Biện pháp 4: Quản lý công tác thi đua khen thưởng và chuẩn hóa công tác đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, đạo đức cho học sinh

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh THPT trường ngoài công lập thành phố Hải Dương (Trang 98 - 103)

- Việc xây dựng, triển khai kế hoạch GDĐĐ cho HS chủ yếu tập trung ở

3.2.4. Biện pháp 4: Quản lý công tác thi đua khen thưởng và chuẩn hóa công tác đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, đạo đức cho học sinh

hóa công tác đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, đạo đức cho học sinh

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp:

Đánh giá khách quan kết quả GDĐĐ HS là nhằm đánh giá mức độ thực hiện, hoàn thành mục tiêu giáo dục đã đề ra. Qua đó, giúp Hiệu trưởng đánh giá hiệu quả quản lý của mình và có sự điều chỉnh công tác lãnh đạo,

chỉ đạo phù hợp, cần thiết. Việc đánh giá khách quan kết quả GDĐĐ HS còn có tác dụng nâng cao nhận thức của CB-GV-NV về mặt tinh thần, trách nhiệm đối với công tác GDĐĐ, đồng thời giúp họ đúc kết kinh nghiệm, từ đó điều chỉnh công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức cho HS của mình phù hợp. Việc xây dựng tiêu chí, phương pháp đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức cho HS một cách hợp lý, khoa học là nhằm:

- Đánh giá chính xác, công bằng kết quả rèn luyện của HS, từ đó giúp HS nhận thức đầy đủ về bản thân, phát huy mặt tích cực, khắc phục những khuyết điểm để không ngừng tiến bộ.

- Hạn chế những ảnh hưởng xấu đến công tác giáo dục đào tạo của đội ngũ CB-GV và kết quả rèn luyện đạo đức của HS, kích thích sự cố gắng, khắc phục khuyết điểm của đội ngũ CB-GV và HS.

- Kiểm tra, đánh giá nhằm đảm bảo tính hiệu quả, sự thành công của kế hoạch GDĐĐ HS, phát hiện kịp thời những bất cập, sai sót, tìm ra nguyên nhân và biện pháp uốn nắn, điều chỉnh, khắc phục có hiệu quả. Mặt khác còn giúp Hiệu trưởng thu thập thông tin, kinh nghiệm để phục vụ công tác xây dựng kế hoạch tiếp theo.

Việc đánh giá công tác GDĐĐ HS phải được làm thường xuyên, chặt chẽ bằng những tiêu chí cụ thể nhằm từng bước chuẩn hóa công tác này.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp và cách thực hiện:

Đánh giá đúng kết quả rèn luyện của tập thể lớp và HS sẽ tạo động lực thúc đẩy sự tiến bộ của HS. Để đổi mới cách đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức HS và chuẩn hóa công tác GDĐĐ HS cần phải thực hiện các nội dung:

- Kiểm tra việc triển khai thực hiện kế hoạch GDĐĐ của trường đến các lớp và việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ của từng lớp.

- Kiểm tra, đánh giá việc lựa chọn hình thức, nội dung các phong trào thi đua học tập, rèn luyện đạo đức theo nội quy, quy định của trường, lớp và phương pháp đánh giá của giáo viên, của tập thể lớp, CBQS, CB Đoàn đối với kết quả rèn luyện đạo đức của từng cá nhân HS.

- Hiệu trưởng chỉ đạo Đoàn thanh niên, Ban thi đua xây dựng và tiêu chuẩn hóa các tiêu chí thi đua, tiêu chí đánh giá xếp loại thi đua, cơ chế khen thưởng, xử phạt cho các lớp. Căn cứ vào tiêu chí thi đua để đánh giá thi đua cho các lớp theo tuần, tháng, học kỳ, năm học.

- Cơ sở để xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá là Điều lệ trường trung học, các thông tư, văn bản của Bộ GD-ĐT về giáo dục đạo đức và đánh giá, xếp loại hạnh kiểm HS, nội quy, qui định của nhà trường. Cụ thể hóa các mặt rèn luyện cần đánh giá để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá một cách khoa học. Sau khi dự thảo các tiêu chuẩn và qui trình đánh giá, tổ chức cho CB-GV- NV-HS thảo luận góp ý bổ sung. Ban thi đua điều chỉnh, hoàn thiện nội dung trình Hiệu trưởng phê duyệt và thực hiện. Trước khi thực hiện cần thông báo tới toàn thể CB-GV-NV-HS của trường để mọi người nắm rõ các tiêu chuẩn thi đua đã được chuẩn hóa, nâng cao ý thức trách nhiệm và thực hiện đúng theo những qui định đã đề ra.

