Giải pháp thứ sáu Hoàn thiện tổ chức kiểm tra tài chính, kế toán

Một phần của tài liệu tổ chức công tác kế toán tại trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 129 - 131)

- Sân vận động, khu vui chơi thể thao, ký túc xá hiện đại, nhà ăn phục vụ cán

b. Nguyên nhân của những hạn chế trong hệ thống thông tin kế toán

4.3.6 Giải pháp thứ sáu Hoàn thiện tổ chức kiểm tra tài chính, kế toán

Tổ chức tự kiểm tra tài chính, kế toán là một trong những vấn đề rất quan trọng để đảm bảo cho công tác kế toán của đơn vị đi vào nề nếp, thực hiện đúng chế độ tài chính quy định nhằm phát hiện, ngăn ngừa, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm, những hành vi tiêu cực trong quản lý tài chính. Tổ chức tự kiểm tra tài chính, kế toán hay cụ thể đó là tổ chức công tác kiểm tra nội bộ.

Tổ chức công tác kiểm tra nội bộ phải được tiến hành bởi nhân viên chuyên trách hoặc kiêm nhiệm làm việc tại đơn vị. Kiểm tra nội bộ nhằm mục đích chủ yếu để đánh giá việc thực hiện các quy chế chi tiêu nội bộ, kiểm tra công tác kế toán, tài chính ở đơn vị. Công tác kiểm tra nội bộ có tính độc lập tương đối cao so với công tác tự kiểm tra ở các bộ phận. Nó có tác động tích cực đến việc phát hiện và điều chỉnh những sai sót trong công tác quản lý và công tác kế toán ở đơn vị, vì vậy việc xây dựng quy chế tự kiểm tra nội bộ phải được cụ thể hóa bằng các chính sách, chế độ của Nhà nước cũng như các quy định của ngành nhằm đảm bảo cho hoạt động của đơn vị tuân thủ nghiêm chỉnh các chính sách, chế độ của Nhà nước.

Để công tác kiểm tra nội bộ các đơn vị được phát huy hiệu quả cần phải thực hiện một số nội dung sau:

Thứ nhất, phải thành lập bộ phận làm công tác kiểm tra nội bộ có thể là các

cán bộ kiêm nhiệm nhưng ít nhất phải có một cán bộ chuyên trách có trình độ, năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Bộ phận này cần được thành lập và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo đơn vị.

Thứ hai, phải xây dựng quy chế kiểm tra cụ thể và phổ biến đến toàn bộ các

Khoa, Phòng cũng như các CBCNV của đơn vị. Trong quy chế ngoài việc quy định cụ thể vai trò trách nhiệm của bộ phận kiểm tra nội bộ, mối quan hệ giữa các Khoa, Phòng, cá nhân đối với hoạt động kiểm tra nội bộ cần phải có quy định cụ thể lĩnh vực hoạt động của đơn vị, cơ cấu bộ máy quản lý, thời gian làm việc của các bộ phận chức năng, quy chế và quản lý tài chính đặc biệt là quản lý công nợ, TSCĐ, tiền mặt...

Thứ ba, phải xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể, rõ ràng và đưa ra ngay từ đầu

năm đồng thời phổ biến cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của đơn vị được biết.

Thứ tư, kiểm tra xong phải báo cáo và công khai kết quả kiểm tra. Quá trình

kiểm tra nếu có phát hiện sai sót cần phải đề xuất biện pháp để sửa chữa và điều chính cho kịp thời.

Thứ năm, Cần ban hành quy chế phân cấp và quản lý tài chính cụ thể cho các

đơn vị trực thuộc, trên cơ sở đó xây dựng cơ chế kiểm soát các hoạt động tài chính đối với cấp dưới đảm bảo tính thống nhất toàn đơn vị, chấp hành chính sách của Nhà nước, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính. Định kỳ, thực hiện kiểm tra công tác thu - chi tài chính và tiến hành thẩm định xét duyệt quyết toán cho các đơn

Một phần của tài liệu tổ chức công tác kế toán tại trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 129 - 131)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w