Mục tiêu ĐTCC ở Việt Nam được xác định cụ thể theo từng thời kỳ phù hợp với sự đổi mới tư duy về chức năng của hoạt động đào tạo, phù hợp với sự
22
Những năm trước đây, mục tiêu của ĐTCC là nhằm khắc phục sự thiếu hụt về kiến thức khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn ngạch. Công tác ĐTCC đã đạt được kết quảđáng kể góp phần nâng cao kiến thức, năng lực, tăng cường khả năng thích ứng của đội ngũ công chức nhà nước. Mục tiêu lâu dài và tổng quát của việc ĐTCC nhà nước là “Trang bị, nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ cho
đội ngũ công chức hành chính và cán bộ, công chức cấp xã nhằm xây dựng
đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, có phẩm chất tốt và có đủ năng lực thi hành công vụ, tận tụy phục vụđất nước và phục vụ nhân dân”. Đồng thời hàng năm, “Các Bộ, ngành, các địa phương phải đảm bảo ít nhất 20% số
công chức hành chính nhà nước và cán bộ chính quyền cơ sở cấp xã, phường
được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý hành chính và quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội phù hợp với công việc và nhiệm vụ được giao” [30].
Mục tiêu đào tạo là cơ sở để xác định các chương trình, nội dung, hình thức, thời gian và đối tượng tham gia đào tạọ Việc xác định đúng mục tiêu
đào tạo đối với công chức sẽ trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực thi công vụ, từ đó họ sẽ có những hành vi và thái độ tích cực hơn đối với công việc hiện tại và đạt các kết quả tốt sau quá trình đào tạọ Trên cơ sở đó đẩy nhanh quá trình cải cách hành chính, giải quyết hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, KT-XH đặt ra đối với công tác quản lý nhà nước. Góp phần xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp và có chất lượng cao, có đủ năng lực xây dựng nền hành chính tiên tiến, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và quản quản lý nhà nước trong thế kỷ XXỊ Do đó mục tiêu ĐTCC giai đoạn hiện nay bao gồm:
- Trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ; - Góp phần xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp có đủ năng lực
23
xây dựng và vận hành nền hành chính tiên tiến, hiện đạị
Như vậy, mục tiêu ĐTCC nhà nước không chỉ nhằm bổ sung, khắc phục sự thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng của công chức mà còn phải đáp ứng
được các mục tiêu phát triển KT-XH, đóng góp vào công cuộc đổi mới của
đất nước. Không chỉ vậy, việc xác định các mục tiêu lâu dài và trước mắt của công tác ĐTCC ở nước ta còn nhằm hướng đến mục tiêu ĐTCC cho những nhiệm vụ thiết thực và cụ thể như phát triển KT-XH, cải cách và hiện đại hóa nền hành chính, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới, quản lý và phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Từ đó cho thấy ĐTCC giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.