Đổi mới chương trình và phương pháp đào tạo công chứ c

Một phần của tài liệu công tác đào tạo công chức quận sơn trà thành phố đà nẵng (Trang 94 - 99)

Chương trình và phương pháp ĐTCC là một trong những yếu tố

quan trọng của công tác ĐTCC. Không có chương trình phù hợp và phương pháp tốt, ĐTCC sẽ không mang lại hiệu quả caọ

ạ Chương trình đào to

86

bắt đầu từ bản mô tả công việc của công chức (Bảng 3.3, 3.4 Phần phụ lục). Bản mô tả công việc theo KSA này giúp giảng viên xác định các kiến thức (Knowledge), kỹ năng (Skills) và thái độ (Attitude) cần thiết để thực hiện công việc. Trên cơ sở mức độ KSA của công chức hiện có để xác định sự

thiếu hụt về năng lực là nhu cầu cần thiết để đào tạo nhằm thu hẹp khoảng cách thiếu hụt năng lực nàỵ Chỉ khi tìm ra được khoảng thiếu hụt năng lực, các giảng viên mới thiết kế được chương trình đào tạo phù hợp. Mô hình các bước thiết kế chương trình đào tạo như sau:

Hình 3.1: Mô hình chương trình đào tạo theo KSA

Căn cứ vào cầu học tập và mục tiêu đào tạo người xây dựng nội dung, người giảng dạy và người học đều phải bám sát vào đó để đạt được

Xác định vị trí việc làm hiện tại

Mô tả công việc theo KSA

Đánh giá kết quả làm việc

Xác định mức độ KSA hiện có của công chức

Xác định mức KSA cần phải đảm bảo đối với vị trí việc làm

Thiết kế chương trình đào tạo để bổ sung về KSA cần phải có

Tổ chức thực hiện và đánh giá đào tạo đối với công chức

87

yêu cầu đề rạ Nội dung chương trình chỉ thu hút người học khi thực sự

thiết thực, áp dụng vào công việc thực tế đối với họ. Vì vậy cần xây dựng nội dung chương trình như sau:

- Chương trình bổ túc trình độ lý luận chính trị, ngoại ngữ và tin học: Do công chức được đào tạo từ nhiều trường đại học khác nhau nên kiến thức chính trị không giống nhaụ Do đó cần bổ túc kiến thức lý luận cho số

công chức mới này trên cơ sở thống nhất giữa cơ sở đào tạo, cơ quan quản lý sử dụng công chức về đối tượng đào tạo, nội dung đào tạo tránh trùng lặp gây lãng phí nguồn lực.

- Chương trình đào tạo bổ sung kiến thức chuyên môn, kỹ năng mới

đáp ứng cho yêu cầu phát triển: cụ thể là về các chủ trương, chính sách của Ðảng, của Nhà nước trong việc đối nội, đối ngoại, đường lối, định hướng phát triển đất nước; vai trò của nền hành chính trong quản lý, phát triển KT-XH; những quy định mới của pháp luật; những kinh nghiệm, phương pháp, kỹ năng mới về điều hành, tác nghiệp, xử lý tình huống; những nội dung về hiện đại hoá nền công vụ, về văn hóa công sở và những nội dung khác. Chương trình này gồm có hai phần như sau:

+ Phần chung áp dụng cho tất cả các công chức trên mọi lĩnh vực: quan điểm, đường lối của Ðảng về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nội dung cơ bản của kinh tế tri thức; hội nhập kinh tế quốc tế và các cam kết quốc tế; vấn đề hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; thể chế, pháp luật và chế độ công chức công vụ; đạo đức công chức, phòng chống tham nhũng, thực hiện dân chủ, công bằng xã hội,...

+ Phần riêng: Tùy theo yêu cầu của đối tượng học viên, từng nhóm công chức khác nhau mà trang bị các nội dung về hành chính, về chuyên môn nghiệp vụ, về công tác quản lý hành chính, về các kiến thức, kỹ năng như phương pháp tổ chức xử lý thông tin, xây dựng văn bản đề án, hoạch

88

quản lý tài chính công, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, tin học trong hoạt động công vụ, ...

Chương trình ĐTCC phải có nội dung, tài liệu sử dụng cho các khóa học thường xuyên được nghiên cứu, cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện các chương trình đang sử dụng, thay đổi theo tình hình thực tiễn của xã hội nếu không sẽ nhanh chóng lạc hậu với những thay đổi về chủ trương chính sách, thành tựu khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý mớị Chương trình phải được thiết kế gọn, cơ cấu theo chuyên đề hay học phần, nhằm

đáp ứng được yêu cầu nâng cao năng lực của từng nhóm học viên, phục vụ

thiết thực đòi hỏi của công việc thực tiễn. Các khóa học nên có thời gian phù hợp để giải quyết vấn đề: công chức thiếu cái gì, cần cái gì, nền công vụ đang và sẽ đòi hỏi những cái gì? Cần kết hợp với các hình thức giảng dạy trên lớp, cần tổ chức các đợt nghiên cứu, thực tập ở một số cơ sở, địa phương trong nước và nước ngoài để học viên hiểu biết rộng hơn, nhìn nhận thực trạng vấn đề chính xác hơn. Đối với các chương trình đào tạo công vụ cần có sự hỗ trợ lẫn nhau trong việc trang bị những kiến thức, kỹ

năng thích ứng cho mọi đơn vị, mọi cấp độ, mọi chức danh của hệ thống hành chính nhà nước, tính đến các yêu cầu của từng giai đoạn chức nghiệp, bắt đầu từ đào tạo tiền công vụ, tiếp tục với những hình thức đào tạo khác nhau trong suốt tiến trình công tác của một người công chức.

