Liên quan giữa chế độ ăn và ung thư

Một phần của tài liệu Giáo trình dinh dưỡng người TS nguyễn minh thủy (Trang 132 - 135)

II Dinh dưỡng trong một số bệnh mạn tính

d.Liên quan giữa chế độ ăn và ung thư

Theo các khuyến cáo hiện nay, chế độ ăn có lượng chất béo cao là yếu tố nguy cơ đối với ung thư đại tràng, tuyến tiền liệt và ung thư vú. Các chế độ ăn giàu thức ăn thực vật, đặc biệt là các loại rau xanh, quả chín làm giảm nguy cơ các ung thư phổi, đại tràng, thực quản và dạ dày. Cơ chế của các yếu tố này còn chưa rõ ràng nhưng người ta cho rằng có thể là do các chế độ ăn này có ít chất béo bão hịa, nhiều tinh bột, chất xơ, các vitamin và chất khoáng, đặc biệt là β-carotene. Trọng lượng cơ thể cũng có vai trị nhất định, người béo dễ mắc bệnh ung thư vú và nội mạc hơn.

Các nhà khoa học đã khuyến cáo việc sử dụng nhiều rau quả hàng ngày sẽ làm gảm nguy cơ mắc bệnh ung thư (lycopene trong cà chua ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt, chất xơ trong rau quả giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột). Ngoài ra các thực phẩm chống ung thư hiệu quả nhất là: tỏi, thực phẩm giàu acid folic, trà xanh, thực phẩm chứa vitamin D, các loại rau xanh (bắp cải, bông cải), nghệ, gừng..

2.4 Tiểu đường không phụ thuộc insulin

Tiểu đường là một bệnh mạn tính, có tác động của yếu tố di truyền, do hậu quả của sự thiếu hụt insulin (một loại hóc mơn do tụy hay cịn gọi là lá mía của người tiết ra). Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng tăng đường ở trong máu và các rối loạn chuyển hóa khác. Có hai thể tiểu đường chính là thể tiểu đường phụ thuộc insulin và thể tiểu đường không phụ thuộc insulin. Tiểu đường phụ thuộc insulin chủ yếu gặp ở trẻ em, thiếu niên và người dưới 30 tuổi do tuyến tụy bị tổn thương gây thiếu insulin. Phần lớn bệnh nhân tiểu đường thuộc thể tiểu đường không phụ thuộc insulin, thường hay gặp ở người trung niên trở lên và béo phì là nguy cơ chính của bệnh tiểu đường khơng phụ thuộc insulin, nguy cơ này càng tăng lên theo thời gian và mức độ béo (80% bệnh nhân mắc bệnh này là những người béo). Do vậy chống béo thì là biện pháp phịng bệnh tiểu đường khơng phụ thuộc insulin.

Thực tế dinh dưỡng cho thấy chế độ ăn hợp lý là nền tảng cho kế hoạch điều trị tiểu

đường và giúp cho bệnh nhân ổn định mức đường trong máu, giảm được liều thuốc cần

sử dụng, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng, kéo dài tuổi thọ bệnh nhân. Chế độ ăn hợp lý còn giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, tự tin trong cuộc sống, ít có cảm giác bị tách biệt trong đời sống xã hội.

Hiện nay, các nhà dinh dưỡng khuyến cáo chế độ ăn của người tiểu đường nên gần giống với người bình thường với lượng bột đường (gạo, bắp, khoai…) gần với mức người bình thường (50-60%), cho phép người tiểu đường được sử dụng đường đơn giản ở mức hạn chế (đường để nêm thức ăn, cho vào các loại thức uống…), giảm lượng chất béo (nên ăn các loại dầu, mỡ cá): 20-30% và tăng chất xơ (có nhiều trong rau, trái cây) trong khẩu phần ăn hàng ngày.

2.5 Sỏi mật

Trong 30 năm lại đây, sinh bệnh học của sỏi mật trở nên rõ ràng hơn. Sỏi mật là bệnh về đường tiêu hố có nguyên nhân từ cholesterol. Sỏi mật thường phổ biến hơn ở các nước đang phát triển.

Sỏi cholesterol do cholesterol kết tinh trong dịch mật, khi nồng độ cholesterol trong mật cao, nồng đọ muối mật thấp, có sự ứ đọng dịch mật và một số nguyên nhân khác như do tuổi tác, ăn nhiều thức ăn có hàm lượng cholesterol cao, nhiều chất béo động vật, do sinh đẻ nhiều (phụ nữ), biến chứng từ một số bệnh tiêu hoá ..

