Tăng cường sự phối hợp trong hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 144 - 147)

- Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

63 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Tương đương cấp phòng)

4.2.6. Tăng cường sự phối hợp trong hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân

nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý, các chức danh pháp lý; có chế độ khen

thưởng kịp thời đối với những người có thành tích, cống hiến cho hoạt động

thanh tra của ngành. Đồng thời, tăng cường kỷ cương, kỷ luật, đề cao tính tích cực, bản lĩnh chính trị, tính tự chịu trách nhiệm trước pháp luật của công chức Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân; kỷ luật thích đáng, nghiêm đối với những cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm, lợi dụng quyền thanh tra để có hành vi tham nhũng, tiêu cực hoặc có hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó

khăn, phiền hà cho tập thể, cá nhân là đối tượng thanh tra.

4.2.6. Tăng cường sự phối hợp trong hoạt động của Thanh trangành Kiểm sát nhân dân ngành Kiểm sát nhân dân

Hoạt động thanh tra cũng như hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của ngành Kiểm sát nhân dân có nhiều mối quan hệ với các đơn vị trong và ngồi Ngành. Vì vậy, khi tiến hành hoạt

động thanh tra, nhất là thanh tra hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố

và kiểm sát hoạt động tư pháp, thanh tra về công tác quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản được cấp phải có biện pháp phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với các

cơ quan, đơn vị hữu quan.

Tuỳ từng vụ việc, nội dung thanh tra cụ thể để xác định mối quan hệ phối hợp cho phù hợp như:

Phối hợp trong việc cử thành viên tham gia hoặc giúp việc cho các

đoàn thanh tra; cung cấp hồ sơ tài liệu, chứng cứ, thơng tin v.v... có liên quan đến nội dung thanh tra; hoặc trong việc nhận xét, đánh giá về vi phạm thuộc

nội dung thanh tra trước khi kết luận thanh tra; đồng thời, có biện pháp khắc phục, xử lý đối với các vi phạm.

Phối trong việc xử lý đối với công chức, viên chức vi phạm, bảo đảm việc xử lý được khách quan, nghiêm minh, đúng trình tự, thủ tục quy định;

đồng thời, giải quyết khiếu nại về kỷ luật cơng chức, viên chức (nếu có) được

kịp thời, đúng quy định.

Phối hợp với Thanh tra của các ngành như: Cơng an, Tồ án, Bộ Tư pháp v.v ... và Uỷ ban kiểm tra Đảng các cấp, để thẩm tra, xác minh, cung cấp hồ sơ tài liệu có liên quan đến nội dung cần thanh tra; phối hợp tiến hành

thanh tra đối với những hành vi vi phạm liên quan đến cán bộ của nhiều

ngành hoặc khắc phục xử lý các vụ việc có vi phạm được kịp thời, đúng pháp luật; đồng thời, thu thập thông tin, dư luận phản ánh về dấu hiệu vi phạm có

liên quan đến cán bộ trong ngành Kiểm sát nhân dân để xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm. Ngồi ra, cịn phối hợp cùng các ngành (nêu trên) tổ chức

thực hiện các cuộc thanh tra theo kế hoạch của Trung ương hoặc cấp uỷ địa

phương khi có yêu cầu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

1. Xây dựng các giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện

nay địi hỏi phải có chiến lược đồng bộ, toàn diện, khả thi và lựa chọn vấn đề

mang tính quan trọng, quyết định.

Chính vì vậy, Chương 4 đã tập trung nghiên cứu các quan điểm, định

hướng cơ bản làm cơ sở lý luận, thực tiễn để xây dựng giải pháp hoàn thiện tổ

chức bộ máy, xây dựng đội ngũ công chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.

2. Nội dung Chương 4 chủ yếu đề cập đến các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay, đó là:

- Hồn thiện các quy định pháp lý về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân.

- Hoàn thiện tổ chức bộ máy của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân ở hai cấp là Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh. Củng cố, kiện tồn, phát triển đội ngũ cơng chức Thanh tra ngành kiểm sát nhân dân đảm bảo đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình

độ, phẩm chất đạo đức cho cơng chức Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân.

- Đổi mới phương thức và nội dung hoạt động của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân.

- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc và chế

độ, chính sách đãi ngộ đối với cơng chức thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân.

- Tăng cường sự phối hợp với các đơn vị trong toàn ngành và các cơ quan hữuquan trong hoạt động thanh tra.

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 144 - 147)