b. Phương pháp đào to

Phần lớn những công chức tham gia chương trình đào tạo là những người đã đạt chuẩn, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác, có khả năng nghiên cứu, học hỏi, phân tích và đánh giá vấn đề. Để

công tác ĐTCC có chất lượng, đạt hiệu quả cao, cần phải có sự đổi mới phương pháp đào tạo một cách phù hợp (áp dụng phương pháp đào tạo hiện

đại của các nước tiên tiến). Đối với phương pháp đào tạo xem người học là yếu tố trung tâm thì nội dung giảng dạy phải linh hoạt theo nhu cầu của từng nhóm đối tượng, giáo viên đưa ra tình huống cụ thể và phù hợp với

89

chủ đề, phân công học viên xử lý các vấn đề, khi cần thiết có thể gợi ý để

tranh luận. Đối với phương pháp này, học viên là người tự phân tích và giải quyết vấn đề, còn giáo viên là người hướng dẫn, giải thích cơ sở lựa chọn phương án xử lý, sau đó nhận xét tổng kết đánh giá, góp phần nâng cao năng lực làm việc của công chức (gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc KSA), từđó đạt được mục đích nâng cao tính chủđộng, sáng tạo, nâng cao kiến thức thực tế cho học viên thông qua các việc trao đổi, tranh luận giữa giáo viên và học viên, làm bài tập thực hành kết hợp với học lý thuyết. Bên cạnh đó trong quá trình đào tạo cần:

- Sử dụng các phương tiện hiện đại như máy vi tính, đèn chiếu, ... - Giáo viên giới thiệu tóm tắt bài giảng, nêu các tài liệu cần tham khảo thêm; định hướng nội dung nghiên cứu, hướng dẫn về phương pháp luận; dành thời gian tổ chức cho học viên trao đổi, thảo luận theo nhóm, đối chiếu lý luận với thực tiễn để rèn luyện phương pháp, kỹ năng giải quyết vấn đề, xử lý tình huống (dùng các tình huống lấy từ thực tế để thảo luận nhằm tăng cường khả năng vận dụng, thực hành cho người học); tránh hình thức giảng dạy độc thoại, tiếp thu kiến thức một cách thụđộng.

- Sau khóa học phải có sự đánh giá của giảng viên đối với học viên trong quá trình học. Học viên phải có bài thu hoạch sau mỗi đợt nghiên cứu, học tập.

- Những kinh nghiệm rút ra từ khoá học trước cần được tiếp thu, điều chỉnh ngay cho khoá tiếp học saụ

Một yếu tố cơ bản góp phần cho công tác đào tạo đạt hiệu quả cao là cần phải tăng cường xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Chất lượng của đội ngũ giảng viên có ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của học viên, có vai trò lớn trong việc quyết định chất lượng đào tạọ Vì vậy cần phải tăng cường huy động các giảng viên giỏi và giàu kinh nghiệm tham gia giảng dạy, bởi họ là những người trực tiếp truyền đạt kiến thức chuyên môn nghiệp vụ trong chương trình của khóa học cho học viên, là

90

người giàu kinh nghiệm nghiên cứu thực tiễn. Khi xây dựng đội ngũ giảng viên ĐTCC (là những học viên đã có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, tác nghiệp hành chính), cần chú ý hướng vào những người có kiến thức, năng lực chuyên môn cao trong lĩnh vực họ giảng dạy, đã và đang hoạt động thực tiễn. Giảng viên phải nắm vững phương pháp đào tạo tích cực để

hướng dẫn học tập và giải đáp thấu đáo các câu hỏi của các học viên đặt rạ Trên lĩnh vực nghiên cứu khoa học, họ phải là các chuyên gia, có thể tư vấn hoạch định các đề án chính sách theo yêu cầu của Ðảng và Nhà nước. Ðồng thời, họ phải có đủ khả năng tổ chức kiểm tra, sát hạch, đánh giá các phương diện năng lực khác nhau của công chức theo yêu cầu của các cơ

quan quản lý, sử dụng công chức,... Đối với các giảng viên là các chuyên gia, các giảng viên được mời từ các trường đại học, trước khi giảng dạy, bộ

phận phụ trách công tác đào tạo cần trao đổi về mục tiêu đào tạo, đối tượng tham gia đào tạo để tạo điều kiện cho họ chuẩn bị và giảng dạy tốt hơn. Ðội ngũ giảng viên này có thể được hình thành từ các nguồn:

- Là những giáo viên của cơ sở đào tạọ

- Là giảng viên kiêm chức hay giáo viên thỉnh giảng gồm các nhà khoa học, các nhà thực tiễn có kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, điều hành trong bộ máy của Ðảng, Nhà nước, các chuyên gia trên nhiều lĩnh vực đến từ các viện nghiên cứu, đoàn thể chính trị-xã hội, tổ chức phi chính phủ, các công ty nhà nước hay tư nhân, các cố vấn của những dự án hợp tác quốc tế, ...

- Liên kết với các cơ sở nghiên cứu, đào tạo trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu công tác đào tạo công chức quận sơn trà thành phố đà nẵng (Trang 94 - 99)