Cải thiện chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc

Một phần của tài liệu công tác đào tạo công chức quận sơn trà thành phố đà nẵng (Trang 103 - 136)

Với điều kiện KT-XH hiện nay của quận, đời sống của đội ngũ công chức còn nhiều khó khăn nhất là về phương diện vật chất. Vấn đề thu nhập trong cơ quan hành chính còn thấp, chưa đảm bảo được đời sống. Vì vậy,

để việc thu hút nhân tài và giữ chân những công chức giỏi ở lại quận thì cần phải có chế độ đãi ngộ phù hợp, nơi làm việc vui vẻ, đồng nghiệp thân thiện, môi trường làm việc năng động, sáng tạo, có cơ hội để công chức

95

được tham gia huấn luyện đào tạo tốt là những yếu tố quan trọng hơn rất nhiều so với yếu tố "Mức thu nhập cao". Người công chức không chỉ cân nhắc đến lợi ích vật chất khi quyết định lựa chọn một công việc mà còn quan tâm rất nhiều đến môi trường, điều kiện và văn hóa nơi làm việc, đặc biệt là vấn đề cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Vì thế, hiện nay trong khi mức lương và thu nhập của công chức vẫn chưa được cải thiện thì việc xây dựng văn hóa nơi làm việc chính là một biện pháp tương đối có hiệu quả. Cơ quan hành chính nhà nước có thuận lợi là đối với phần lớn vị trí

công tác, áp lực công việc ít căng thẳng hơn khu vực ngoài nhà nước nên có thể sắp xếp cân bằng thời gian giữa cuộc sống và công việc; công việc mang tính ổn định, nhưng đồng thời cũng tồn tại nhược điểm về vấn đề môi trường làm việc: đó là kém năng động, hiện tượng bè phái, lợi ích cục bộ,… Vì vậy để cải thiện vấn đề này, quận phải tăng cường áp dụng thực hiện văn hóa nơi công sở, có những chương trình đào tạo nhằm giúp đội ngũ công chức tiếp cận với những khái niệm về kỹ năng, xây dựng môi trường làm việc thân thiện, trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại về

văn phòng, không khí tin tưởng, cởi mở, dân chủ,... từ đó phát huy những

điểm mạnh, hạn chế những nhược điểm để góp phần gia tăng sức hấp dẫn của khu vực nhà nước đối với đội ngũ công chức.

Cần áp dụng biện pháp cải thiện thu nhập của công chức thông qua việc vận dụng tiết kiệm kinh phí quản lý hành chính, khoán biên chế,... để

tăng thu nhập ngoài lương, nâng mức hỗ trợ, ưu đãi đối với đối tượng thu hút nguồn nhân lực lên cao hơn nữa so với trước đây để tránh tình trạng đối tượng là thạc sĩ, cử nhân tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc, có năng lực làm việc từ bỏ khu vực công vì do mức chênh lệch thu nhập quá caọ

Xây dựng quy chế khen thưởng đối với công chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và cả trong công tác học tập đào tạo, khen thưởng và tuyên dương công chức tiêu biểu đạt được các giải thưởng, có công trình, đề tài nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ được áp dụng rộng rãi, có hiệu

96

quả trong sản xuất và đời sống. Đồng thời có biện pháp quy định xử lý việc bồi thường kinh phí đào tạo đối với trường hợp vi phạm quy chế đào tạo, không hoàn thành nhiệm vụ học tập. Ngoài ra để tránh tình trạng công chức suy nghĩ việc tuyển dụng được vào biên chế hành chính là ổn định suốt đời, có làm tốt hay không đều được nhận lương đầy đủ, không cần cầu tiến, không cần đào tạo nâng cao năng lực, quận cần phải có biện pháp xử lý chuyển đổi sang các vị trí có yêu cầu thấp hơn với mức thu nhập thấp hơn, hoặc giải quyết thôi việc nếu công chức không đáp ứng được yêu cầụ Việc ban hành những quy định này nhằm tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho việc thực hiện đồng thời hướng đến mục tiêu tạo động lực phấn đấu và cạnh tranh trong chính đối tượng thu hút cũng như đội ngũ công chức nói chung.

Thực hiện cải thiện chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc đối với công chức trong cơ quan nhà nước sẽ góp phần xây dựng được đội ngũ công chức xứng đáng là lực lượng quan trọng, góp phần đưa đất nước phát triển trong thời kỳ CNH-HĐH.

