ạ Về phân cấp quản lý công tác đào tạo ở quận
Ở cấp quận, Phòng Nội vụ là cơ quan tham mưu giúp UBND quận quản lý công tác ĐTCC khối chính quyền. Bên cạnh đó Ban Tổ chức Quận
ủy cùng phối hợp với Phòng Nội vụ trong công tác xây dựng kế hoạch cử
công chức đi đào tạo hàng năm.
Đối với việc đào tạo cao cấp chính trị do Ban Tổ chức Quận ủy đề
xuất Ban Tổ chức Thành ủy cử công chức đi đào tạo; về kiến thức quản lý nhà nước, tin học hóa trong quản lý hành chính nhà nước... cho công chức do Sở Nội vụ trực tiếp mở lớp, kiểm soát và phối hợp với các cơ sởđào tạo; về chuyên môn nghiệp vụ trình độ đại học và sau đại học thì cử công chức
đi đào tạo tại các cơ sở đào tạo trên địa bàn thành phố sau khi có kết quả
trúng tuyển. Ngoài ra, đối với các lớp đào tạo về một số kỹ năng cho công chức thì do Sở Nội vụ tổ chức thực hiện nhưng với số lượng không nhiềụ
b. Hệ thống đào tạo
Đào tạo đại học và sau đại học: Trên địa bàn thành phốĐà Nẵng có các trường thành viên của Đại học Đà Nẵng do Bộ giáo dục và đào tạo quản lý. Bên cạnh đó, đào tạo đại học và sau đại học còn được tổ chức theo mô hình liên kết với các cơ sởđào tạo khác trên địa bàn thành phốĐà Nẵng.
Đối với đào tạo về lý luận chính trị, quản lý nhà nước có Học viện Chính trị khu vực III, Trường Chính trị thành phốĐà Nẵng, Trung tâm bồi dưỡng lý luận chính trị của quận.
Ngoài ra, đào tạo về tin học, ngoại ngữ và các kỹ năng khác đối với công chức thực hiện theo hình thức phối hợp với các trung tâm đào tạo trên
67
địa bàn thành phố do Sở Nội vụ tổ chức thực hiện.
Nhìn chung, mạng lưới ĐTCC của quận chỉở hình thức phối hợp với các cơ sở đào tạo trên địa bàn thành phố. Còn đối với trung tâm đào tạo tại quận thì thời gian thành lập chưa lâu nên các điều kiện để đảm bảo chất lượng đào tạo chưa caọ
c. Các điều kiện đảm bảo công tác đào tạo công chức
Tài chính
Căn cứ vào kế hoạch phê duyệt cử công chức đi đào tạo, thành phố
phân bổ kinh phí hàng năm về cho quận trên cơ sở đối tượng công chức
được cử đi đào tạo các lớp. Giai đoạn 2006-2012, tổng chi đầu tư phát triển trên địa bàn 3.841.722 triệu đồng, trong đó: chi cho giáo dục - đào tạo 10,18%. Tổng chi thường xuyên trên địa bàn 5.108.240 triệu đồng, trong
đó: chi cho giáo dục - đào tạo 45,53%. Như vậy, chi sự nghiệp giáo dục -
đào tạo của quận chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng ngân sách, mức
đầu tư luôn tăng dần qua các năm. Điều đó cho thấy sự quan tâm, đầu tư
cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo của quận là rất lớn.
Về Cơ sở vật chất-kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo
Quận chưa được phân cấp về công tác đào tạo mà chỉ cử đi đào tạo tại các cơ sở đào tạo trong nước, nên không trang bị cơ sở vật chất - kỹ
thuật phục vụ cho công tác đào tạọ Tuy nhiên, ở quận có Trung tâm bồi dưỡng chính trị thì hầu như sử dụng hội trường và các phương tiện sẵn có chứ không đầu tư trang bị riêng.
Tình hình đội ngũ cán bộ giảng dạy
Việc ĐTCC quận trên cơ sở phối hợp với các cơ sở đào tạo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nên với đội ngũ giảng viên của các cơ sở ĐTCC
được đảm bảo để thực hiện nhiệm vụ mở lớp hằng năm; được bồi dưỡng chuẩn hoá chuyên môn, nâng cao trình độ theo tiêu chuẩn quy định; thường
68
xuyên được bố trí đi bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, học tập chủ trương, chính sách mới do cấp thẩm quyền tổ chức. Nhưng hiện nay chưa xây dựng
được đội ngũ giảng viên chuyên vềđào tạo đối với công chức. Nội dung và phương pháp giảng dạy, đào tạo
Trong những năm qua, các cơ sở ĐTCC đã quan tâm đến việc đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, có trường thuận lợi về nghiệp vụ
sư phạm, có trường thực hiện tốt việc kết hợp giảng dạy lý thuyết với bồi dưỡng kỹ năng thực hành. Tuy nhiên, nội dung và phương pháp giảng dạy của một số trường vẫn còn hạn chế nhất định, nhiều trường vẫn chủ yếu sử
dụng phương pháp giảng dạy truyền thống, việc đổi mới chưa thực chất. Bên cạnh đó, năng lực tiếp thu, tư duy sáng tạo, ý thức tự học của một bộ
phận công chức quận còn thấp nên việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy vẫn còn khó khăn.