bộ, kỷ luật nội vụ; việc quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản được Nhà nước cấp, việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và thực hiện Quy chế dân chủ); thanh tra việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến công chức, viên chức và người lao động

trong ngành Kiểm sát nhân dân; giúp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện quản lý về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và theo dõi, tổng hợp kết quả giải quyết tố cáo về tham nhũng có liên quan đến công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân.

Với chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức bộ máy của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao được cơ cấu có 04 Phòng, gồm: Phòng Tham

mưu, tổng hợp; Phòng Thanh tra nghiệp vụ; Phịng Thanh tra hành chính (mới được thành lập từ tháng 7/2014); Phòng Thanh tra xét khiếu tố. Trên cơ sở

chức năng, nhiệm vụ và định mức cơng việc của từng phịng, biên chế cán bộ

địi hỏi phải đảm bảo như sau:

Phòng Tham mưu, tổng hợp: Với khối lượng cơng việc và tính chất đặc

thù của các nhiệm vụ về công tác tham mưu, tổng hợp, địi hỏi phịng phải có từ 05-06 biên chế mới có thể đảm đương các nhiệm vụ được giao. Cơ cấu gồm có: 01 Trưởng phịng và ít nhất 01 Phó Trưởng phịng; 01 Chun viên

chun trách làm cơng tác văn thư, lưu trữ; số cịn lại là Kiểm sát viên, Kiểm

tra viên hoặc chuyên viên các cấp.

Phòng Thanh tra nghiệp vụ: Với chức năng, nhiệm vụ của phòng là tổ

chức thanh tra về hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, mỗi năm thành lập ít nhất 03 Đồn thanh tra theo kế hoạch tại 06 Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh (đại diện cho 03 miền: Bắc, Trung, Nam) và khoảng 10 cuộc thanh tra đột xuất về hoạt động nghiệp vụ. Mỗi

Đồn thanh tra theo kế hoạch thường có từ 04-05 thành viên, trong đó Trưởng đồn phải là Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; mỗi cuộc thanh tra đột xuất phải có từ 02-03 người tham gia, trong đó phải có 01 Kiểm sát viên

Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Do đó, địi hỏi Phịng Thanh tra nghiệp vụ phải có từ 06-07 biên chế, với cơ cấu gồm có: 01 Trưởng phòng là Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, ít nhất 01 Phó Trưởng phòng và các Kiểm sát viên, Kiểm tra viên các cấp.

Phịng Thanh tra hành chính: Với chức năng, nhiệm vụ của phòng là tổ

chức thanh tra về hoạt động công vụ (công tác cán bộ, kỷ luật nội vụ); thanh tra việc quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản được Nhà nước cấp, việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và thực hiện Quy chế dân chủ. Mỗi năm thành lập ít nhất 03 Đồn thanh tra theo kế hoạch tại 06 Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh (đại diện cho 03 miền: Bắc, Trung, Nam) và thực hiện từ 15-20 cuộc

thanh tra đột xuất khác về việc chấp hành kỷ luật nội vụ của công chức, viên

chức và người lao động tại các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát địa phương. Mỗi Đồn thanh tra theo kế hoạch thường có từ 4-5 người, trong đó Trưởng đồn phải là Lãnh đạo đơn vị; mỗi cuộc thanh tra đột xuất phải có từ 2-3 người tham gia, trong đó phải có 01 lãnh đạo cấp

phịng. Do đó, địi hỏi Phịng Thanh tra hành chính phải có từ 06-07 biên chế,

với cơ cấu gồm có: 01 Trưởng phịng, ít nhất 01 Phó Trưởng phòng và các Kiểm sát viên, Kiểm tra viên hoặc chuyên viên các cấp.

Phòng Thanh tra xét khiếu tố: Trong thời gian qua và dự kiến trong

những năm tới, số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo và các vụ việc do báo chí phản ánh có liên quan đến cơng chức, viên chức và người lao động trong ngành thuộc trách nhiệm giải quyết của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao tăng nhiều hơn (khoảng 150%); tính chất các vụ việc khiếu kiện có chiều hướng phức tạp hơn, liên quan đến trách nhiệm của nhiều người, ở nhiều địa phương khác nhau nên việc kiểm tra, xác minh sẽ phải đầu tư nhiều hơn cả về con người và thời gian thực hiện. Mỗi vụ việc tiến hành kiểm tra, xác minh giải quyết phải có từ 02-03 người tham gia, trong đó phải có 01 Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc lãnh đạo đơn

vị trực tiếp phụ trách. Do đó, để thực hiện việc kiểm tra, xác minh, giải quyết đơn được kịp thời, có hiệu quả địi hỏi Phịng Thanh tra xét khiếu tố phải có từ 05-06 biên chế, với cơ cấu gồm có: 01 Trưởng phòng là Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, ít nhất 01 Phó Trưởng phịng và các Kiểm sát viên, Kiểm tra viên các cấp.