97

KẾT LUẬN

Trong công cuộc đổi mới đất nước, nâng lên tầm cao mới thì rất cần

đội ngũ công chức có trình độ, năng lực, kiến thức, tư tưởng vững vàng và kỹ năng chuyên nghiệp. Theo đó công tác đào tạo công chức là công việc

được trú trọng, quan tâm hàng đầụ

Đào tạo công chức là một nhiệm vụ thường xuyên của công tác tổ

chức cán bộ, là một nội dung quan trọng trong xây dựng chiến lược cán bộ

nhằm xây dựng một đội ngũ công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức cách mạng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. ĐTCC là một chủ trương lớn của

Đảng ta và là một trong những nội dung của chiến lược phát triển nguồn nhân lực của đất nước.

Quán triệt chủ trương, đường lối, chính sách cán bộ, công chức của

Đảng và Nhà nước, quận Sơn Trà đã có nhiều cố gắng trong công tác

ĐTCC. Từ những nhận xét, đánh giá trên, thực tế tình hình ĐTCC của địa phương đạt được những kết quả nhất định góp phần quan trọng vào quá trình tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội trong những năm gần đây, hoàn thành nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao chọ Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cần thực hiện đối với công tác ĐTCC trong thời gian đến là tiếp tục thực hiện nhiệm vụ KT-XH mà Đảng và Nhà nước đã đề ra, tổng hợp những thành tích đã đạt được và nghiêm chỉnh nhìn nhận những mặt hạn chế, tồn tại làm giảm hiệu quảđào tạo, ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nhiệm vụ, từ đó đề ra những phương hướng tiếp tục thực hiện những công việc đã làm tốt, điều chỉnh, sửa đổi những hạn chế, sai lầm.

Công tác ĐTCC cần đi vào thực tiễn và phù hợp với từng công việc cụ thể, nâng cao năng lực tác nghiệp cho đội ngũ công chức, không chạy

98

theo chỉ tiêu về hoàn thành mặt lượng mà không chú trọng đến kết quả lâu dài của công việc mà công chức sau khi được đào tạo thực hiện.

Các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương cần thống nhất cơ chế để tạo một hệ thống đào tạo đồng bộ, phân bổ các nguồn lực đào tạo

đồng đều phù hợp với từng vùng, từng miền. Có các chính sách ưu tiên cho công tác đào tạo ở vùng sâu, vùng xa và gặp nhiều khó khăn về nguồn lực

đào tạọ

ĐTCC là công việc phức tạp liên quan đến nhiều người, nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều vấn đề, đòi hỏi sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động của các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền, các ngành và các cá nhân. Đồng thời cần có cơ chế, chính sách, cơ sở vật chất, tài chính và

đặc biệt là đội ngũ giảng viên giỏi và chuyên nghiệp để nâng cao chất lượng ĐTCC trong tình hình mớị

Trong bối cảnh nước ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân và vì dân trong điều kiện quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế phát triển mạnh mẽ thì vấn đề cấp bách đặt ra là phải đào tạo đội ngũ công chức cho phù hợp, đảm bảo đủ trình độ, năng lực phẩm chất để hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ được giaọ Vì vậy đối với cả nước nói chung và quận Sơn Trà nói riêng, ĐTCC đặt ra nhiều vấn

đề phải nghiên cứu, đề xuất giải pháp để tổ chức thực hiện có hiệu quả. Luận văn thạc sĩ "Công tác đào tạo công chức quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng" đã phần nào đáp ứng được yêu cầu trên.

Tiến hành thành công với công tác đào tạo công chức sẽ là một động lực chủ yếu quyết định thành công cho quá trình đổi mớị

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài, mặc dù rất cố gắng, song do hạn chế về thời gian, tài liệu nghiên cứu và khả năng bản thân nên đề

tài không khỏi có những sai sót nhất định. Bản thân là người nghiên cứu đề

tài, tác giả mong muốn nhận được những góp ý từ các thầy cô để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.

