NỘI DUNG ĐÀO TẠO CÔNG CHỨC

Một phần của tài liệu công tác đào tạo công chức quận sơn trà thành phố đà nẵng (Trang 28 - 136)

Theo nghiên cứu của David Ạ Kolb về quá trình đào tạo của công chức, đào tạo là quá trình chuyển từ kinh nghiệm sang hình thành quan điểm

để sử dụng trong việc hướng dẫn lựa chọn những kinh nghiệm mớị Để công tác đào tạo có hiệu quả, mỗi công chức phải thay đổi cách tiếp cận trong quá trình học tập. Họ phải là những người quan sát xem các học viên học tập hoặc trực tiếp tham gia vào phân tích một vấn đề cụ thể. Việc này sẽ giúp hình thành những quan điểm từ thực tiễn và hình thành những ý tưởng mới trong những tình huống mới và tiếp theo là quá trình thử nghiệm chủ động. Từ đó tiếp tục phát triển đưa ra kinh nghiệm cụ thể và chu kỳ này lại tiếp tục. Mô hình về chu kỳđào tạo chủđộng của David Ạ Kolb được mô tả như sau:

Hình 1.1. Mô hình về chu kỳ đào tạo của David ẠKolb

David Ạ Kolb đã phát triển một mô hình học tập thực nghiệm (experiential learning) nhằm “quy trình hóa” việc học với các giai đoạn và thao tác thực hiện. Thông qua chu trình này, học viên và người dạy có thể cải tiến liên tục chất lượng cũng như trình độ của việc học. Mặc dầu mô hình của

Kinh nghiệm rời rạc Thử nghiệm tích cực Quan sát có suy tưởng Khái niệm hóa

20

David Ạ Kolb hình thành từ những năm 70 nhưng đến nay vẫn là một trong các hướng dẫn quan trọng để áp dụng cho người học là đối tượng công chức,

đặc biệt trong lĩnh vực “thực hành”.

Hình 1.2. Mô hình Chu trình học tập Kolb 1.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo công chức

Xác định nhu cầu đào tạo nhằm mục đích giải quyết vấn đề đặt ra như: Những kiến thức, kỹ năng cần thiết để đáp ứng với VTVL; Những kiến thức, kỹ năng cần thiết mà công chức hiện đang có và những kiến thức, kỹ năng mà công chức còn thiếu so với yêu cầu của VTVL đang đảm nhiệm; Tổ chức chương trình đào tạo để khắc phục những thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng cho công chức.

Để thực hiện việc xác định nhu cầu ĐTCC cần sử dụng các phương pháp:

- Phân tích, tổ chức các kế hoạch hoạt động, kế hoạch nguồn nhân lực. Xác định nhu cầu đào tạo

Xác định yêu cầu đào tạo

Kế hoạch, chương trình đào tạo

Kỹ thuật Thiết bị Cơ sở đào tạo Giáo viên

Thực hiện kế hoạch đào tạo

21

- Phân tích công việc, đánh giá kết quả công việc của công chức.

- Điều tra khảo sát đào tạo đối với công chức (Phiếu khảo sát, thảo luận, lấy ý kiến chuyên gia).

Để xác định nhu cầu ĐTCC cần thực hiện các hoạt động sau:

- Làm rõ những mong muốn, yêu cầu, nguyện vọng về đào tạo đối với công chức. Xác định vấn đềđào tạo, quyết định đưa ra những nhiệm vụ mớị

- Lập kế hoạch thực hiện việc xác định nhu cầu đào tạọ Phân tích nhu cầu đào tạọ

- Đánh giá thực trạng về thực hiện công việc.

- Xác định những sai sót, thiếu hụt trong thực hiện nhiệm vụ và những hành vi sai lệch.

- Xác định các mục tiêu và nội dung đào tạọ

ĐTCC phải gắn với nhu cầu về nhân lực cho công tác quản lý để phát triển KT-XH của địa phương, phù hợp với đặc điểm dân cư, chuyển dịch cơ

cấu, tăng trưởng kinh tế và phải gắn kết chặt chẽ với nhu cầu về nhân lực trong tương lai của địa phương trong điều kiện hợp tác kinh tế đối với các tổ

chức trong nước và quốc tế.

