THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO CÔNG CHỨC QUẬN SƠN TRÀ VÀ CÁC

Một phần của tài liệu công tác đào tạo công chức quận sơn trà thành phố đà nẵng (Trang 67 - 71)

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐÀO TẠO CÔNG CHỨC

Công chức quận hằng năm được đào tạo thông qua việc xây dựng kế

hoạch cửđi đào tạo trên các lĩnh vực về chuyên môn, trình độ lý luận chính trị

và kiến thức quản lý nhà nước và ngoài ra còn đào tạo về một số kỹ năng theo yêu cầu nhiệm vụđược giaọ

2.3.1. Xác định nhu cầu đào tạo công chức

Hàng năm định kỳ vào tháng 10, UBND quận đã chỉđạo Phòng Nội vụ

ban hành văn bản đến các cơ quan, đơn vị, UBND các phường thuộc quận lập danh sách đăng ký về nhu cầu đào tạo của công chức đơn vị mình. Trên cơ sở đó, Phòng Nội vụ tổng hợp, đối chiếu với thực trạng đội ngũ công chức đang công tác tại các ngành, lĩnh vực có liên quan; cân đối nguồn lực, xây dựng kế

hoạch của UBND quận gởi Quận ủy Sơn Trà thống nhất ý kiến, ban hành danh sách đề nghị cử đi đào tạo đối với công chức quận và gửi về Sở Nội vụ

thành phố để tổng hợp, trình UBND thành phố phê duyệt. Trên cơ sở danh sách công chức được cử đi đào tạo sau khi được phê duyệt, trên cơ sở Sở Nội

vụ phối hợp với các cơ sở đào tạo thông báo chiêu sinh các lớp, UBND quận triển khai theo quy định, lựa chọn đối tượng có chuyên ngành, vị trí công tác phù hợp đối với công chức và thực hiện theo kế hoạch, nội dung chương trình

đào tạọ

Tuy nhiên thực tế thời gian qua đội ngũ công chức ở một sốđịa phương thuộc quận được cử đi đào tạo còn bất cập và số lượng không nhiềụ Không ít

59

trường hợp đi đào tạo vì để được nâng ngạch lên lương, vì công tác cán bộđể được bổ nhiệm sau một thời gian công tác, … đề nghị được đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn lại khác với trình độ chuyên môn trước đây đã được

đào tạo, đơn cử: trước đây đào tạo ngành kinh tế nay chuyển sang đào tạo sau

đại học về ngành luật; kỹ sư tin học lại chuyển sang học sau đại học về hành chính công mà nền tảng cơ bản của 4 năm đại học không có để tiếp thu kiến thức về đào tạo chuyên ngành … Đấy là sự bất hợp lý còn tồn tại trong việc sắp xếp, bố trí cũng như ĐTCC ở các địa phương khác nói chung và ở quận nói riêng.

Việc ĐTCC thực sự chưa chủ động và chỉ căn cứ vào văn bản của Sở

Nội vụ thành phố, hoặc khi có thông báo tuyển sinh từ các Trung tâm đào tạo gửi đến. Việc cử công chức đi học tuy có lựa chọn, nhưng hầu hết là dựa vào thâm niên công tác, bậc lương, hoặc công chức trong danh sách được quy hoạch. Về phía công chức được cử đi đào tạo chủ yếu vẫn là đối phó, học cho qua để chuẩn hóa bằng cấp chuyên môn theo tiêu chuẩn chức danh công chức hoặc để được đề đạt, bổ nhiệm, được chuyển ngạch cao hơn, chưa thật sự có mục đích học để nâng cao trình độ, năng lực phục vụ cho công việc chuyên môn. Về phía các cơ quan quản lý công chức chưa làm tốt việc xác định các tiêu chí đểđánh giá đúng thực chất trình độ và năng lực chuyên môn của công chức qua hoạt động thực tiễn, để từ đó có kế hoạch đào tạo chuyên sâu hoặc nâng cao kiến thức cho công chức. Vì thế, ĐTCC chỉ mới "cung" mà chưa có "cầu", chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế, từ sự cần thiết của việc nâng cao trình độ kỹ năng thực hiện công việc của công chức.

Vì vậy, việc ĐTCC cần phải xuất phát từ yêu cầu cụ thể của việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của công việc để lập kế hoạch đào tạo cũng như

xây dựng chương trình, giáo trình cho phù hợp. Không nên mở các lớp đào tạo chung chung, không xác định rõ mục tiêu cũng như đối tượng cần đào tạo vì như thế sẽ lãng phí thời gian, công sức, tiền của, ... và không đem lại hiệu quả thiết thực.

