QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THANH TRA NGÀNH KIỂM SÁTNHÂN DÂNỞ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 69 - 75)

3.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THANH TRANGÀNH KIỂM SÁTNHÂN DÂNỞ VIỆT NAM NGÀNH KIỂM SÁTNHÂN DÂNỞ VIỆT NAM

Trong thời kỳ đầu mới thành lập, từ tháng 7 năm 1960 cho đến tháng 6

năm 1987, trong tổ chức bộ máy của ngành Kiểm sát nhân dân chưa hình

thành tổ chức thanh tra chuyên trách, chủ yếu thực hiện hình thức kiểm tra nội bộ của cấp trên đối với cấp dưới. Công tác kiểm tra được thực hiện dựa trên

các quy định tại các quy chế nghiệp vụ kiểm sát và quy chế về tổ chức, cán bộ

của ngành. Trong đó, kiểm tra việc triển khai kế hoạch, chỉ thị công tác và thực hiện các chỉ tiêu công tác hàng năm được giao cho Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện; kiểm tra việc thực hiện công tác nghiệp vụ kiểm sát do đồng chí Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Vụ

trưởng các Vụ nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách

nhiệm thực hiện; kiểm tra về công tác tổ chức - cán bộ, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo có liên quan đến cán bộ trong ngành do Vụ trưởng Vụ Tổ chức - cán bộ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thực hiện công tác kiểm tra trên các lĩnh vực hoạt động trong phạm vi thẩm quyền được giao theo phân cấp quản lý và báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Do chưa có tổ chức thanh tra chuyên trách, nên việc phát hiện và xử lý

vi phạm trong nội bộ ngành không được kịp thời; chưa phát hiện được những

sơ hở về cơ chế quản lý, những vi phạm, thiếu sót trong cơng tác nghiệp vụ để

Tổ chức bộ máy của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân chính thức

được hình thành từ khi Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

Quyết định số 15/QĐ-TC ngày 13/7/1987 về việc thành lập Ban Thanh tra, là

đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trên cơ sở Văn bản số

106/CV-HĐNN ngày 11/6/1987 của Hội đồng Nhà nước (nay là Uỷ ban

Thường vụ Quốc hội) phê chuẩn bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân

tối cao. Ban Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao khi mới thành lập do một đồng chí Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao làm Trưởng

ban và hai đồng chí ngun là Vụ trưởng làm Phó Trưởng ban.

Để công tác thanh tra trong nội bộ ngành hoạt động được thuận lợi, có

hiệu quả, đáp ứng với yêu cầu quản lý, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, ngày 17/9/1992 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ban hành Quy chế số 08, quy định về về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra. Theo quy chế, Ban Thanh tra là đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trực tiếp chỉ đạo, có nhiệm vụ: Giải quyết đơn, thư tố cáo cán bộ Kiểm sát vi phạm kỷ luật và vi phạm pháp luật xảy ra ở các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân các cấp; xem xét, kết luận những đơn khiếu nại về kỷ luật do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao giao cho.

Cùng với sự phát triển của ngành, tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ của Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân cũng từng bước được củng cố, kiện toàn và phát triển.

Khi mới thành lập, Ban Thanh tra chỉ có 04 biên chế, đến năm 1995 đã

được tăng cường lên 09 biên chế. Để kiện toàn tổ chức bộ máy của Ban Thanh tra đáp ứng yêu cầu phát triển chung của ngành, ngày 03/4/1995 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ký ban hành Quy chế số 16 về tổ

chức và hoạt động của Ban Thanh tra (thay thế Quy chế số 08); trong đó, có

cơng tác: Tổ Tổng hợp- văn thư và Tổ Chuyên trách thanh tra; đồng thời, quy

định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng tổ. Chức danh của các

thành viên trong Ban Thanh tra được quy định đầy đủ cả về nhiệm vụ, quyền

hạn và trách nhiệm.

Trong quá trình đẩy mạnh cải cách tư pháp, đổi mới tổ chức nhằm nâng

cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, Thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân tiếp tục được củng cố, kiện toàn và tăng cường hơn. Ngày 27/01/2010 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ký ban hành Quy chế số 68 về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra (sửa đổi, bổ sung Quy chế số 08). Nội dung Quy chế 68 đã sửa đổi, bổ sung các quy định về vị trí, chức trách, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Ban Thanh tra, cụ thể như sau:

Về vị trí, chức trách: Ban Thanh tra là đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, có chức năng kiểm tra, xác minh, kết luận đơn tố cáo liên

quan đến cán bộ, công chức ngành Kiểm sát nhân dân; thanh tra một số hoạt động nghiệp vụ trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp; thực hiện những việc khác khi được Viện trưởng Viện kiểm sát

nhân dân tối cao giao.

