- Sân vận động, khu vui chơi thể thao, ký túc xá hiện đại, nhà ăn phục vụ cán
a. Đặc điểm hoạt động: Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội hoạt động theo Điều lệ Trường Đại học được Chính phủ ban hành theo Quyết định số
4.1. Các kết luận về đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nộ
KẾ TOÁN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
4.1. Các kết luận về đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội Đại học Công nghiệp Hà Nội
4.1.1. Ưu điểm
4.1.1.1. Trong quản lý tài chính
Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội đã thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn: Số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006, Số 113/2007/TT-BTC ngày 24/9/2007; Số 81/2006/TT-BTC ngày 9/6/2006 của Bộ Tài chính. Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội đã chủ động tạo nguồn thu, tiết kiệm chi, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, tổ chức công tác kế toán đạt được một số ưu điểm sau:
Thứ nhất, trong những năm qua trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội đã chuyển mình từ chỗ hoàn toàn dựa vào ngân sách cấp 100% cho các khoản chi thường xuyên đến nay đã có rất nhiều trường tự chủ được 100% và trên 50% kinh phí chi thường xuyên. Cơ cấu nguồn thu của các trường đại học công lập có sự thay đổi đáng kể, tỷ trọng các nguồn thu từ học phí, lệ phí và các hoạt động dịch vụ, lao động - sản xuất tăng lên, để bù đắp cho phần cắt giảm tài trợ từ ngân sách nhà nước.
Thứ hai, các nhà quản lý của trường đại học Công Nghiệp Hà Nội đã có sự thay đổi đáng kể trong cách thức quản lý và định hướng phát triển cho trường. Các nhà quản lý không chỉ lo về công tác chuyên môn, bảo đảm chất lượng cho các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường, mà còn nghiên cứu, tìm kiếm các giải pháp để nâng cao nguồn thu, bảo đảm cho việc vận hành các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển nhà trường.
Thứ ba, để thực hiện quyền và nghĩa vụ tự chủ tài chính của trường, trường đại học Công Nghiệp Hà nội đã chủ động khai thác nguồn thu sự nghiệp, như tăng cường các hoạt động dịch vụ, lao động sản xuất, thực hiện các hợp đồng tư vấn, chuyển giao công nghệ. Bên cạnh đó, trường còn mở rộng các hoạt động liên kết đào tạo, đặc biệt là đối với các trường đại học nước ngoài, qua đó vừa tăng nguồn thu cho trường, vừa nâng cao chất lượng đào tạo và uy tín của trường.
định mức cho việc thanh toán các khối lượng công việc thực hiện trong đào tạo, thực hiện khoán chi đối với các khoản chi hoạt động nghiệp vụ, từ đó xây dựng ý thức trách nhiệm của từng cá nhân trong trường về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Thứ năm, trường đã tiến hành sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn và hiệu quả; chủ động ký kết các hợp đồng lao động phù hợp với khối lượng công việc và khả năng tài chính của trường.
4.1.1.2. Trong tổ chức công tác kế toán
Thứ nhất, bộ máy kế toán trong trường đại học Công Nghiệp Hà Nội được tổ chức tương đối hợp lý, phù hợp với đặc điểm hoạt động của trường. Nhân sự trong bộ máy kế toán được bố trí phù hợp theo trình độ và năng lực cá nhân, bảo đảm công tác kế toán được vận hành hiệu quả. Trường cũng đã chú trọng việc tạo điều kiện cho nhân viên kế toán được học tập, nâng cao trình độ, thích nghi với những thay đổi trong cơ chế quản lý tài chính và chế độ kế toán.
Thứ hai, trường đã chú trọng đầu tư vào hệ thống máy tính, với các máy tính đồng bộ, có thương hiệu uy tín, góp phần cho việc vận hành hệ thống được trơn tru.Trường cũng đã sử dụng các phần mềm kế toán và phần mềm thu học phí, góp phần nâng cao năng suất lao động kế toán, giảm thiểu những sai sót có thể xảy ra do thực hiện các công việc kế toán theo phương thức thủ công truyền thống.
Thứ ba, trường đã tuân thủ tốt chế độ chứng từ kế toán, với các biểu mẫu, chương trình luân chuyển chứng từ hợp lý, bảo đảm theo đúng các qui định, đồng thời thuận tiện cho công tác ghi sổ. Ngoài các biểu mẫu chứng từ qui định trong chế độ, trường cũng đã thiết kế, sử dụng thêm các chứng từ đặc thù, phục vụ cho công tác quản lý tài chính trong đơn vị.