ĐTCC là nhiệm vụ có tính chiến lược lâu dài, thường xuyên, liên tục; bảo đảm đáp ứng nhu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý theo vùng và theo các ngành, các lĩnh vực.

ĐTCC vừa là nhiệm vụ xây dựng đội ngũ có chất lượng cao về trình độ

chuyên môn, nghiệp vụ vừa có kế hoạch bố trí, sử dụng, quy hoạch cán bộ

chủ chốt và dự nguồn.

1.2.2. Xác định mục tiêu đào tạo công chức

Mục tiêu ĐTCC ở Việt Nam được xác định cụ thể theo từng thời kỳ phù hợp với sự đổi mới tư duy về chức năng của hoạt động đào tạo, phù hợp với sự

22

Những năm trước đây, mục tiêu của ĐTCC là nhằm khắc phục sự thiếu hụt về kiến thức khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn ngạch. Công tác ĐTCC đã đạt được kết quảđáng kể góp phần nâng cao kiến thức, năng lực, tăng cường khả năng thích ứng của đội ngũ công chức nhà nước. Mục tiêu lâu dài và tổng quát của việc ĐTCC nhà nước là “Trang bị, nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ cho

đội ngũ công chức hành chính và cán bộ, công chức cấp xã nhằm xây dựng

đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, có phẩm chất tốt và có đủ năng lực thi hành công vụ, tận tụy phục vụđất nước và phục vụ nhân dân”. Đồng thời hàng năm, “Các Bộ, ngành, các địa phương phải đảm bảo ít nhất 20% số

công chức hành chính nhà nước và cán bộ chính quyền cơ sở cấp xã, phường

được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý hành chính và quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội phù hợp với công việc và nhiệm vụ được giao” [30].

Mục tiêu đào tạo là cơ sở để xác định các chương trình, nội dung, hình thức, thời gian và đối tượng tham gia đào tạọ Việc xác định đúng mục tiêu

đào tạo đối với công chức sẽ trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực thi công vụ, từ đó họ sẽ có những hành vi và thái độ tích cực hơn đối với công việc hiện tại và đạt các kết quả tốt sau quá trình đào tạọ Trên cơ sở đó đẩy nhanh quá trình cải cách hành chính, giải quyết hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, KT-XH đặt ra đối với công tác quản lý nhà nước. Góp phần xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp và có chất lượng cao, có đủ năng lực xây dựng nền hành chính tiên tiến, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và quản quản lý nhà nước trong thế kỷ XXỊ Do đó mục tiêu ĐTCC giai đoạn hiện nay bao gồm:

- Trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ; - Góp phần xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp có đủ năng lực

23

xây dựng và vận hành nền hành chính tiên tiến, hiện đạị

Như vậy, mục tiêu ĐTCC nhà nước không chỉ nhằm bổ sung, khắc phục sự thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng của công chức mà còn phải đáp ứng

được các mục tiêu phát triển KT-XH, đóng góp vào công cuộc đổi mới của

đất nước. Không chỉ vậy, việc xác định các mục tiêu lâu dài và trước mắt của công tác ĐTCC ở nước ta còn nhằm hướng đến mục tiêu ĐTCC cho những nhiệm vụ thiết thực và cụ thể như phát triển KT-XH, cải cách và hiện đại hóa nền hành chính, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới, quản lý và phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Từ đó cho thấy ĐTCC giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

1.2.3. Xây dựng các quy định, tiêu chuẩn đào tạo công chức

Để có cơ sở làm căn cứ thực hiện việc ĐTCC, phải có các quy định, tiêu chuẩn đào tạo một cách cụ thể.

