- Đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ cần tập trung vào phân tích hiệu quả của từng hoạt động, cơ cấu chi phí của các loại hình để có biện pháp điều
2.3.2.4 Tổ chức kiểm tra công tác kế toán
Công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán là công việc có tính chất thường xuyên nhằm:
- Đảm bảo quá trình cung cấp, thu nhận và xử lý thông tin được đầy đủ, trung thực, chính xác, kịp thời trong quá trình quản lý và sử dụng vật tư tài sản, các nguồn kinh phí của đơn vị SNCL.
- Đánh giá tình hình triển khai chấp hành dự toán ngân sách hàng năm tại đơn vị theo quy định của pháp luật về NSNN, tình hình chấp hành công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của đơn vị.
- Đánh giá chất lượng hoạt động, tình hình chấp hành cơ chế chính sách và quản lý các khoản thu, chi tài chính, quản lý và sử dụng tài sản, tiền vốn, sử dụng quỹ lương, quỹ thưởng, các quỹ của cơ quan và công tác đầu tư xây dựng cơ bản trong đơn vị.
- Phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, áp dụng các biện pháp xử lý các sai phạm theo đúng thẩm quyền đã được phân cấp. Đồng thời tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá những tồn tại, tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương hướng, biện pháp khắc phục nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính, kế toán tại đơn vị.
Để đảm bảo cho quá trình kiểm tra có hiệu quả thì cần phải tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:
- Kiểm tra việc lập, thu thập, xử lý chứng từ kế toán; Kiểm tra việc mở sổ, ghi sổ, khóa sổ kế toán;
- Kiểm tra việc áp dụng và ghi chép các tài khoản kế toán;
- Kiểm tra việc lập báo cáo tài chính, phân tích, nộp và sử dụng báo cáo tài chính; - Kiểm tra việc thực hiện kiểm kê tài sản thường xuyên hoặc đột xuất theo quy định của Nhà nước, việc thực hiện lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán;
- Đối với các đơn vị phải kiểm toán báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật; - Kiểm tra việc tổ chức bộ máy, phân công công việc và lề lối làm việc, đánh giá tính hợp lý của việc bố trí, sử dụng cán bộ, quan hệ công tác và mối quan hệ giữa các cá nhân và bộ phận;
- Kiểm tra việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí kế toán trưởng, cán bộ, viên chức tài chính, kế toán;
- Kiểm tra việc chấp hành các chế độ chính sách tài chính của Nhà nước đã được quy định.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Nội dung chương 2 đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về tổ chức công tác kế toán, về đặc điểm, chức năng, vai trò, nhiệm vụ, nguồn tài chính và cơ chế quản lý tài chính, ý nghĩa, nội dung tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị kế toán nói chung và trong các đơn vị SNCL nói riêng. Đây là những vấn đề rất quan trọng, là cơ sở của việc vận dụng các lý luận và thực tiễn đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán của Đại học Công nghiệp Hà Nội đang thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý tài chính.
CHƯƠNG 3