Thứ tư, trường đã thực hiện đúng chế độ tài khoản kế toán trong các đơn vị sự nghiệp có thu. Các tài khoản được sử dụng đúng nội dung và mục đích.
Thứ năm, trường đã xây dựng hệ thống sổ kế toán tương đối đầy đủ, vận dụng linh hoạt theo các đặc điểm hoạt động của đơn vị mình. Các thông tin ghi chép trên sổ rất rõ ràng, và hệ thống sổ được in ra lưu trữ theo đúng qui định của chế độ kế toán.
Thứ sáu, trường đã lập đầy đủ các báo cáo tài chính và các báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước theo đúng qui định của chế độ tài chính - kế toán hiện hành.
Thứ bảy, trường đã tiến hành tổ chức tương đối tốt quá trình ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về nguồn thu sự nghiệp, nguồn chi sự nghiệp và vốn đầu tư theo đúng chế độ qui định. Việc lập dự toán thu, chi cũng đã tuân thủ theo đúng các qui định hiện hành.
Thứ tám, trường đã chú trọng tổ chức hệ thống kiểm soát, nhằm giảm thiểu những gian lận và sai sót có thể xảy ra trong việc ghi chép và báo cáo thông tin.
4.1.2 .Hạn chế và nguyên nhân 4.1.2.1. Hạn chế
a. Trong quản lý tài chính
Thứ nhất, quyền tự chủ của trường đại học Công Nghiệp Hà Nội về công tác chuyên môn còn hạn chế. Trường chưa được tự chủ trong việc xác định ngành đào tạo, qui mô tuyển sinh, mức học phí,...; điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn thu học phí, lệ phí của trường và do đó gây khó khăn cho việc thực hiện tự chủ tài chính của trường.
Thứ hai, trong tổ chức triển khai tự chủ tài chính, trường còn lúng túng, chậm trễ trong việc xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ. Việc nghiên cứu, ban hành qui chế chi tiêu nội bộ thường tập trung vào việc nâng cao thu nhập cho giảng viên, cán bộ, nhân viên; các vấn đề liên quan đến phục vụ đào tạo và nâng cao cơ sở vật chất cho nhà trường chưa được chú trọng.
b. Trong tổ chức công tác kế toán
Thứ nhất, tổ chức công tác kế toán tại Đại học Công nghiệp Hà Nội có qui mô lớn chưa thật sự hợp lý. Trong tiến trình thực hiện quyền và nghĩa vụ tự chủ tài chính,
Đại học Công nghiệp Hà Nội qui mô lớn thực hiện phân cấp quản lý tài chính cho các đơn vị trực thuộc có các hoạt động dịch vụ, lao động - sản xuất, tư vấn và đào tạo ngắn hạn. Các đơn vị trực thuộc này tự tìm kiếm nguồn thu, kiểm soát các khoản chi và trích nộp tỷ lệ % nhất định trên tổng nguồn thu cho trường. Tuy nhiên,
tổ chức công tác kế toán của trường tổ chức chưa tương xứng với việc phân cấp quản lý tài chính này, phòng kế toán trường chưa phân công trách nhiệm cho một hoặc một vài cá nhân cụ thể nào thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát hệ thống kế toán tại các đơn vị trực thuộc để kiểm soát tốt nguồn thu cho trường, đồng thời kiểm tra việc thực hiện các nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước tại các đơn vị trực thuộc đó. Bên cạnh đó, tổ chức công tác kế toán của trường hiện nay chưa có các nhân viên chuyên trách bộ phận kế toán quản trị, cung cấp các thông tin cho lãnh đạo trường để ra các quyết định điều hành và quản lý trường đại học.
Thứ hai, mặc dù trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội đã sử dụng các phần mềm kế toán, tuy vậy tính kết nối thông tin giữa hệ thống thu học phí với hệ thống kế toán tổng hợp còn nhiều hạn chế, gây khó khăn cho việc kiểm tra và lập các báo cáo tổng hợp. Phần mềm kế toán còn nhiều hạn chế, như chưa tự động kết chuyển số
liệu để tính chênh lệch thu, chi và lập các báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách, do đó nhân viên kế toán tổng hợp vẫn phải dành nhiều thời gian và công sức để thực hiện các công việc đó một cách thủ công. Mặt khác hầu như trường chưa bố trí nhân viên chuyên trách quản trị mạng nội bộ của hệ thống kế toán, nên khi có các sự cố xảy ra, các công việc đều bị ngừng trệ và do đó ảnh hưởng đáng kể tới việc cung cấp thông tin của hệ thống kế toán.