Về nhiệm vụ và phạm vi hoạt động: Quy chế số 68 đã sửa đổi nội dung các nhiệm vụ về thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công chức trong ngành, nhiệm vụ kiểm tra việc thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân các cấp cho cụ thể, rõ ràng hơn. Đặc biệt, về nhiệm vụ thanh tra hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp lần đầu tiên đã được xác định rõ là nhiệm vụ thường xuyên của công tác thanh tra: “Thanh tra việc chấp hành pháp luật và

quy chế hoạt động trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp”. Đồng thời, Quy chế số 68 còn bổ sung thêm một số nhiệm vụ mới để phù hợp với quy định của pháp luật và các nhiệm vụ mới

được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao giao cho Ban Thanh tra, đó

là: Theo dõi, tổng hợp kết quả giải quyết đơn thư tố cáo về tham nhũng trong ngành Kiểm sát nhân dân theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Ban Thanh tra và những vụ việc Ban Thanh tra chuyển đến các đơn vị, địa phương

trong Ngành. Tham gia và đôn đốc việc kiểm điểm đối với các đơn vị, cá

nhân trong Ngành có sai phạm thuộc thẩm quyền xử lý của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Về tổ chức bộ máy: Quy chế số 68 đã có sự sửa đổi mang tính căn bản về tổ chức bộ máy của Ban Thanh tra, lần đầu tiên tổ chức bộ máy của

Ban Thanh tra được cơ cấu gồm 03 phòng (Phòng Thanh tra nghiệp vụ;

Phòng Thanh tra xét khiếu tố; Phòng Tổng hợp, quản lý thông tin), mỗi phòng được quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể. Triển khai thực hiện quy định về tổ chức bộ máy của Ban Thanh tra theo Quy chế số 68, ngày 16/3/2010 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ký Quyết định số số 08/QĐ/VKSTC-V9 thành lập bộ máy cấp Phòng thuộc Ban Thanh tra.

Về cơ cấu công chức: ngoài các chức danh đã được quy định tại các

quy chế trước đây (như Trưởng ban, Phó Trưởng ban, các Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao), Quy chế số 68 đã quyđịnh bổ sung thêm các chức

danh khác cho phù hợp với thực trạng tổ chức bộ máy và cán bộ của Ban

Thanh tra như: các Trưởng phịng, Phó Trưởng phịng, các Kiểm tra viên và

công chức khác.

Cùng với việc kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế của Ban Thanh tra cũng được bổ sung, tăng cường hơn. Ngày 30/3/2011, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ký Quyết định số 20/QĐ-VKSTC-V9 giao cho Ban

Thanh tra được 11 chỉ tiêu biên chế. Tiếp đến ngày 26/3/2012, Viện trưởng

Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ký Quyết định số 97/QĐ-VKSTC-V9 giao bổ sung cho Ban Thanh tra được tăng lên 15 chỉ tiêu biên chế.

Trước yêu cầu đổi mới và tăng cường công tác thanh tra trong nội bộ

ngành, với tên gọi là Ban Thanh tra khơng cịn phù hợp với vị trí, chức trách, nhiệm vụ của công tác thanh tra và không phù hợp với tên gọi chung của cơ quan thanh tra thuộc các bộ, ngành được quy định trong Luật Thanh tra năm

2010; trong ngành thường có sự nhầm lẫn giữa “Ban Thanh tra” của ngành

với “Ban Thanh tra nhân dân” của cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Hội nghị cán bộ, công chức cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao bầu ra.

Do đó, theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, ngày

16/8/2012, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (khố 13) đã có Nghị quyết số 522d/NQ-UBTVQH13 phê chuẩn việc điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ và đổi tên một số đơn vị thuộc bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân tối cao,

trong đó có việc đổi tên gọi “Ban Thanh tra” thành “Thanh tra Viện kiểm sát

nhân dân tối cao”. Theo đó, chức vụ Trưởng Ban Thanh tra và Phó trưởng Ban Thanh tra được đổi là Chánh Thanh tra và Phó Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 522d/NQ-UBTVQH13 của Uỷ ban

Thường vụ Quốc hội khoá 13, ngày 01/3/2013 Viện trưởng Viện kiểm sát

nhân dân tối cao đã ký ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Quy chế số 72). Quy chế đã sửa đổi, bổ sung Quy chế số 68 về một số nội dung như: tên gọi, vị trí, chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy, cán bộ của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao trên cơ sở quy định của Luật Thanh tra năm 2010, Nghị quyết số 522d của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Quy chế số 808 về công tác thanh tra, kiểm tra trong ngành Kiểm sát nhân dân, nhằm đáp ứng yêu cầu tăng

cường công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân

dân các cấp trong giai đoạn hiện nay, cụ thể là:

Về vị trí, chức trách: Thanh tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao là

hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, công tác tổ chức - cán bộ, quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản được

Nhà nước cấp, kiểm tra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và thực

hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân các cấp; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công chức, viên chức và người

lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân. Tham mưu giúp Viện trưởng

Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện quản lý về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và theo dõi, tổng hợp kết quả giải quyết tố cáo về tham nhũng có liên quan đến công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân.

Về cơ cấu tổ chức bộ máy: Quy chế đã quy định cơ cấu tổ chức bộ

máy của Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có 04 phịng, gồm: Phịng Tham mưu tổng hợp; Phòng Thanh tra nghiệp vụ; Phòng Thanh tra hành chính và Phịng Thanh tra xét khiếu tố. Mỗi phịng có chức năng, nhiệm vụ cụ thể.

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/BCSĐ ngày 20/12/2013 của Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc phê duyệt Đề

án “Tăng cường tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ thanh tra ngành Kiểm sát nhân dân”, trong năm 2014 Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã

quyết định thành lập tổ chức Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh

(tương đương cấp phòng) tại 08 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố gồm: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Đồng Nai, Đắk Lắk; Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố còn lại đã quyết định thành lập bộ phận (Tổ thanh tra) chuyên trách hoặc bố trí cán bộ thanh tra chuyên trách nằm trong Phịng Tổ chức- Cán bộ.

Q trình phát triển về tổ chức bộ máy của Thanh tra ngành Kiểm sát

Một phần của tài liệu hoàn thiện tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành kiểm sát nhân dân theo yêu cầu cải cách tư pháp ở việt nam (Trang 69 - 75)