99

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] Ban chấp hành Trung ương (1999), Quy định số 54/QĐ-TW ngày 12/5/1999 về chếđộ học tập lý luận chính trị trong Đảng, Hà Nộị

[2] PGS. TS. Bùi Quang Bình (2010), Giáo trình Kinh tế phát triển, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nộị

[3] Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư liên tịch số

06/2011/TTLT-BNV-BGDĐT ngày 06/6/2011 quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chếđộ làm việc, chính sách đối với giảng viên tại cơ sởđào tạo, bồi dưỡng của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị, thành phố trực thuộc Trung ương, Hà Nộị

[4] Bộ Trưởng Bộ Nội vụ (2004), Quyết định số 52/2004/QĐ-BNV ngày 26/7/2004 về việc ban hành Quy chế thẩm định chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, Hà Nộị

[5] TS. Ngô Thành Can, “Chung tay cải cách chất lượng công chức Việt”, http://xn--ngthnhcant1a1t.vn/?page=newsDetail&id=624717&site=19889 [6] Chính phủ (1998), Nghịđịnh số 95/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 về tuyển

dụng, sử dụng và quản lý công chức, Hà Nộị

[7] Chính phủ (2009), Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về về

chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, Hà Nộị

[8] Chính phủ (2010), Nghịđịnh số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 quy định những người là công chức, Hà Nộị

[9] Chính phủ (2010), Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 về đào tạo, bồi dưỡng công chức, Hà Nộị

100

[10]Chính phủ (2011), Nghị định 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 về công chức xã, phường, thị trấn, Hà Nộị

[11]Chính phủ (2011), Nghị định số 125/2011/NĐ-CP ngày 30/12/2011 Quy

định về trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, Hà Nộị

[12]Chính phủ (2013), Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 08/4/2013 Sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, Hà Nộị

[13]Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1950), Sắc lệnh số 76/SL ngày 20/5/1950 về quy chế công chức, Hà Nộị

[14]Đỗ Minh Cương (2009), Quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý, NXB Chính trị quốc giạ

[15]Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nộị

[16]Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại một số nước, http://www.cphud.danang.gov.vn/index.php/phat-trien-nguon- nhan-luc/tham-khao/1667-dao-tao-trong-ngoai-nuoc.html, (truy cập ngày 27/8/2013).

[17]PGS. TS. Lê Thế Giới (2007), Quản trị học, Nhà xuất bản Tài chính. [18]Hội đồng Bộ trưởng (1991), Nghịđịnh 169/HĐBT ngày 25/5/1991 quy định

về Công chức nhà nước, Hà Nộị

[19]Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, (tập 4, tập 5), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nộị

[20]Nguyễn Thị Lan Hương, "Giải pháp nhằm tiếp tục và hoàn thiện công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,

101

công chức đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính",

http://old.voer.edụvn/module/kinh-te/giai-phap-nham-tiep-tuc-va- hoan-thien-cong-tac-boi-duong-nang-cao-chat-luong-dao-tao-boi- duong-can-bo-cong-chuc-dap-ung-yeu-cau-cai-cach-hanh-

chinh.html, (truy cập ngày 05/10/2013). [21]Quốc hội (2008), Luật Cán bộ, công chức, Hà Nộị

[22]Tạp chí Quản lý Nhà nước số 139, tháng 8 năm 2007.

[23]Tạp chí phát triển và hội nhập UEF - mô hình đào tạo tiên tiến "Dạy theo phong cách học", số 7 tháng 10/2010.

[24]Tạp chí xây dựng Đảng tháng 6/2013.

[25]PGS. TS. Võ Xuân Tiến (2010), “Một số vấn đề về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng, Số 5(40).

[26]Phạm Đức Toàn (2007), "Đổi mới công tác quản lý, phát triển nguồn nhân lực hành chính công", Tạp chí Tổ chức Nhà nước tháng 6. [27]TS. Huỳnh Văn Thới, "Cần đào tạo cán bộ, công chức theo nhu cầu

công việc", http://phapluattp.vn/20100918104756355p0c1013/can- dao-tao-can-bo-cong-chuc-theo-nhu-cau-cong-viec.htm, (truy cập ngày 30/9/2013).

[28]Thủ tướng Chính phủ (1996), Quyết định số 874/TTg ngày 20/11/1996 về

công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức nhà nước, Hà Nộị [29]Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày

04/8/2003 ban hành Quy chếđào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, Hà Nộị

[30]Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15/2/2006 phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006 - 2010, Hà Nộị

102

[31]Ủy ban nhân dân quận Sơn Trà (2006-2012), Thống kê số lượng, chất lượng công chức quận, công chức phường.

[32]Ủy ban nhân dân quận Sơn Trà (2008), Quy hoạch Tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội quận Sơn Trà đến năm 2020, Đà Nẵng.