Thứ ba, hệ thống chứng từ, tài khoản và sổ kế toán hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc tuân thủ theo chế độ qui định, chưa hướng tới việc tạo cơ sở cho việc cung cấp thông tin để tăng cường quản lý trong nội bộ nhà trường. Các tài khoản và các sổ kế toán chưa được mở chi tiết theo các nguồn thu và khoản chi đặc thù, theo từng ngành hay hệ đào tạo trong trường Đại học Công nghiệp Hà Nội nên không thuận tiện cho việc lập dự toán, theo dõi thực hiện và đưa ra các qui định về các khoản thu, chi này. Một số khoản thu từ hoạt động dịch vụ và sản xuất kinh doanh đã hạch toán không đúng tài khoản (trường đã hạch toán vào tài khoản 5118 thay vì phải hạch toán vào tài khoản 531).
Thứ tư, hệ thống dự toán hiện nay tại trường mới chỉ đáp ứng được yêu cầu bắt buộc của các cơ quan chủ quản cấp trên, chưa thực sự đáp ứng việc lập kế hoạch, tăng cường tự chủ tài chính trong trường. Qui trình lập dự toán không hợp lý, chỉ đơn thuần là việc cộng thêm một tỷ lệ % trên số thực hiện kỳ trước, dẫn tới việc lập dự toán mang nặng tính hình thức và không có ý nghĩa thực tiễn và không phát huy được trách nhiệm và quyền hạn trong việc phân cấp quản lý tài chính cho các bộ phận trực thuộc.
Thứ năm, hệ thống báo cáo kế toán hiện nay của trường mới chỉ có báo cáo quyết toán theo qui định của chế độ tài chính - kế toán áp dụng đối với đơn vị hành chính sự nghiệp. Các báo cáo tài chính đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và cung ứng dịch vụ chưa được quy định cụ thể gây khó khăn cho các trường và cơ quan quản lý kinh tế của Nhà nước
Thứ sáu, việc kiểm soát hệ thống thông tin kế toán của trường hiện nay mới chỉ đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của việc bảo vệ tài sản và bảo đảm cho việc ghi chép chính xác và tròn vẹn tất cả các dữ liệu phù hợp về nghiệp vụ phát sinh. Việc tuân thủ nguyên tắc bất kiêm nhiệm chưa thật sự triệt để. Phần mềm kế toán và phần mềm thu học phí tại các trường cho phép tất cả mọi người trong hệ thống đều có quyền truy cập, thay đổi hoặc xóa các nghiệp vụ chưa được cất giữ, trong khi trường không có cán bộ chuyên trách giám sát hệ thống, do đó rất dễ xảy ra gian lận. Việc đối chiếu giữa sổ sách và hiện vật tài sản ít được thực hiện trong các trường nên rất dễ gây nên sự mất mát tài sản hoặc không có biện pháp xử lý kịp thời đối với những mất mát đó.
4.1.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
a. Nguyên nhân của những hạn chế trong cơ chế quản lý tài chính
Thứ nhất, nhận thức của cán bộ, giảng viên ở trường về tự chủ tài chính chưa đầy đủ. Mặc dù chủ trương tự chủ tài chính trong các trường đại học công lập có từ năm 2002 và bắt đầu được thực hiện từ năm 2005, tuy nhiên cán bộ làm công tác quản lý tại trường cho rằng trong điều kiện hiện nay chưa thật sự cần thiết tăng quyền tự chủ tài chính cho trường.
Thứ hai, việc phân cấp quản lý tài chính trong các trường còn chậm đổi mới, chưa tạo điều kiện cho các đơn vị trực thuộc chủ động tìm kiếm nguồn thu ngoài ngân sách nhà nước để phát triển nhà trường.
Thứ ba, năng lực của cán bộ kế toán tài chính của trường còn chưa cao, việc hiểu biết về tự chủ tài chính còn chưa đầy đủ, nên việc tham mưu cho lãnh đạo trường chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Thứ tư, các cơ chế, chính sách của nhà nước còn khập khiễng, thiếu đồng bộ.