dụng, sử dụng, thuyên chuyển, đề bạt bổ nhiệm đối với công chức
Đội ngũ công chức là một trong những nhân tố có tầm quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của nước tạ Công tác đánh giá công chức là tiền đề, công tác quy hoạch là nền tảng, luân chuyển công chức là khâu đột phá,
ĐTCC vừa là yêu cầu trước mắt, vừa là nhiệm vụ lâu dàị Đây là bốn khâu không thể thiếu, gắn bó mật thiết với nhau, khâu này là tiền đề cho khâu kiạ
Hiện nay việc đánh giá công chức vẫn còn theo lối cũ, cảm tính, chung chung, không thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu của từng người, vẫn còn tình trạng “khi yêu trái ấu cũng tròn, khi ghét thì bồ hòn cũng méo”. Từ đó dẫn đến việc bố trí, sử dụng công chức còn nhiều thiếu sót... Để đánh giá
đúng đội ngũ công chức, Văn kiện Đại hội X của Đảng (trang 295) đã chỉ
rõ: “Đánh giá cán bộ phải công khai, minh bạch, khách quan, toàn diện và công tâm, lấy hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ công tác làm thước đo phẩm chất và năng lực của cán bộ. Đánh giá cán bộ lãnh đạo phải căn cứ vào hiệu quả công tác, khả năng đoàn kết, quy tụ, phát huy sức mạnh của tập thể, tạo ra sự tiến bộ và kết quả cụ thể trong ngành, lĩnh vực, địa phương
đơn vị mình phụ trách”. Để đánh giá công chức đúng trước hết phải căn cứ
vào tiêu chuẩn công chức (tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể). Phải căn cứ vào hiệu quả công tác thực tế: Hiệu quả về kinh tế; hiệu quả về xây dựng Đảng, Chính quyền và đoàn thể; hiệu quả về đoàn kết nội bộ. Căn cứ
vào mức độ tín nhiệm của đồng nghiệp, phải căn cứ vào môi trường và điều kiện công tác, căn cứ vào trách nhiệm liên đớị Đánh giá công chức còn phải xem xét tổng thể các mối quan hệ xã hội và gia đình... Việc đánh giá cán bộ phải làm hàng năm, trước khi bổ nhiệm, đề bạt hoặc thuyên chuyển công tác hay hết thời gian tập sự.
Công tác quy hoạch cán bộ dự nguồn là nền tảng, cơ sở, căn cứ cho việc đào tạo và luân chuyển công chức. Quy hoạch công chức là một trong những khâu quan trọng trong công tác cán bộ. Làm quy hoạch là tạo điều
75
kiện để kiện toàn tổ chức và đổi mới lực lượng công chức một cách thường xuyên. Có quy hoạch cán bộ mới bảo đảm được tính kế thừa và liên tục trong đội ngũ công chức không để bị thiếu, bị hẫng hụt như lâu naỵ Có quy hoạch cán bộ mới có thể xây dựng được kế hoạch cán bộ. Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII của Đảng về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước đã khẳng định: “Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộđi vào nề nếp, chủđộng, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài”. Quy hoạch cán bộ được thực hiện đồng bộ từ chủ trương, biện pháp tạo nguồn cán bộđến việc dự kiến bố trí, sắp xếp tổng thể đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Mục tiêu của quy hoạch là lựa chọn được những công chức thực sự có đức, có tài để đưa vào nguồn kế cận, dự bị; từng bước giao nhiệm vụ, thử thách, rèn luyện, có kế hoạch đào tạo thông qua trường lớp và qua thực tiễn nhằm tạo nguồn bổ sung cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mớị Quy hoạch cán bộ không chỉ vận hành trong phạm vi một cơ
quan, đơn vị hay một địa phương mà cần kết hợp quy hoạch ngành, quy hoạch của các địa phương, gắn quy hoạch của cấp trên với quy hoạch của cấp dưới; một chức danh được quy hoạch cho nhiều người, một người có thể quy hoạch cho nhiều chức danh. Từ đó, tạo cơ chế bình đẳng cho công chức rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành. Luân chuyển công chức lãnh
đạo, quản lý là khâu đột phá. Luân chuyển công chức lãnh đạo và quản lý theo Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị không phải là vấn đề mới mà là sự kế
thừa, phát triển những quan điểm của Đảng và Bác Hồ về công tác cán bộ. Sở dĩ luân chuyển cán bộ là khâu đột phá bởi vì nếu làm tốt công tác luân chuyển cán bộ sẽ thúc đẩy việc đánh giá công chức, quy hoạch và ĐTCC. Công chức lãnh đạo trong hệ thống chính trị cần được luân chuyển để đảm bảo cơ cấu, số lượng hợp lý, phù hợp với sở trường của công chức. Tạo
76
sở, bộc lộ tài năng, khắc phục tình trạng khép kín trong từng ngành, từng
địa phương, từng tổ chức, tạo nên sự đồng đều về chất lượng cán bộ từng cấp.
ĐTCC vừa là yêu cầu trước mắt, vừa là nhiệm vụ lâu dàị Công tác
đào tạo là một khâu quan trọng trong công tác cán bộ. ĐTCC theo quy hoạch là khâu cơ bản có tính chiến lược trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ
cho tương laị Trên cơ sở lấy chất lượng và hiệu quả làm việc của công chức làm mục tiêu đào tạo cán bộ nhằm trang bị những kiến thức cơ bản về
thế giới quan và phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bổ sung và nâng cao kiến thức, kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ, theo tiêu chuẩn chức danh đã được xác định. Công chức được luân chuyển phải trong quy hoạch và được đào tạo, trang bị kiến thức cơ bản trước khi luân chuyển. Chú trọng việc thường xuyên bồi dưỡng cập nhật những kiến thức mới về quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ lãnh đạo, quản lý. Kết hợp chặt chẽ học đi đôi với hành, học tập lý luận với nâng cao phẩm chất, đạo đức và rèn luyện trong thực tiễn công tác.
Bên cạnh đó công tác ĐTCC phải bám sát kế hoạch tuyển dụng và bổ nhiệm cán bộ để xây dựng kế hoạch đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, kiến thức kỹ năng quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học để đảm bảo công chức dự bị mới tuyển dụng thích ứng với môi trường làm việc và công tác đề bạt bổ nhiệm thực hiện kịp thời, đúng quy định.
Như vậy các khâu đánh giá, quy hoạch, luân chuyển và ĐTCC có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và phải được tiến hành đồng bộ. Đây là những nhân tố có ý nghĩa quyết định đến việc thực hiện thành công sự
nghiệp CNH-HĐH đất nước.