[33]Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2010), Quyết định số 33/2010/QĐ- UBND ngày 08/10/2010 Ban hành quy định về tổ chức, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng và chế độ trợ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Đà Nẵng

được cửđi đào tạo, bồi dưỡng, Đà Nẵng.

[34]TS. Nguyễn Ngọc Vân (2007), "Cơ sở khoa học của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hành chính theo nhu cầu công việc", Viện Khoa học và Tổ chức nhà nước.

[35]NCS. Lại Đức Vượng, "Bàn về chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức",

http://duongtrongtan.wordpress.com/2012/01/04/s%C6%A1- b%E1%BB%99-v%E1%BB%81-cac-ly-thuy%E1%BA%BFt- c%E1%BB%A7a-bloom-dreyfus-va-kolb-p-cu%E1%BB%91i/ http://caicachhanhchinh.gov.vn/uploads/News/1900/attachs/vịBAI%2011 %20TRANG%2018%20TCNN%20T5.pdf (truy cập ngày 31/10/2013)

Tiếng Anh

[36]Civil service training strategy cuts 'massive duplication', http://www.theguardian.com/public-leaders-

network/blog/2012/jun/29/central-government-civil-service [37]David Ạ Kolb, "Learrning Stytes Indicators", 1970.

[38]Michael Armstrong (1996), "A Handbook of Personnel Management Practice", Kogan Page Limited, London.

103

[39]OECD (1997), Country Pofiles of Civil Services Training Systems, http://www.oecd-

ilibrarỵorg/docserver/download/5kml6g5hxlf6.pdf?expires=13834 69377&id=id&accname=guest&checksum=D61C379B0BE567CC C09313B583601851 (truy cập ngày 05/8/2013).

[40]The training of civil servants on the EU matters 2001 - 2012, http://www.seiọgov.rs/upload/documents/Obuka/obuka_drsluzben ika_2001_2010en.pdf (truy cập ngày 12/9/2013).

PHỤ LỤC Bảng 2.1: Diện tích đất tự nhiên Toàn quận STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 5.931,99 100,00 1 Đất sản xuất nông nghiệp 28,69 0,49 2 Đất lâm nghiệp có rừng 3.648,49 61,51 3 Đất ở 598,19 10,08 4 Đất chuyên dùng 1.339,65 22,58 5 Đất khác 316,98 5,34

(Nguồn: Niên giám thống kê quận Sơn Trà năm 2012)

Bảng 2.2: Số lượng công chức thuộc quận giai đoạn 2006 - 2012

Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu Tổng số Công chức cơ quan hành chính quận Công chức phường Số lượng 135 66 69 Năm 2006 Tỷ lệ (%) 100 48,9 51,1 Số lượng 146 80 66 Năm 2007 Tỷ lệ (%) 100 54,8 45,2 Số lượng 141 77 64 Năm 2008 Tỷ lệ (%) 100 54,6 45,4 Số lượng 155 93 62 Năm 2009 T ỷ lệ (%) 100 60,0 40,0 Số lượng 162 90 71 Năm 2010 Tỷ lệ (%) 100 55,6 44,4 Số lượng 168 87 81 Năm 2011 Tỷ lệ (%) 100 51,8 48,2 Số lượng 178 96 82 Năm 2012 Tỷ lệ (%) 100 53,9 46,1 (Nguồn số liệu: Phòng Nội vụ quận Sơn Trà)

Bảng 2.3: Thực trạng trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức quận Đơn vị tính: người Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chỉ tiêu SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % Tng s công chc thuc qun 135 100 146 100 141 100 155 100 162 100 168 100 178 100 Công chức cơ quan hành chính cấp quận 66 48,9 80 54,8 77 54,6 93 60,0 90 55,6 87 51,8 96 53,9 Trình độ chuyên môn nghip v 66 100 80 100 77 100 93 100 90 100 87 100 96 100 - Sau đại học 0 0 0 0 2 2,6 6 6,4 5 5,6 6 6,9 6 6,3 - Đại học 54 81,8 70 87,5 65 84,4 74 79,6 72 80,0 70 80,5 80 83,3 - Cao đẳng 1 1,5 1 1,2 0 0,0 1 1,1 1 1,1 1 1,1 1 1,0

Một phần của tài liệu công tác đào tạo công chức quận sơn trà thành phố đà nẵng (Trang 103 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)