Năm Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Chỉ tiêu
2007 2008 2009 Giá tri % Giá tri %
Nợ phải trả 6.061.138.520 11.536.135.854 17.027.413.119 5.474.997.334 90,33 5.491.277.260 47,6 NVCSH 3.734.359.184 5.528.637.695 6.340.952.363 1.794.278.511 48,05 812.314.668 14,7 Tổng 9.795.497.704 17.064.773.549 23.368.365.482 7.269.275.845 74,21 6.303.591.940 36,9
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế Toán)
Nhận xét: Qua bảng biến động về nguồn vốn của công ty qua 3 năm ta thấy:
Năm 2008 so với năm 2007:
Tổng nguồn vốn năm 2008 tăng so với năm 2007, cụ thể là tăng 7.269.275.845 đồng, tương ứng với mức tăng 74,21% , chứng tỏ đảm bảo nguồn
vốn huy động vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nguyên nhân là do:
Thứ nhất, nợ phải trả năm 2008 tăng so với năm 2007, cụ thể là tăng 5.474.997.334, tương ứng với mức tăng 90,33%, trong đó toàn bộ là nợ ngắn hạn. Điều này chứng tỏ công ty đã đi vay một lượng vốn lớn để đảm bảo hoạt động sản
xuất kinh doanh, đồng thời cũng cho thấy khả năng chiếm dụng vốn của công ty
lớn, nguy cơ gặp rủi ro trong vấn đề tài chính cũng lớn nếu công ty làm ăn thua lỗ.
Thứ hai, vốn chủ sở hữu tăng so với năm 2007, cụ thể tăng 1.794.278.511, tương ứng với mức tăng 48,05%, chứng tỏ công ty đã luôn chú trọng vào việc tăng
nguồn vốn chủ sở hữu để giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn vốn vay.
Năm 2009 so với năm 2008:
Tổng nguồn vốn năm 2009 tăng so với năm 2008, với mức tăng 5.491.277.260, tương ứng là 47,6%. Có sự tăng trưởng này là do nợ phải trả trong
năm 2009 tăng 5.491.277.260, tương ứng với mức tăng là 47,6%. Trong đó, chủ yếu
là nợ ngắn hạn là 16.994.139.333 còn lại là nợ dài hạn. Chứng tỏ, công ty vẫn giữ lượng vốn đi vay khá nhiều để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh bằng
cách chiếm dụng vốn của nhà cung cấp. Nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng 812.314.668, tương ứng với mức tăng 14,7%. Từ những điều trên là nguyên nhân là cho tổng nguồn vốn năm 2009 tăng so với năm 2008.
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1Giới thiệu
Như ở chương 2 đã trình bầy phương pháp thực hiện nghiên cứu. Mục đích
của chương 3 chúng ta đi kiểm nghiệm thang đo, tiến hành phân tích thống kê mô tả
cho mẫu thu được, phân tích ANOVA, kiểm định các giả thiết đã đưa ra ở chương 2, đánh giá kết quả đạt được và đề ra một số giải pháp mang tính gợi ý cho công ty.