Với cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế của các phòng nêu trên, đòi hỏi

trong thời gian tới Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần có từ 25-30 biên chế; trong đó, có 05 lãnhđạo đơn vị, gồm: 01 Chánh Thanh tra phụ trách

chung và 04 Phó Chánh Thanh tra, trực tiếp phụ trách các phòng nghiệp vụ. Tuy nhiên, hiện tại Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ có 20/25 biên chế được giao; trong đó, có 04 lãnh đạo đơn vị (01 Chánh Thanh tra và 03 Phó Chánh thanh tra, có 01 đồng chí chuẩn bị nghỉ chế độ hưu trong năm 2016), mỗi phịng chỉ có từ 03 đến 05 biên chế). Phịng Thanh tra hành

chính và Phịng Thanh tra nghiệp vụ chưa có Trưởng phịng. Chất lượng đội ngũ công chức của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao còn hạn chế, phần lớn mới được tiếp nhận trong năm 2014, chủ yếu là Kiểm sát viên sơ cấp, công tác tại Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nên chưa có nhiều kinh nghiệm chuyên môn nghiệp vụ kiểm sát và hoạt động thanh tra, kiểm tra,

chưa đáp ứng ngay được yêu cầu nhiệm vụ công tác thanh tra trong giai đoạn

hiện nay. Do đó, cần phải tiếp tục củng cố, kiện tồn đội ngũ công chức của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo hướng:

Một là, kiện toàn lãnh đạo, quản lý của đơn vị có 05 người (gồm 01

Chánh Thanh tra và 04 Phó Chánh Thanh tra); kiện tồn lãnh đạo cấp phịng, đảm bảo mỗi phịng có 01 Trưởng phịng và ít nhất có 01 Phó Trưởng phòng.

Hai là, tăng cường cả về số lượng và chất lượng công chức của Thanh

tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trong thời gian tới cần bổ sung cho Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao lên 30 biên chế, đảm bảo ngoài 05 lãnh đạo đơn vị, mỗi phịng tối thiểu có 06 biên chế. Cần có cơ chế thích hợp để

khuyến khích tuyển chọn được những người có trình độ chun môn, nghiệp

vụ và năng lực, kinh nghiệm thực tiễn về nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, kinh nghiệm về công tác thanh tra, kiểm tra để

đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đảm bảo có phẩm chất chính trị tốt, bản lĩnh vững vàng, có kinh nghiệm và kỹ năng nghiệp vụ thanh tra và công tác quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra trong ngành.

Đối với Thanh tra ở Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh: Kết quả khảo

sát tại 63 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và nghiên cứu kinh nghiệm về mơ hình tổ chức bộ máy của thanh tra các bộ, ngành cho thấy việc thành lập Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh là cần thiết. Tuy nhiên, việc thành lập mới đơn vị Thanh tra tương đương cấp phòng tại Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gắn liền với biên chế, cơ cấu đội ngũ công chức, Kiểm sát viên các cấp và chế độ chính sách đãi ngộ; trong

khi đó, theo các quy định hiện hành thì khả năng đáp ứng có hạn như: Biên

chế, cơ cấu Kiểm sát viên trong thời gian tới của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh không tăng, chỉ được điều chỉnh từ chỉ tiêu đã được giao, thực hiện chủ trương tiết kiệm chi ngân sách Nhà nước v.v... Với thực trạng tổ chức bộ

máy, chỉ tiêu biên chế hiện có và khối lượng công việc của Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như hiện nay, Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới cho phép thí điểm thành lập Thanh tra cấp tỉnh tại 08 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Đắk Lắk, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh), các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố cịn lại lập bộ phận có 02 biên chế nằm trong Phòng Tổ chức - Cán bộ để chuyên trách

làm công tác thanh tra. Nhưng cho đến nay, vẫn còn nhiều Viện kiểm sát

nhân dân tỉnh, thành phố triển khai thực hiện chưa đúng theo Nghị quyết của Ban cán sự Đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; việc bố trí biên chế làm công tác thanh tra ở Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh chưa được chú trọng cả

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 126 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)