Hoàn thiện đánh giá hiệu quả công tác đào tạo công chứ c

Một phần của tài liệu công tác đào tạo công chức quận sơn trà thành phố đà nẵng (Trang 99 - 101)

Chất lượng của một chương trình, một khóa đào tạo là kết quả nỗ lực của các bên tham giạ Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo là một khâu rất quan trọng trong công tác ĐTCC. Việc đánh giá một chương trình, khoá đào tạo phải được xem xét từ nhiều góc độ khác nhaụ Thông qua kết quả đánh giá sẽ giúp cho những người tổ chức thực hiện biết được công tác đào tạo

91

có đạt được mục tiêu đặt ra hay không và đạt được ở mức độ nàọ Hiện nay việc đánh giá hiệu quả đào tạo mới chỉ thông qua việc so sánh số lượng công chức hoàn thành khóa đào tạo với các mục tiêu và tiến độ đặt ra nên chưa phản ánh chính xác hiệu quả của công tác ĐTCC. Để đánh giá hiệu quả công tác đào tạo thực sự có ý nghĩa cần phải:

Thứ nhất đánh giá thông qua phản ứng của học viên sau khi tham gia khóa đào tạo trên cơ sở ý kiến phản ánh của học viên sẽ biết được mức độ

hài lòng của học viên đối với khóa học, nội dung khóa học và chất lượng giảng dạy của các giảng viên, đánh giá, phân loại giảng viên đủ chuẩn, cơ

cấu, số lượng giảng viên cần thiết của các cơ sở đào tạo; xây dựng đội ngũ

giảng viên kiêm chức ổn định; thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ và kiến thức mới cho đội ngũ giảng viên, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo trong những lần saụ

Thứ hai đánh giá kết quả thực hiện công việc của công chức trên cơ

sở kết quả thực hiện công việc của công chức sau đào tạo và so sánh với kết quả thực hiện công việc trước khi đào tạo, đánh giá mức độ vận dụng các kiến thức, kỹ năng mà công chức đã được đào tạo vào thực tế công việc. Việc công chức thực thi nhiệm vụ tốt, đem lại lợi ích thực tế cho cơ

quan, đơn vị sẽ giúp hình thành các chuẩn mực thực thi mới nhằm nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ; việc đề xuất và thực hiện các sáng kiến, cải tiến trên cơ sở áp dụng những kiến thức, kỹ năng đã học được sẽ giúp cơ

quan, đơn vị nâng cao khả năng tiết kiệm nguồn lực, giúp cơ quan, đơn vị

nâng cao hiệu quả làm việc. Không chỉ vậy công chức sau khi học về ngoài việc áp dụng kiến thực đã được đào tạo vào thực tế công việc mà còn cần có sự hỗ trợ của lãnh đạo đơn vị và đồng nghiệp, để tạo điều kiện áp dụng những kiến thức, kỹ năng mới vào trong công việc. Từ đó công chức sẽ

giúp cho cơ quan, đơn vị tiết kiệm được chi phí và nâng cao giá trị của công tác đào tạọ Vì vậy cần thiết phải xây dựng bộ tiêu chí đánh giá công chức một cách khách quan, khoa học và phù hợp, từ đó cử công chức tham

92

gia các lớp đào tạo phù hợp với vị trí công tác họ đang đảm nhận. Bộ tiêu

chí này được áp dụng trong việc kiểm tra, đánh giá chất lượng ĐTCC phải

đảm bảo chất lượng, tính công khai minh bạch trong đánh giá. Trong quá trình đánh giá, những kiến nghị, đề xuất của học viên về khoá đào tạo là cơ

sở quan trọng trong việc thiết kế lại và thực hiện tốt hơn chương trình đào tạo, đồng thời giúp cơ quan sử dụng công chức nhận thức được mức độ đúng đắn trong việc hoạch định chiến lược phát triển nguồn nhân lực, lựa chọn đối tượng cử đi đào tạo và cơ sở cung cấp dịch vụđào tạọ

Thứ ba để đánh giá chính xác một khóa đào tạo, cơ quan sử dụng công chức cần phải tham gia ngay từ khi xác định nhu cầu và chương trình đào tạo đối với công chức. Cơ quan cử công chức đi đào tạo phải có sự hợp tác với cơ sở đào tạo trong việc xây dựng, theo dõi quá trình đào tạo của công chức. Do vậy, để nâng cao chất lượng ĐTCC, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý sử dụng công chức, cơ quan tổ chức đào tạo và ý thức trách nhiệm trong việc học của công chức.

Một phần của tài liệu công tác đào tạo công chức quận sơn trà thành phố đà nẵng (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)