Dinh dưỡng cho các đối tượng lao động (công nhân và nông dân)

Một phần của tài liệu Giáo trình dinh dưỡng người TS nguyễn minh thủy (Trang 116 - 118)

Nhu cầu dinh dưỡng là cần thiết cho tất cả mọi người, nhưng đặc biệt quan trọng đối với những người lao động nặng (đặc biệt là công nhân). Nhu cầu năng lượng không chỉ quyết định hiệu suất làm việc mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của đối tương này. Các quá trình sinh lý học và sinh hoá học đã xác nhận rằng thức ăn của cơ là glucose. Cơ mất năng lượng trong quá trình thoái hoá kỵ khí (nghĩa là không có oxy) glycogen thành acid lactic. Cơ lấy lại năng lượng đã mất nhờ quá trình oxy hoá acid lactic thành CO2 và nước. Như vậy cần cung cấp carbohydrate cho cơ trong lao động và ở những người lao động gắng sức, đường có tác dụng rõ rệt.

Mặt khác, lượng protein trong khẩu phần người lao động luôn luôn cao hơn ở người nhàn rỗi. Nhiều nghiên cứu sinh lý cho thấy ở khẩu phần ăn nghèo protein, lực của cơ nhất là khả năng lao động nặng giảm rõ rệt. Đó là do protein tuy không có những tác dụng tức thì đến lao động cơ nhưng chúng đã có tác dụng thông qua trung gian của hệ thống nội tiết và thần kinh thực vật để duy trì một trương lực cao hơn. Vì thế, thức ăn của cơ là glucose nhưng khẩu phần người lao động cũng cần có lượng protein tương ứng từ 10 đến 15% tổng số năng lượng.

2.1 Nhu cu năng lượng

Tiêu hao năng lượng của người lao động thay đổi tuỳ theo cường độ lao động, thời gian lao động, tính chất cơ giới hoá và tự động hoá quá trình sản xuất.

Tùy theo cường độ lao động, nhu cầu năng lượng của các loại lao động như sau: Lao động nhẹ 2200 - 2400 kcal

Lao động nặng vừa 2600 - 2800 kcal Lao động nặng loại B 3000 - 3200 kcal

Lao động nặng loại A 3400 - 3600 kcal Lao động nặng đặc biệt 3800 - 4000 kcal

Do vậy theo dõi cân nặng là cần thiết để biết xem chế độ dinh dưỡng có đáp ứng nhu cầu năng lượng hay không. Khi cân nặng giảm là biểu hiện của chế đô ăn thiếu năng lượng hoặc cân nặng tăng là biểu hiện của chế độ ăn cao hơn nhu cầu năng lượng. Cần tính toán chỉ số khối BMI và duy trì chỉ số này ở mức độ thích hợp.

Tiêu hao năng lượng của người lao động tùy theo cường độ lao động, thời gian lao động, tính chất cơ giới hoá và tự động hoá quá trình sản xuất.

2.2 Nhu cu các cht dinh dưỡng

Protein: Khẩu phần ăn của người lao động cần đảm bảo tỷ lệ 10-15% năng lượng do protein. Tỷ lệ protein nguồn gốc động vật nên đạt 50-60% tổng số protein.

Lipid và carbohydrate: Năng lượng trong khẩu phần chủ yếu do carbohydrate và lipid cung cấp. Khi lao động nặng, lipid bị phân hủy nhiều và quá trình hình thành lipid từ carbohydrate trong cơ thể bị hạn chế. Các biểu hiện rõ rệt của tích chứa lipid thừa thường không có ở những người lao động chân tay. Tuy nhiên chế độ ăn tăng lipid chỉ áp dụng trong thời gian lao động có tiêu hao năng lượng cao. Ở nước ta, Viện Dinh Dưỡng đã đề nghị protein chiếm 12% nhu cầu năng lượng, lipid chiếm 15-20% nhu cầu năng lượng và carbohydrate chiếm khoảng 65-70% nhu cầu năng lượng.

Vitamin và chất khoáng:

Các vitamin tan trong nước (nhóm B, C), nhất là các vitamin tan nhóm B nên tỷ lệ với năng lượng khẩu phần. Cần tăng vitamin nhóm này khi lao động ở môi trường nóng cơ thể mất chất dinh dưỡng này theo mồ hôi. Chúng còn thay đổi tuỳ theo cấu trúc của bữa ăn. các vitamin tan trong chất béo không thay đổi theo cường độ lao động, tiêu chuẩn như người trưởng thành. Các vitamin tan trong nước thay đổi tùy theo cấu trúc bữa ăn. Lượng thừa vitamin không ảnh hưởng gì đến năng suất lao động của người công nhân. Các nhu cầu về chất khoáng nói chung giống nhau cho các đối tượng lao động (như ở người trưởng thành).

Nhu cầu các chất khoáng tương tự như người trưởng thành.

2.3 Chếđộăn

- Với người lao động nằng cần duy trì mức đường huyết tốt vào buổi sáng sớm trước khi lao động do tình trạng giảm đường huyết trong khi lao động có thể gây ra tai nạn.

- Khoảng cách giữa các bữa ăn không quá 4-5 giờ. Tránh ăn quá nhiều ở bữa ăn giữa giờ - Có thể chia bữa ăn thành 4–5 bữa để tạo sự cân đối giữa các bữa ăn khi nhu cầu năng lượng cao (với trường hợp lao động cực kỳ nặng).

Tuy nhiên các nghiên cứu về tiêu hao năng lượng trong nông nghiệp cho thấy:

- Cường độ tiêu hao năng lượng của cùng quá trình lao động thay đổi nhiều tùy theo mức độ cơ giới hoá.

- Tiêu hao năng lượng trung bình của nông dân xã viên, công nhân các nông trường cao hơn công nhân công nghiệp loại nhẹ và gần với tiêu hao năng lượng của công nhân xây dựng và giao thông.

- Tính chất công việc của nông dân phần lớn thuộc loại lao động nặng trung bình. Theo các tài liệu nghiên cứu, tiêu hao năng lượng của xã viên nông nghiệp là 2700 kcal/ngày (cả nam và nữ).

Lao động nông nghiệp không đề ra những đòi hỏi về nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt. Những yêu cầu về dinh dưỡng đối với đối tượng này tương tự với lao động công nghiệp.

Một phần của tài liệu Giáo trình dinh dưỡng người TS nguyễn minh thủy (Trang 116 - 118)