Vai trò và nhiệm vụ của kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập cóthu

Một phần của tài liệu tổ chức công tác kế toán tại trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 76 - 78)

- Đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ cần tập trung vào phân tích hiệu quả của từng hoạt động, cơ cấu chi phí của các loại hình để có biện pháp điều

2.2. Vai trò và nhiệm vụ của kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập cóthu

2.2.1. Vai trò của kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập có thu * Vai trò của kế toán trong hệ thống quản lý kinh tế, tài chính

Nền sản xuất hàng hóa càng phát triển thì kế toán càng có vai trò quan trọng, như C. Mác đã viết: "Kế toán như là phương tiện (công cụ) kiểm soát và tổng kết quá trình sản xuất trên ý niệm, càng trở nên cần thiết chừng nào mà quá trình càng có quy mô xã hội, càng mất dần tính chất thuần túy cá thể. Cho nên kế toán càng cần thiết đối với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa hơn là đối với nền sản xuất phân tán của thợ thủ công và nông dân, lại càng cần thiết đối với nền sản xuất công cộng hơn là đối với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa". Liên hệ với Việt Nam ta thấy, vai trò, vị trí của kế toán đã được khẳng định rất quan trọng trong hệ thống quản lý tài chính cả cấp vĩ mô lẫn vi mô được thể hiện như sau:

- Kế toán là một phân hệ thông tin quan trọng cấu thành nên hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị.

- Kế toán là công cụ quan trọng phục vụ cho quản lý, điều hành, kiểm soát kinh tế, tài chính đáng tin cậy nhất.

Thực tiễn đã chứng minh, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức nào cũng đều phải có kế toán, nếu không có kế toán thì không thể quản lý được. Đơn vị nào tổ chức kế toán tốt, khoa học, hợp lý thì sẽ có một hệ thống thông tin kế toán đáng tin cậy. Ngược lại, đơn vị nào ít quan tâm đến công tác kế toán thì chắc chắn độ tin cậy của thông tin kế toán không cao, các nhà quản lý sẽ gặp nhiều khó khăn và rủi ro trong quản lý, điều hành hoạt động. Ở góc độ quản lý vĩ mô kinh tế, tài chính, các Bộ, các ngành, các cơ quan quản lý và kiểm tra tài chính (Tài chính, Thuế, Kho bạc, Ngân hàng, Thanh tra, Kiểm toán...) đều phải sử dụng thông tin kế toán phục vụ công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát của mình. Nếu không có thông tin kế toán đáng tin cậy thì chắc chắn cơ quan trên không thể thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của mình.

* Vai trò của kế toán trong việc thực hiện hạch toán tại đơn vị SNCL

Trong điều kiện hoạt động của đơn vị phải hạch toán thì mới tồn tại và phát triển được. Kế toán sẽ là bộ phận chức năng cung cấp, đáp ứng đầy đủ yêu cầu về thông tin kinh tế, tài chính đáng tin cậy cho nhà quản lý. Kế toán với tư cách là công cụ phản ánh đo lường tính toán ghi chép về các hoạt động kinh tế, tài chính phát sinh tại đơn vị, mọi thông tin mà kế toán cung cấp là cơ sở để Thủ trưởng đơn vị quản lý, đánh giá tình hình tiếp nhận và sử dụng kinh phí của đơn vị, qua đó nắm bắt được quá trình hoạt động của đơn vị thấy được những mặt tích cực để phát huy, đồng thời cũng tìm ra được những hạn chế, khuyết điểm để khắc phục giúp cho đơn vị có kế hoạch và định hướng đúng đắn trong hoạt động quản lý kinh tế, tài chính của đơn vị trong những năm tiếp theo.

Kế toán có vai trò tư vấn cho nhà quản lý các tình huống quyết định phù hợp, kịp thời. Thông qua việc tổ chức thu nhận thông tin (cả thông tin quá khứ và thông tin liên quan đến tương lai), xử lý và phân tích thông tin, kế toán (kế toán quản trị) có thể giải thích thông tin, tham mưu, tư vấn cho nhà quản trị trong việc lựa chọn các phương án quyết định phù hợp nhất.

Như vậy, kế toán là công cụ hết sức quan trọng trong công tác quản lý ở các đơn vị, nó không chỉ dừng lại ở góc độ giúp cho đơn vị nắm bắt được tình hình tài chính của đơn vị mà còn giúp cho nhà quản lý có thể hoạch định chiến lược phát triển của đơn vị, từ đó xem xét và điều chỉnh hoạt động của đơn vị cho phù hợp.

2.2.2.Nhiệm vụ của kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập có thu

Xuất phát từ bản chất và vai trò của kế toán là công cụ quản lý sử dụng để thu thập, xử lý, cung cấp thông tin kinh tế, tài chính phục vụ cho mục đích quản lý, kiểm tra, điều hành hoạt động kinh tế, tài chính, kế toán có những chức năng sau:

- Thu nhận, xử lý, kiểm tra, cung cấp thông tin

- Phân tích, tư vấn cho nhà quản lý trong các tình huống quyết định.

Theo quy định của Luật Kế toán, để phục vụ cho kiểm tra, kiểm soát tình hình sử dụng và thanh quyết toán các khoản kinh phí được ngân sách cấp phát cũng như các nguồn thu của đơn vị sự nghiệp, kế toán trong các đơn vị HCSN phải làm tốt các nhiệm vụ sau:

- Thu thập, phản ánh, xử lý và tổng hợp thông tin về nguồn kinh phí được cấp, được tài trợ, được hình thành và tình hình sử dụng các khoản kinh phí cũng như các khoản thu khác phát sinh tại đơn vị.

- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chi; tình 10

hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, tài chính và các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước; kiểm tra tình hình chấp hành kỷ luật thu nộp Ngân sách, chấp hành kỷ luật thanh toán và các chế độ, chính sách tài chính của Nhà nước.

- Kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng các loại vật tư, tài sản công ở đơn vị. - Theo dõi, kiểm soát tình hình phân phối kinh phí cho các đơn vị dự toán cấp dưới, tình hình chấp hành dự toán thu, chi và quyết toán của các đơn vị cấp dưới.

- Lập, nộp các báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý và cơ quan tài chính đúng hạn và đúng quy định.

- Cung cấp thông tin cần thiết cho quản lý để phục vụ cho việc xây dựng dự toán, xây dựng các định mức chi tiêu. Đồng thời tiến hành phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí, vốn và các quỹ ở đơn vị.

2.3. Nguyên tắc và nội dung tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập có thu

Một phần của tài liệu tổ chức công tác kế toán tại trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w