Thiếu máu dinh dưỡng

Một phần của tài liệu Giáo trình dinh dưỡng người TS nguyễn minh thủy (Trang 125 - 126)

V Nhu cầu đối với phụ nữ có thai và cho con bú

1.3Thiếu máu dinh dưỡng

Thiếu máu dinh dưỡng là một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng ở Việt nam nhưng các số liệu về tỷ lệ mắc bệnh và các nhân tố nguy cơ vẫn cịn chưa đầy đủ. Đây là tình trạng bệnh lý xảy ra khi hàm lượng huyết cầu tố (Hb) trong máu xuống thấp hơn bình thường do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu.

Tác hại của thiếu máu dinh dưỡng là làm giảm khả nǎng lao động, giảm khả nǎng học

tập, phát triển trí tuệ của học sinh và làm tǎng nguy cơ đẻ non của người mẹ khi mang thai.

Nguyên nhân của thiếu máu dinh dưỡng có thể do nhiễm ký sinh trùng (giun sán sốt

rét), do mất máu, do bệnh lý về huyết sắc tố (Hb), hay do thiếu dinh dưỡng. Về ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng thì thiếu máu do thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu sắt, thiếu acid folic, thiếu vitamin B12 là phổ biến hơn cả. Nguyên nhân thường gặp nhất là do lượng sắt cung cấp từ ǎn uống không đủ nhu cầu hàng ngày. Theo nhiều khảo sát trong nước, lượng sắt thực tế hiện nay của bữa ǎn người Việt Nam chỉ đạt khoảng 30 đến 50% nhu cầu nhất

là ở các vùng nông thôn, do vậy tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt ở các vùng này thường rất

cao. Nhóm trẻ em và phụ nữ có nhu cầu rất lớn về sắt nên dù ǎn uống tốt cũng không thể cung cấp đủ; mặt khác ở nhiều vùng nông thôn do bữa ǎn cịn nghèo nàn, lượng thức ǎn động vật cịn ít, trẻ em ǎn sam chưa đúng cách ...

Theo số liệu điều tra cả trong nước và trên thế giới thì thiếu máu dinh dưỡng rất phổ biến, trung bình có khoảng 30% dân số thế giới (khoảng 700-800 triệu người) bị thiếu máu. Những đối tượng hay bị thiếu máu nhất là trẻ em và phụ nữ có thai, Việt Nam có đến 60% số trẻ em ở độ tuổi 6-24 tháng và 30-50% số chị em có thai bị thiếu máu.

Trong các điều tra dịch tễ học ở cộng đồng, tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị lấy các mức hemoglobin (Hb) sau đây là thiếu máu:

Trẻ em 6 tháng - 6 tuổi 110 g/l Trẻ em 7 tuổi - 14 tuổi 120 g/l Nam giới trưởng thành 130 g/l

Nữ trưởng thành 120 g/l Bà mẹ mang thai 110 g/l

Các kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thiếu máu cao nhất ở trẻ em 6-24 tháng và phụ nữ có thai. Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thiếu máu tương đối thấp ở đồng bằng Bắc Bộ, cao nhất ở Tây Nguyên. Đáng chú ý là thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi rất cao ở Tây Nguyên và Nam Bộ. Tỷ lệ thiếu máu ở nông thơn, vùng sâu cao hơn ở đơ thị.

Có thể ngăn ngừa bệnh thiếu máu bằng việc sử dụng những thức ǎn có nguồn gốc động vật như thịt, cá trứng ... hay các thức ǎn nguồn gốc thực vật như ngũ cốc, gạo, ngơ, một số loại rau có nhiều chất xơ. Cần sử dụng các loại rau quả do chứa nhiều vitamin C, có tác dụng hỗ trợ hấp thu sắt tốt hơn.

Một phần của tài liệu Giáo trình dinh dưỡng người TS nguyễn minh thủy (Trang 125 - 126)