- Bước 3: Căn cứ điều lệ trường THPT xây dựng nội qui, qui định riêng của trường; xây dựng qui chế tính điểm, đánh giá thi đua, khen
d. Đối với hiện tượng "Lười học, không học bài, không làm bài về
nhà; gian lận trong kiểm tra, thi cử":
- Tổ chức học 2 buổi/ ngày, buổi sáng học theo chương trình của Bộ, buổi chiều học tự chọn, ôn luyện, làm bài tập;
- GVCN nói chuyện với HS, phân tích ý nghĩa, tác dụng của việc học, tác hại của việc không học bài, không làm bài tập về nhà để giúp HS nhận
thức vấn đề. Nếu HS vi phạm nhiều lần trong tuần, sẽ xử phạt bằng cách phải chăm sóc bồn hoa của lớp và trực nhật lớp; yêu cầu HS viết bản kiểm điểm, làm cam kết không tái phạm, nếu tái phạm sẽ kỉ luật tùy theo mức độ từ khiển trách đến đình chỉ học tập từ 1 đến 3 ngày; thông báo đến PHHS để cùng phối hợp giáo dục HS.
e. Đối với hiện tượng "Kết bè phái, gây gổ, đánh bạn":
- CBQS, GVCN xây dựng lực lượng nòng cốt trong các lớp bao gồm cán bộ lớp, cán bộ Đoàn, những HS có uy tín trong lớp. Nếu phát hiện những trường hợp gây mất đoàn kết, thì với bạn bè, thì báo ngay cho CBQS, GVCN để tìm biện pháp hòa giải, ngăn chặn;
- Hàng ngày, khi tan học, CBQS kết hợp với Đội cờ đỏ, Thanh niên xung kích quan sát, theo dõi khu vực gần cổng trường để đôn đốc, nhắc nhở HS, hạn chế túm 5 tụm 3, thực hiện tốt các quy định tham gia giao thông…
* Sau gần một học kì thử nghiệm các biện pháp do đề tài đề xuất, với
những cách thức cụ thể nêu trên, nhà trường đã bước đầu thấy được sự chuyển biến tích cực khá rõ rệt từ phía HS ở một số khía cạnh, như:
- Con số HS đi học muộn, trốn tiết, nghỉ học không lí do có giảm đi đáng kể;
- Những hiện tượng: hút thuốc lá; sử dụng điện thoại trong giờ học, làm việc riêng trong lớp đã hạn chế đi nhiều;
- Hầu như không còn HS không mặc đồng phục đến trường.
Tuy nhiên, đề tài nhận thấy các kết quả trên đây có được chủ yếu từ các hình thức quản lí mang tính hành chính, áp đặt. Mặc dù điều đó là cần thiết trong giai đoạn hiện tại nhằm chấn chính nền nếp cho HS, nhưng, trong tương lai, nhà trường sẽ phải quan tâm áp dụng nhiều hơn các hình thức quản lí mang tính giáo dục để hình thành ở HS nhu cầu tự giáo dục về mặt đạo đức.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trên cơ sở chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước về Giáo dục và Đào tạo nói chung và GDĐĐ nói riêng. Từ kết quả nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực trạng việc quản lý công tác GDĐĐ, đề tài đã đề xuất 6 biện pháp quản lý GDĐĐ cho HS tại Trường THPT Thành Đông và THPT Marie Curie nhằm nâng cao chất lượng giáo dục HS, là:
- Biện pháp 1: Kế hoạch hóa công tác GDĐĐ cho HS
- Biện pháp 2: Tổ chức lựa chọn bồi dưỡng năng lực thực hiện đổi mới phương pháp GDĐĐ cho đội ngũ GVCN, GVBM, CBQS, CB Đoàn
- Biện pháp 3: Tổ chức lựa chọn bồi dưỡng năng lực thực hiện đổi mới phương pháp GDĐĐ cho đội ngũ GVCN, GVBM, CBQS, CB Đoàn
- Biện pháp 4: Quản lý công tác đánh giá thi đua khen thưởng và chuẩn hóa công tác đánh giá đạo đức học sinh.
- Biện pháp 5: Đa dạng hóa các hình thức phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục khác nhau (Nhà trường, gia đình, các tổ chức trong và ngoài nhà trường, áp dụng CNTT...)
Biện pháp 6: Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ cho
GDĐĐ
Đề tài cũng đã khảo nghiệm về "Tính cần thiết", "Tính khả thi" của các biện pháp đề xuất cho thấy, hầu hết các khách thể được nghiên cứu đều cho kết quả đồng thuận. Có sự tương quan thuận và chặt chẽ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất (với p = 0.00). Nếu các biện pháp được vận dụng thực hiện một cách đồng bộ, triệt để vào thực tiễn, thì có thể sẽ góp phần nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS THPT ngoài công lập trong giai đoạn hiện nay.