Sỏi cholesterol thường đi đơi với tình trạng cholesterol cao trong máu. Cholesterol dễ gây sỏi nếu nó có các chất béo khác kèm theo, thường gắn liền với tình trạng béo phì. Theo nghiên cứu của Đại học Kentucky (Mỹ), béo phì cũng là nguy cơ quan trọng gây bệnh sỏi mật. Ở Việt Nam, theo nghiên cứu của Bệnh viện Việt Đức, gần 42% bệnh nhân sỏi mật có tình trạng béo phì.

Bệnh sỏi mật gặp nhiều ở nữ hơn nam và có xu hướng tăng dần theo tuổi. Nguyên nhân gây ra sỏi mật là bệnh viêm túi mật mãn tính, ứ đọng mật và nhiễm trùng túi mật. Hiện tượng táo bón cũng tạo ra cơ hội cho vi trùng đường ruột phát triển, dẫn đến viêm tá tràng, túi mật và ống mật, làm cho mật dễ lắng xuống tạo thành sỏi.

Người bị sỏi mật nên hạn chế ăn mỡ vì chất này ảnh hưởng đến chức năng gan, mật và dạ dày. Khi ăn nhiều mỡ, mật xuống ruột không đều, kích thích túi mật co bóp q mạnh, một phần mật tham gia cùng cholesterol tạo sỏi.

Chế độ ăn giảm mỡ, giảm cholesterol, tăng đạm, tăng thức ăn giàu chất đường bột, sử

dụng nhiều loại nước quả, rau quả tươi các loại, bánh kẹo ít trứng bơ, các loại thịt cá nạc, cá lóc, cá chép, các loại đậu như đậu nành, đậu xanh, đậu đen, nghệ, lá chanh.. có lợi cho người bị sỏi mật.

Với đối tượng này cần hạn chế sử dụng cà phê, trà, cacao, thịt cá nhiều mỡ, phủ tạng

động vật và lịng đỏ trứng.

Ngồi ra tỷ lệ giữa các chất dinh dưỡng đạm, mỡ, đường ở người bị sỏi mật nên là 1/0,5/5 theo khuynh hướng giảm mỡ và tăng nguồn carbohydrate.

2.6 Xơ gan

Xơ gan là một bệnh mạn tính tồn thân tổn thương chủ yếu là cấu trúc của gan bị biến dạng do sự tăng sinh và xơ hóa của tổ chức gan. Nguyên nhân gây bệnhlà do viêm gan từ vi rút, dinh dưỡng kém và nghiện rượu, nhiễm độc thạch tín...Tuy nhiên mối liên quan giữa sử dụng rượu và xơ gan đã được thừa nhận rộng rãi. Giảm uống rượu rõ ràng là có lợi tuy nhiên mức nhạy cảm đối với rượu khác nhau giữa các cá thể, nữ giới có phần nhạy cảm hơn so với nam giới.

Khi tế bào gan đã bị tổn thương, các chức năng gan không hoạt động được bình thường sẽ tác động nguy hại đến sức khỏe. Nếu các chất độc không được đào thải ra ngồi nhanh chóng sẽ tích lại trong cơ thể và gây ngộ độc. Do vậy phòng bệnh là cách tốt nhất cho những người thường xuyên tiếp xúc với các nguy cơ cao gây bệnh cho gan.

Các thực phẩm tốt cho gan bao gồm hai nhóm chính, nhóm thứ nhất là nhóm thực phẩm thúc đẩy các tiến trình loại bỏ độc tố của gan, và nhóm thứ hai là nhóm chứa các chất chống oxy hóa cao, có khả năng bảo vệ gan trong tiến trình loại bỏ độc tố thâm nhập. Các thực phẩm đã được công nhận là rất tốt cho gan bao gồm tỏi và hành, các loại rau cải, nước chanh nóng, các loại trái có chứa chất chống oxy hóa cao (mận, nho, các loại trái mọng nước, cam, bưởi hồng, dưa đỏ, táo và lê), táo, actisô, các loại rau có vị đắng (bồ cơng anh, rau diếp quăn, cải đắng, mướp đắng), cà rốt, nho, mật ong, lá trà... Ngồi ra nguồn thức ăn có chứa chất đạm (như thịt cá) đầy đủ sẽ giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng từ hệ thống miễn dịch và tăng khả năng giải độc của gan.

2.7 Bệnh loãng xương

Lỗng xương là bệnh lý của tồn hệ thống xương và làm suy yếu sức mạnh của toàn khung xương, độ đặc của xương giảm và ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của số đơng người có tuổi, đặc biệt là phụ nữ. Tỷ lệ người già càng tăng lên trong cộng đồng thì càng trở thành một vấn đề lớn đối với việc chăm sóc sức khỏe. Người già dễ bị gãy xương, thường là xương đùi và xương chậu có khi chỉ do chấn thương nhẹ.

