Điều kiện về phía Nhà nước

Một phần của tài liệu tổ chức công tác kế toán tại trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 132 - 134)

- Sân vận động, khu vui chơi thể thao, ký túc xá hiện đại, nhà ăn phục vụ cán

b. Nguyên nhân của những hạn chế trong hệ thống thông tin kế toán

4.4.1. Điều kiện về phía Nhà nước

Một là, Ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn cụ thể, rõ ràng làm cơ sở

cho các đơn vị SNCL thực hiện.

Trên cơ sở các chủ trương của Nhà nước về các chế độ định mức chi tiêu, cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị SNCL, Bộ Tài chính cần ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn cụ thể, các văn bản phải có sự thống nhất để tránh tình trạng chồng chéo, tạo kẽ hở cho các hành vi vi phạm kỷ luật tài chính (như: định mức thanh toán giờ giảng cho giáo viên, ...)

Thống nhất phương pháp kế toán một số nghiệp vụ mới phát sinh trong các đơn vị sự nghiệp điển hình là phương pháp kế toán các khoản góp vốn liên doanh, liên kết. Theo quy định hiện hành phương pháp kế toán các khoản góp vốn liên

doanh, liên kết trong đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện theo quy định của chuẩn mực số 07 - Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết; chuẩn mực số 08 - Thông tin tài chính về các khoản vốn góp liên doanh, ban hành kèm theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Tuy nhiên căn cứ hướng dẫn như trên là chưa phù hợp với thực tế chế độ kế toán mà các đơn vị sự nghiệp công lập đang áp dụng. Các chuẩn mực kế toán số 07, số 08 là các chuẩn mực kế toán doanh nghiệp nên không thể áp dụng dập khuôn cho các đơn vị sự nghiệp Do đó quy định về chế độ hạch toán cần dựa trên cơ sở chế độ kế toán đơn vị HCSN có tham khảo chuẩn mực kế toán chung.

Ban hành văn bản hướng dẫn bổ sung hệ thống báo cáo quyết toán với cơ quan thuế đối với đơn vị sự nghiệp có thu. Công văn số 25/TCT-CS ngày 4/1/2011 của Tổng cục Thuế, Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính, Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính trong đó có hướng dẫn kê khai thuế TNDN đối với đơn vị HCSN có phát sinh hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TNDN mà các đơn vị này hạch toán được doanh thu nhưng không hạch toán và xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh thì kê khai nộp thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ. Nhưng trường hợp đơn vị có phát sinh hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ nhiều loại hình khác nhau, nhiều mức thuế suất khác nhau thì chưa có mẫu văn bản hướng dẫn cụ thể việc kê khai hồ sơ báo cáo thuế của đối tượng này.

Hai là, việc Nhà nước đã giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện

nhiệm vụ, bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị SNCL với mục tiêu phát huy hết mọi khả năng của đơn vị, tăng thu, tiết kiệm chi, từng bước nâng cao đời sống cho người lao động tuy nhiên thực tế thực hiện lại rất khó khăn, vướng mắc. Đại học Công Nghiệp Hà Nội trước sự đòi hỏi về việc nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy trong khi nguồn NSNN cấp thấp, khung thu học phí chậm thay đổi và không phù hợp với tình hình thực tế do đó rất khó khăn trong mọi hoạt động của đơn vị.

Ba là, Bộ Tài chính cần có định hướng hoàn thiện các báo cáo tài chính của

các đơn vị SNCL theo hướng phù hợp với chuẩn mực kế toán và thông lệ kế toán quốc tế, cần sớm ban hành Chuẩn mực kế toán công.

Thực tế ở Việt Nam , hệ thống BCTC của đơn vị HCSN theo qui định hiện hành đã đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước , phù hơp với Luật NSNN và các

chính sách quản lý tài chính đối với các đơn vị HCSN.Tuy nhiên , BCTC của đơn vị HCSN hiện nay mới chỉ là 1 bộ phận cấu thành để tổng hợp vào báo cáo quyết toán ngân sách nhằm phục vụ điều hành ngân sách của Quốc hội .BCTC của đơn vị HCSN hiện nay chưa phải là BCTC của 1 đơn vị kinh tế bị kiểm soát , phục vụ cho việc hợp nhất BCTC của Chính phủ để công khai nhằm cung cấp đầy đủ thông tin giúp cho tất cả công dân có thể kiểm tra , giám sát , đánh giá năng lực tài chính và kết quả hoạt động của quốc gia trong từng năm tài chính.

Trong hệ thống BCTC của đơn vị HCSN hiện nay chưa có Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Các đơn vị HCSN ở Việt Nam hiện đang thực hiện nhiều hoạt động SXKD và đầu tư tài chính dưới nhiều hình thức khác nhau, chưa được qui định đầy đủ , nên không có cơ sở để qui định về kế toán . Các hoạt động SXKD và đầu tư tài chính đang diễn ra ở các đơn vị HCSN chưa có hướng dẫn như: kế toán doanh thu cung cấp dịch vụ; kế toán chi phí đi vay, hang tồn kho, thuê tài sản, các khoản dự phòng, công cụ tài chính.

Báo cáo tài chính, quyết toán của đơn vị dự toán cấp 3 còn nhiều hạn chế như: Báo cáo kết quả hoạt động dịch vụ và sản xuất kinh doanh chưa phản ánh đầy đủ các các hoạt động cụ thể của đơn vị như: Chi phí đi vay, hàng tồn kho, thuê tài chính, các khoản dự phòng... Bảng cân đối tài khoản (Mẫu B01-H) chưa phản ánh được tình hình tài chính, thực trạng tài sản, nguồn vốn của đơn vị (không thấy được thông tin tài sản và nợ phải trả theo hai loại ngắn hạn và dài hạn) cũng như cơ cấu tài sản, nguồn vốn (phân theo hai loại nợ phải trả và vốn chủ sở hữu).

Bốn là, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để xây dựng quy định chi tiêu cụ

thể áp dụng riêng cho các đơn vị ngành giáo dục và đào tạo. Kế hoạch ngân sách cho ngành giáo dục và đào tạo cần được duyệt trên cơ sở các định mức đã được quy định.

Năm là, thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nhằm nâng cao trình độ, năng

lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ kế toán. Hiện nay, hoạt động kinh tế của các đơn vị SNCL ngày càng đa dạng và phong phú, đòi hỏi người làm kế toán cần phải được học tập, cập nhật những kiến thức mới, đồng thời có điều kiện học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý tài chính.

Một phần của tài liệu tổ chức công tác kế toán tại trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 132 - 134)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w