SỔ QUỸ BẢNG

Một phần của tài liệu tổ chức công tác kế toán tại trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 91 - 94)

- Đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ cần tập trung vào phân tích hiệu quả của từng hoạt động, cơ cấu chi phí của các loại hình để có biện pháp điều

SỔ QUỸ BẢNG

HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI SỔ,THẺ KẾ TOÁN CHI TIẾT BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT SỔ ĐĂNGKÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ CHỨNG TỪ GHI SỔ SỔ CÁI

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

SỔ QUỸ BẢNG BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH 24

một hình thức kế toán cụ thể. Đơn vị phải tổ chức hệ thống sổ kế toán, trình tự luân chuyển chứng từ, tài liệu kế toán, bố trí đội ngũ kế toán, mức độ trang cấp thiết bị cho phù hợp và hiệu quả.

Các đơn vị SNCL lựa chọn hình thức kế toán áp dụng phải tính đến các điều kiện cụ thể về phạm vi, quy mô, đặc điểm hoạt động, trình độ quản lý, đội ngũ kế toán viên, mức độ trang cấp thiết bị, cơ sở vật chất mà áp dụng cho phù hợp. Theo điều kiện hiện nay lựa chọn hình thức kế toán Nhật ký chung trong điều kiện áp dụng phần mềm kế toán trên máy vi tính là hợp lý, tiết kiệm v hiệu quả.

d. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán

+ Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách dùng để tổng hợp tình hình về tài sản, tiếp nhận và sử dụng kinh phí ngân sách của Nhà nước; Tình hình thu, chi và kết quả hoạt động của đơn vị SNCL trong kỳ kế toán, cung cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và thực trạng của đơn vị, là căn cứ quan trọng giúp cơ quan nhà nước, lãnh đạo đơn vị kiểm tra, giám sát điều hành hoạt động của đơn vị.

Các đơn vị SNCL theo chế độ kế toán hiện hành định kỳ kế toán viên phải tiến hành lập báo cáo tài chính theo đúng quy định, nội dung báo cáo, phương pháp tính chỉ tiêu, thời gian lập và gửi báo cáo.

Kế toán trưởng, Trưởng phòng tài chính kế toán hay phụ trách kế toán của đơn vị phải phân công quy định rõ trách nhiệm cho các bộ phận kế toán, phải cung cấp, báo cáo kịp thời số liệu, tài liệu và thời gian chính xác, kịp thời phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính.

Qua các báo cáo tài chính các đơn vị SNCL đã cung cấp thông tin về kinh tế, tài chính cơ bản, cần thiết cho công tác kiểm tra, kiểm soát tình hình quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí của đơn vị cho các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan chủ quản và đơn vị tổng hợp phân tích đánh giá các hoạt động tài chính của đơn vị, từ đó giúp cho cơ quan quản lý Nhà nước đề ra các kế hoạch phát triển cho tương lai và có những biện pháp quản lý phù hợp để khai thác các nguồn thu và điều chỉnh các khoản chi một cách hợp lý.

+. Phân tích báo cáo tài chính

Để quản lý tốt được các hoạt động về kinh tế, tài chính của các đơn vị SNCL đòi hỏi thủ trưởng các đơn vị phải nắm bắt được tình hình hoạt động về tài chính của đơn vị. Vì vậy, để phục vụ cho công tác chỉ đạo, lãnh đạo đơn vị nói chung và

công tác tài chính nói riêng thì phải tiến hành phân tích hoạt động kinh tế, từ đó nắm bắt được những mặt tích cực và những mặt còn hạn chế của đơn vị, nhằm đề ra những kế hoạch, biện pháp chỉ đạo kịp thời các hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị, khắc phục những nhược điểm, phát huy những kết quả tốt đã được được nhằm đem lại hiệu quả kinh tế tốt hơn cho hoạt động tài chính của đơn vị.

- Phương pháp phân tích: Để tiến hành phân tích tài chính, người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, như: Phương pháp so sánh, phương pháp số tuyệt đối, phương pháp số tương đối, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp đồ thị.

- Nội dung phân tích: Khi tiến hành phân tích hoạt động tài chính của đơn vị, để đem lại hiệu quả kinh tế cần tập trung vào phân tích một số các chỉ tiêu, nội dung chủ yếu của các đơn vị, bao gồm:

+ Chi cho con người, bao gồm: Chi tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, học bổng học sinh, sinh viên, tiền thưởng, phúc lợi tập thể, y tế, vệ sinh, các khoản đóng góp, thanh toán cá nhân.

+ Chi cho quản lý hành chính, bao gồm: Dịch vụ công cộng, cung ứng văn phòng, thông tin liên lạc, hội nghị phí, công tác phí, chi phí thuê mướn;

+ Chi hoạt động chuyên môn nghiệp vụ;

+ Chi mua sắm, sửa chữa tài sản, sửa chữa thường xuyên TSCĐ, sửa chữa lớn TSCĐ;

+ Chi tổ chức thu phí;

+ Chi cho hoạt động nghiên cứu khoa học; + Chi thực hiện nhiệm vụ Nhà nước đặt hàng; + Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; + Chi thực hiện tinh giản biên chế;

+ Chi thực hiện nhiệm vụ đột xuất do cấp có thẩm quyền giao; + Chi đầu tư phát triển (xây dựng cơ bản);

+ Chi khác.

Qua các nội dung chi tiêu, cần tập trung đi sâu vào phân tích đánh giá tình hình các khoản chi chủ yếu, như: Chi phí quản lý hành chính, chi người lao động, chi cung ứng dịch vụ, chi nghiệp vụ chuyên môn... thông qua các phương pháp phân tích có thể sử dụng, như: Phương pháp so sánh, phương pháp thống kê để đưa ra các biện pháp đề xuất kịp thời, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn NSNN.

Việc tổ chức công tác kế toán về tổ chức báo cáo tài chính, phân tích báo cáo 26

tài chính đối với các Đại học là rất quan trọng. Các nội dung về tổ chức báo cáo tài chính, phân tích báo cáo tài chính của đơn vị SNCL được vận dụng vào đơn vị Đại học.

+. Công khai tài chính : Công tác công khai tài chính thực hiện theo quy

định tại Thông tư số 21/2005/TT-BTC ngày 22/5/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính với hình thức công khai tại hội nghị giao ban, đại hội công nhân viên chức hoặc niêm yết trên bảng thông báo của đơn vị.

Một phần của tài liệu tổ chức công tác kế toán tại trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 91 - 94)