Hàm lượng chất khoáng trong xương cao nhất ở tuổi 25, sau đó giảm xuống ở nữ độ tuổi mãn kinh và nam khoảng 55 tuổi. Tỷ lệ khối lượng xương giảm đi hàng năm thay đối từ 0,5- 2% tùy theo từng người. Những người khi cịn trẻ có độ đặc xương thấp thì khi về già dễ bị loãng xương. Các yếu tố ảnh hưởng tới độ đặc của xương bao gồm: thiếu oestrogen, thiếu hoạt động, hút thuốc lá, uống rượu và dùng thuốc, chế độ dinh dưỡng nhất là calci.

Việc điều trị bệnh lỗng xương khó khǎn và tốn kém. Vì vậy nên khuyến khích biện pháp phịng ngừa thơng qua việc sử dụng lượng calci và vitamin D phù hợp trong suốt giai đoạn trưởng thành.

Chế độ ăn phịng lỗng xương cần tǎng các thức ǎn giàu calci như sữa và các chế phẩm từ sữa (fo-mat và các loại sữa có ít chất béo). Người già cần ăn nhiều thực phẩm có chứa calci hơn vì khả nǎng hấp thu calci kém (người dưới 50 tuổi cần dùng 1000mg canxi mỗi ngày và người trên 50 tuổi cần dùng 1200 mg mỗi ngày).

Ngoài ra lượng protein (chất đạm) trong khẩu phần nên vừa phải, ǎn nhiều đạm cần đảm bảo đủ calci vì chế độ ăn nhiều đạm làm tǎng bài tiết calci theo nước tiểu. Cũng nên sử dụng nhiều rau và trái cây, giá đậu cùng với các loại rau mùi tây, bắp cải, cà chua, dưa chuột, tỏi...cũng làm giảm mất xương và làm tǎng chất khống trong xương.

Hoạt động ngồi trời nhất định cũng làm tăng tổng hợp vitamin D trong cơ thể. Hơn nữa không nghiện rượu, hoạt động thể lực vừa phải và duy trì cân nặng "nên có" là những yếu tố quan trọng để phịng lỗng xương

Tóm lại, các hiểu biết về mối quan hệ giữa dinh dưỡng và bệnh tật tuy đã phong phú nhưng chưa thể coi là đầy đủ, kể cả các bệnh do thiếu dinh dưỡng và thừa dinh dưỡng. Tuy vậy với những hiểu biết hiện nay đã cho phép xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý để giữ gìn sức khỏe và đề phịng bệnh tật. Nhiều nước phát triển đã có các khuyến cáo về dinh dưỡng trong từng giai đoạn và vấn đề này cũng dần được quan tâm ở nước ta.

III Câu hỏi thảo luận

3.1 Thảo luận về mối liên quan giữa ăn uống và bệnh tật?

3.2 Đề xuất và xây dựng các chế độ ăn hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc làm giảm các trường hợp bệnh mạn tính?

3.3 Thực hiện quá trình điều tra và khảo sát tình trạng dinh dưỡng của cộng đồng xã hội (Ví dụ: trẻ em ở các nhà trẻ mẫu giáo hoặc sinh viên ở Trường Đại học).

IV Tài liệu tham khảo

Food and Agriculture Organisation of The United Nations. 1972. Planning and Evaluation of Applied Nutrition Programmes.

Food: Nutrition and Agriculture - Text Book, Teacher's manual and Student Worbook. 1984. Food and Agriculture Organization of The United Nations, Rome.

Gilbert PA, Sonia C, Ilene F, Michael F, Francine RK, Robert H. Lustig, Janet HS, Phyllis WS, Dennis MS and Victor MM.2000. Prevention and Treatment of Pediatric Obesity: An Endocrine Society Clinical Practice Guideline Based on Expert Opinion. Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism, 2007-2458.

Hà Huy Khôi. 1996. Mấy vấn đề về Dinh Dưỡng Trong Thời Kỳ Chuyển Tiếp. Nhà Xuất Bản Y Học Hà Nội.

Waterlow JC. 1972. Classification and definition of protein-calorie. British Medical Journal, Sep 2; 3(5826):566- 569.

Các trang web tham khảo:

http://www.womensheartfoundation.org Hà Huy Khôi và Từ Giấy. 1994. Các

Bệnh Thiếu Dinh Dưỡng và Sức Khoẻ Cộng Đồng ở Việt Nam. Nhà Xuất Bản Y Học Hà Nội.

http://www.youngwomenshealth.org http://www.ykhoanet.com

Hà Huy Khôi và Từ Giấy. 1994. Dinh dưỡng Hợp Lý và Sức Khoẻ. Nhà Xuất Bản Y Học Hà Nội.

Một phần của tài liệu Giáo trình dinh dưỡng người TS nguyễn minh thủy (Trang 132 - 135)