Đầu tiên cần phải xác định đúng đối tượng cần đào tạọ Lựa chọn đối tượng đào tạo là lựa chọn các công chức cụ thể để đào tạọ Xác định chính xác đối tượng đào tạo sẽ đem lại hiệu quả cao cho mỗi khóa đào tạọ Việc lựa chọn đối tượng đào tạo được dựa trên cơ sở: Đối tượng được cử đi đào tạo xuất phát từ đòi hỏi của công việc mà người đó đang đảm nhiệm và sẽ đảm nhiệm trong tương lai; Đối tượng được cử đi đào tạo phải có đủ điều kiện về

trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm nhất định để có thể tiếp thu được nội dung của chương trình học; Lựa chọn đối tượng đi đào tạo phải dựa trên việc xác định nhu cầu và động cơđào tạo của công chức. Đây là động lực quan trọng để học viên đạt được kết quả cao trong quá trình học; Lựa chọn đối tượng đào tạo còn phải căn cứ vào các điều kiện khác của cơ quan như việc bố trí thời gian

đào tạo đối với các học viên và các chính sách sử dụng sau khi đào tạọ

Thứ hai việc xác định được VTVL, tiêu chuẩn của ngạch công chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn

24

nhân lực của cơ quan, đơn vị. Việc cử đi học phải được tiến hành công khai, minh bạch.

Thứ ba là chế độ đào tạo nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ được tham gia các hoạt động đào tạọ Có 4 chế độ đào tạo, cụ thể sau: Hướng dẫn tập sự đối với công chức trong thời gian tập sự; đào tạo theo tiêu chuẩn ngạch công chức; đào tạo theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo quản lý và bắt buộc tối thiểu các kiến thức, kỹ năng chuyên ngành hàng năm.

Thứ tư là về hình thức đào tạọ ĐTCC được phép áp dụng 1 trong 4 hình thức học: Tập trung, bán tập trung, vừa làm vừa học và từ xạ Tuy nhiên thực tế công tác ĐTCC có thể kết hợp các hình thức tổ chức khác nhau cho phù hợp.

Thứ năm là về thời gian công tác: Đối với đào tạo sau đại học phải đảm bảo điều kiện công chức có đủ 5 năm công tác mới được cử đi học sau đại học, trong đó có 3 năm liên tục hoàn thành tốt nhiệm vụ; chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí làm việc; không quá 40 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo; có cam kết tiếp tục công tác tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian gấp 3 lần thời gian đào tạo; Công chức

được cử đi đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học khi cơ quan, đơn vị được tổ chức sắp xếp lại hoặc công chức đã được bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ lãnh đạo mà chưa đáp ứng tiêu chuẩn trình độđào tạo theo quy định.

Cuối cùng là về bồi thường chi phí đào tạo: Công chức đang tham gia khóa đào tạo mà tự ý bỏ học, thôi việc, đã học xong nhưng chưa phục vụ đủ

thời gian theo cam kết mà tự ý bỏ việc phải đền bù toàn bộ chi phí đào tạo [9].

1.2.4. Xác định chương trình đào tạo công chức

Chương trình đào tạo là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả ĐTCC. Nội dung chương trình đào tạo bao gồm hệ thống các môn học, các chuyên đề được giảng dạy nhằm cung cấp các kỹ năng, kiến

25 thức, các ứng xử cần thiết cho công chức.

Việc lựa chọn nội dung chương trình đào tạo phải phù hợp với mục tiêu cụ thể của đơn vị đã đề rạ Đối với các chương trình ĐTCC, nội dung được xác định cụ thể như sau:

Thứ nhất, Đào tạo về lý luận chính trị nhằm xây dựng đội ngũ công chức có tư tưởng, lập trường chính trị vững vàng, kiên định với chế độ chính trị hiện naỵ

Thứ hai, Đào tạo kiến thức về pháp luật và kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước, trang bị kiến thức cơ bản về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩạ

Thứ ba, Đào tạo kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ nhằm xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp, có khả năng xây dựng, hoạch định, triển khai và tổ chức thực hiện các chính sách của nhà nước đạt hiệu quả cao, thực hiện các mục tiêu phát triển của đất nước.

Riêng đối với ngoại ngữ, tin học và các kiến thức bổ trợ khác công chức

được đào tạo thường xuyên nhằm tăng cường năng lực cho đội ngũ công chức trong quá trình thực hiện công việc.