Bảng 2.2: Số lượt công chức được cửđi đào tạo Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Các lớp đào tạo SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % Trình độ chuyên môn nghiệp vụ 4 12,50 6 10,91 3 10,00 2 7,41 2 3,92 6 8,82 1 3,33 - Sau đại học 1 1,82 1 3,70 2 3,92 6 8,82 - Đại học 4 12,50 5 9,09 3 10,00 1 3,70 1 3,33 - Cao đẳng - Trung cấp Trình độ lý luận chính trị 4 12,50 10 18,18 8 26,67 9 33,33 23 45,10 27 39,71 10 33,33 - Cử nhân - Cao cấp 1 1,82 3 10,00 1 3,70 3 5,88 4 5,88 1 3,33 - Trung cấp 4 12,50 9 16,36 5 16,67 8 29,63 20 39,22 23 33,82 9 30,00 Trình độ quản lý nhà nước 3 9,38 5 9,09 18 60,00 14 51,85 19 37,25 35 51,47 19 63,33 Tin học 17 53,13 29 52,73 0 0,00 1 3,70 5 9,80 0 0,0 0 0,0 Ngoại ngữ 4 12,50 5 9,09 1 3,33 1 3,70 2 3,92 0 0,0 0 0,0 Tổng cộng: 32 100 55 100 30 100 27 100 51 100 68 100 30 100 Nguồn số liệu: Phòng Nội vụ quận Sơn Trà giai đoạn 2006 - 2012 60

61

Theo số liệu tại Bảng 2.2, công tác đào tạo về trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức quận được chú trọng nâng caọ Năm 2007 tỷ lệ công chức đào tạo sau đại học chiếm 1,82% so với tổng số công chức quận thì

đến năm 2011 số lượng công chức đào tạo sau đại học đã tăng lên 8,82%. Việc đào tạo trình độ đại học đối với công chức phường giảm từ 12,5% năm 2006 chỉ còn 1,33% năm 2012 thể hiện điều kiện, tiêu chuẩn quy định

đối với công chức phường đã được đảm bảọ Về trình độ lý luận chính trị

thì với tỷ lệ 23,50% năm 2006 tăng lên 33,33% năm 2012 đã cụ thể hóa

được sự quan tâm của cấp ủy Đảng đối với nhận thức của công chức, tuy trong giai đoạn này tỷ lệ tăng không đều qua các năm nhưng về tổng thể

nhận thức về chính trị của công chức đã được chú trọng. Đối với đào tạo về quản lý nhà nước thì hầu như cử công chức đi đào tạo về kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên là chủ yếu, đến năm 2012 thì tỷ lệ này chiếm 63,33% và đào tạo về tin học, ngoại ngữ thì hầu như không còn do

đây là tiêu chuẩn bắt buộc đối với công chức là phải đảm bảo trước khi

được tuyển dụng vào biên chế. Theo quy định của thành phố hiện nay, hàng năm phải cử đi đào tạo ít nhất 40 giờ bắt buộc đối với công chức nhưng quận thực hiện vẫn chưa đảm bảọ Do đó với tỷ lệ công chức được cử đi

đào tạo của quận hiện nay vẫn còn thấp, đa số chỉ là nhằm đảo bảo về tiêu chuẩn ngạch bậc công chức đúng theo quy định của nhà nước, bên cạnh đó chưa có đào tạo về chuyên sâu các kỹ năng làm việc, các kỹ năng mềm cần có trong thời đại ngày naỵ

Với những nguyên nhân khách quan và chủ quan trên thì công tác

ĐTCC quận thực sự chưa chủđộng, triển khai thực hiện vẫn còn những hạn chế, chậm đổi mới và những bất cập ảnh hưởng đến chất lượng của công chức quận, chưa thật sự chú trọng nâng cao năng lực để làm việc tốt hơn.

62

chất lượng và hiệu quả của công việc để lập kế hoạch đào tạo cũng như xây dựng chương trình, giáo trình cho phù hợp. Không nên mở các lớp đào tạo chung chung, không xác định rõ mục tiêu cũng như đối tượng cần đào tạo vì như thế sẽ lãng phí thời gian, công sức, tiền của, ... và không đem lại hiệu quả thiết thực.

Một phần của tài liệu công tác đào tạo công chức quận sơn trà thành phố đà nẵng (Trang 67 - 71)