Đặc biệt, tác giả đã thử nghiệm các biện pháp đề xuất của đề tại tại Trường THPT Thành Đông. Bước đầu đã có những tác động tích cực đến công tác GDĐĐ HS.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ1. Kết luận: 1. Kết luận:
1.1. Về lí luận:
- Đạo đức là những chuẩn mực, những giá trị xã hội, là yếu tố rất quan trọng trong cấu trúc nhân cánh của con người. Do đó, GDĐĐ cho HS, cho thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng, là nhiệm vụ trọng tâm của công tác giáo dục và là nhiệm vụ của toàn xã hội hiện nay.
- Biện pháp quản lý GDĐĐ cho HS THPT là hệ thống những tác động có kế hoạch, có hướng đích của chủ thể quản lý đến tất cả các khâu, các bộ phận của nhà trường nhằm giúp nhà trường sử dụng tối ưu các tiềm năng, các cơ hội để thực hiện hiệu quả các mục tiêu quản lý GDĐĐ cho HS ở cấp học này.
- Các yếu tố ảnh hưởng đế công tác GDĐĐ HS: Quá trình GDĐĐ cho HS là một quá trình lâu dài, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: Yếu tố Pháp luật; yếu tố giáo dục giá đình; yếu tố giáo dục nhà trường; yếu tố giáo dục xã hội; yếu tố tự giáo dục của bản thân học sinh…
1.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy, trong những năm gần
đây, trường THPT Thành Đông và THPT Marie Curie đã có nhiều cố gắng, nhiều thay đổi trong công tác quản lý, giảng dạy, học tập. Vì vậy, chất lượng giáo dục đã dần được cải thiện rất nhiều cả về văn hóa lẫn đạo đức.
Tuy nhiên, so với mục tiêu giáo dục và yêu cầu đổi mới giáo dục, yêu cầu của xã hội hiện nay thì vẫn còn nhiều hạn chế, còn nhiều điều chưa đáp ứng được. Vẫn còn một bộ phận không nhỏ HS có học lực và hạnh kiểm loại trung bình, yếu; tỉ lệ HS giỏi còn thấp, tỉ lệ đỗ đại học chưa cao; vẫn còn nhiều HS vi phạm kỷ luật.
- Việc thực hiện công tác GDĐĐ HS tại THPT Thành Đông và THPT Marie Curie còn chưa đem lại kết quả như mong muốn vì công tác quản lý còn chưa thật chặt chẽ; nội dung, chương trình còn nghèo nàn; trang thiết bị
phục vụ cho GDĐĐ HS còn lạc hậu; ý thức tự học, tự rèn luyện đạo đức ở các em còn hạn chế; việc GDĐĐ cho HS chưa được thực hiện đồng bộ, thống nhất, chủ yếu dựa vào GVCN, CBQS; chưa có những chương trình GDĐĐ chính thống; vẫn còn chú trọng đến việc dạy kiến thức chuyên môn hơn so với rèn luyện GDĐĐ.
1.3. Từ kết quả nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực trạng việc quản lý
hoạt động GDĐĐ, đề tài đã đề xuất 6 biện pháp quản lý GDĐĐ cho HS tại Trường THPT Thành Đông và THPT Marie Curie nhằm nâng cao chất lượng giáo dục HS, là:
- Biện pháp 1: Kế hoạch hóa công tác GDĐĐ cho HS
- Biện pháp 2: Tổ chức lựa chọn bồi dưỡng năng lực thực hiện đổi mới phương pháp GDĐĐ cho đội ngũ GVCN, GVBM, CBQS, CB Đoàn
- Biện pháp 3: Tổ chức lựa chọn bồi dưỡng năng lực thực hiện đổi mới phương pháp GDĐĐ cho đội ngũ GVCN, GVBM, CBQS, CB Đoàn
- Biện pháp 4: Quản lý công tác đánh giá thi đua khen thưởng và chuẩn hóa công tác đánh giá đạo đức học sinh.
- Biện pháp 5: Đa dạng hóa các hình thức phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục khác nhau (Nhà trường, gia đình, các tổ chức trong và ngoài nhà trường, áp dụng CNTT...)
Biện pháp 6: Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ cho GDĐĐ
1.4. Kết quả khảo nghiệm về "Tính cần thiết", "Tính khả thi" của các
biện pháp đề xuất cho thấy, hầu hết các khách thể được nghiên cứu đều cho kết quả đồng thuận. Có sự tương quan thuận và chặt chẽ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất (với p = 0.00). Nếu các biện pháp được vận dụng thực hiện một cách đồng bộ, triệt để vào thực tiễn, thì có thể sẽ góp phần nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS THPT ngoài công lập trong giai đoạn hiện nay.
1.5. Đặc biệt, tác giả đã thử nghiệm các biện pháp đề xuất của đề tại
tại Trường THPT Thành Đông. Bước đầu đã có những tác động tích cực đến công tác GDĐĐ HS.