Ngoài ra việc xác định chương trình đào tạo liên quan đến nhiều yếu tố

khác như: nhu cầu đào tạo của công chức, mục tiêu đào tạo, chi phí đào tạo,

đội ngũ giáo viên giảng dạỵ..

Căn cứ vào nhu cầu và mục tiêu đào tạo cũng như các điều kiện hiện có của địa phương, trên cơ sở phân cấp đối với các cơ quan quản lý về công tác

đào tạo sẽ định hướng và điều chỉnh các chương trình đào tạo, phối hợp với các cơ sở đào tạo đang hoạt động ở địa phương mình để thành lập chương trình đào tạo phù hợp và thiết thực. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều cơ sở đào

tạo, nhiều chương trình đào tạo cho các đối tượng công chức khác nhaụ Điều này thể hiện mức độ khác nhau của các chương trình khi các chương trình này

26

được xem xét lựa chọn để phù hợp với điều kiện của các địa phương.

Thực tế hiện nay một số địa phương đã làm rất tốt công tác ĐTCC và

điều này thể hiện việc lựa chọn chương trình đào tạo là rất quan trọng. Đây cũng là một minh chứng đối với cơ quan quản lý ĐTCC đã trực tiếp lựa chọn các chương trình đào tạo và kiểm soát việc cung cấp các chương trình đó, thông qua việc điều tra và xây dựng cơ sở thông tin về các chương trình đào tạo của các cơ sởđào tạo như: các ngành nghề đào tạo, các kỹ năng cơ bản và chuyên sâu, thông tin về cơ sở vật chất, số lượng và chất lượng của đội ngũ

giáo viên ...; việc điều tra nhu cầu ĐTCC cũng như nhu cầu kỹ năng công việc cần đào tạo và khả năng tài chính mang tính khả thị

Khi nguồn thông tin trên được thu thập đầy đủ thì đối với tỉnh thành, Sở Nội vụ sẽ thông báo cho các sở ngành và UBND quận, huyện có nhu cầu

đào tạo những thông tin về các chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo và ngược lại các thông tin về nhu cầu chương trình đào tạo cũng được cung cấp cho các cơ sở đào tạo có liên quan để điều chỉnh, bổ sung những hạn chế của chương trình đào tạọ

Sau khi chương trình đào tạo đã thống nhất tất yếu phải được thể hiện qua việc lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp và các tài liệu đào tạo đểđáp

ứng mục tiêu đã đề rạ

1.2.5. Xác định phương pháp đào tạo công chức

Con người sống hoàn toàn có năng lực để phát triển, luôn luôn có sự

thích nghi cao đối với điều kiện khi ngoại cảnh liên tục thay đổi, tri thức khoa học phát triển thì nhu cầu phát triển về mặt trí tuệ của con người là tất yếụ Để đạt được điều này thì phải thông qua công tác đào tạo, sử dụng phương pháp

đào tạo một cách tích cực, phát huy tính tự giác, chủđộng và tư duy sáng tạo của người học, cách thức truyền đạt, trao đổi những nội dung của khóa học, tăng cường trao đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa giảng viên, báo

27 cáo viên và học viên.

Như vậy phương pháp ĐTCC đòi hỏi phải xem người học như là đối tác, thậm chí hơn nữa là chủ thể của quá trình đào tạọ Vấn đề không phải họ đến chỉ đơn thuần để nghe giảng mà còn để tham gia giải quyết các vấn đềđặt ra trong thực tiễn hoạt động công vụ.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp ĐTCC thích hợp đang được áp dụng như:

- Phương pháp kích thích tư duy, tìm ý tưởng: Phương pháp này giúp tìm ra các phương án, biện pháp thích hợp để kích thích khả năng sáng tạo, tăng cường khả năng tư duy của người học về một vấn đề hay lĩnh vực, tìm ra các phương án, các lời giải từ một phần đến toàn bộ cho các vấn đề nan giảị

Một phần của tài liệu công tác đào tạo công chức quận sơn trà thành phố đà nẵng (Trang 28 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)