Thiếu i-ốt và bệnh bướu cổ

Một phần của tài liệu Giáo trình dinh dưỡng người TS nguyễn minh thủy (Trang 126 - 127)

V Nhu cầu đối với phụ nữ có thai và cho con bú

1.4Thiếu i-ốt và bệnh bướu cổ

Khi thiếu iốt trong khẩu phần ăn thì sự tạo thành hoormone tyrosin bị giảm sút. Ðể bù trừ vào thiếu hụt đó tuyến giáp trạng dưới sự kích thích của hoormone tuyến yên phải sử dụng có hiệu quả hơn nguồn i-ốt đang có và phì to dần. Nếu tình trạng thiếu i-ốt trầm trọng thì có thể xuất hiện thiểu năng tuyến giáp và còn ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Nếu chế độ ăn thời kỳ có thai, nghèo i-ốt có thể ảnh hưởng đến năng lực trí tuệ của đứa trẻ sau này, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến cả cộng đồng.

Để tránh tình trạng thiếu iode, người ta dựa vào hai chỉ số cơ bản theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức phòng chống các rối loạn do thiếu i-ốt là:

- Tỷ lệ bướu cổ ở lứa tuổi học sinh 6-12 tuổi trên 5% theo các mức như sau: + Thiếu nhẹ: từ 5-19,9%

+ Thiếu vừa: 20-29,9%

- Mức i-ốt trong nước tiểu dưới 10 mcg/dl

Nồng độ i-ốt trong nước tiểu rất quan trọng, thể hiện lượng i-ốt thải ra hàng ngày. Qua đó có thể đánh giá được cơ thể đủ, thiếu hay thừa i-ốt theo các mức sau:

+ Trên 10 mcg/dl: đủ i-ốt + 5-9,9 mcg/dl: thiếu i-ốt nhẹ

+ 2–4,9 mcg/dl: thiếu i-ốt trung bình + < 2 mcg/dl: thiếu i-ốt nặng

Các điều tra ở các nước cho thấy tỷ lệ mắc bệnh bướu cổ trung bình trong dân cư miền

núi là 34,7%, mức i-ốt trong nước tiểu thấp hơn 5 µg/dl. Đặc biệt ở những vùng giao thơng khó khăn tỷ lệ bướu cổ lên tới 50-80%, tỷ lệ đần độn 1-8%. Tình hình thiếu i-ốt ở nước ta là nghiêm trọng và phổ biến, vì vậy chương trình sử dụng muối i-ốt đã được thực hiện từ tháng 1-1995.

Một phần của tài liệu Giáo trình dinh dưỡng người TS nguyễn minh thủy (Trang 126 - 127)