- Hàng năm, vào đầu mỗi năm học, nhà trường tổ chức cho HS các lớp học tập về các nội dung, như: "Nhiệm vụ của HS"; "Quyền của HS"; "Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của HS"; "Các hành vi HS không được làm"; "Khen thưởng và kỷ luật HS" (Theo điều 38;39;40;41;42 của Điều lệ

Trường Trung học Cơ sở, trường Trung học Phổ thông và trường Phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) nhằm nâng cao ý

thức rèn luyện đạo đức, tư cách mỗi khi đến trường, hạn chế các sai phạm. Đây là một việc làm hết sức cần thiết đối với HS, đặc biệt với HS ngoài công lập, HS khối 10 khi mới bắt đầu học tập ở môi trường mới.

- Cụ thể hóa tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm HS cho GVCN theo tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (Thông tư số

58/2011/TT-BGDĐT).

- Tiêu chuẩn đánh giá tập thể lớp hàng tuần, hàng tháng, từng học kỳ và năm học cần phải lượng hóa thành định mức điểm phù hợp để xếp loại Tốt, khá, trung bình, yếu.

- Tiêu chuẩn đánh giá HS phải kết hợp cả tiêu chuẩn định lượng và định tính. Tính định lượng thể hiện số lần đạt thành tích, số lần vi phạm. Tính định tính biểu hiện ở tư tưởng, nhận thức, thái độ, hành vi.

- Ban thi đua, kết hợp với Đoàn TN, CBQS, đội cờ đỏ theo dõi tính điểm, thi đua cho các lớp từng ngày, tuần, tháng, học kỳ, năm học theo những tiêu chuẩn đã được chuẩn hóa.

- Cuối tuần, cuối tháng, một đại diện của Ban thi đua tổng hợp điểm thi đua hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng đánh giá ưu khuyết điểm, dự kiến xếp loại thi đua. Hiệu trưởng tổ chức họp ban thi đua duyệt xếp loại các lớp, công khai kết quả xếp loại và khen thưởng trước toàn trường. Từng tập thể lớp tổ chức rút kinh nghiệm kết quả xếp loại hàng tuần, hàng tháng biểu dương HS đóng góp thành tích cho phong trào lớp, phê bình HS vi phạm làm hạn chế kết quả thi đua của lớp. Có chế độ khen thưởng đối với các lớp có nhiều thành tích trong học tập, rèn luyện đạo đức của tháng (thưởng cho các lớp đạt nhất, nhì, ba).

- Nếu phát động thi đua theo chủ đề thì cần phải xây dựng tiêu chí đánh giá thi đua cho từng đợt.

- Hàng tháng, mỗi HS viết bản tự nhận xét về kết quả rèn luyện đạo đức. GVCN kết hợp với GV GDCD, CBQS, CB Đoàn đánh giá hạnh kiểm HS theo tháng, học kỳ để làm cơ sở đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, đạo đức cả năm học báo cáo danh sách xếp loại cho Hiệu trưởng. Đây là một trong những tiêu chí rất quan trọng đối với HS ngoài công lập. Việc cho học sinh viết bản tự nhận xét có tác dụng để HS tự kiểm điểm với những vi phạm của mình để tìm cách khắc phục, sửa chữa.

- Để việc xét duyệt được chính xác công bằng, Hiệu trưởng triệu tập họp xét duyệt hạnh kiểm HS vào cuối học kỳ, cuối năm học, gồm: BGH, ban thi đua, GVCN, CB Đoàn, CBQS.

- Việc đánh giá đúng và khách quan hạnh kiểm, đạo đức của HS có ý nghĩa tích cực giúp HS ý thức được khuyết điểm của bản thân, xác định được hướng phấn đấu để có kết quả rèn luyện tốt hơn. Nếu đánh giá hạnh kiểm thiếu công bằng, thiếu chính xác sẽ hạn chế sự cố gắng của HS, tạo "sức ỳ" đối với HS chậm tiến. Vì vậy giáo viên phải nắm chắc các văn bản hướng dẫn đánh giá, xếp loại hạnh kiểm HS của Bộ, là nhà sư phạm mẫu mực, khách quan, vô tư, hiểu biết sâu sắc tâm tư, nguyện vọng của HS, biết lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp. Hiệu trưởng phải tập hợp được các ý kiến đánh giá đúng, phân biệt được các đánh giá sai lệch để có quyết định đúng đắn qua đó động viên được sự nỗ lực của tập thể lớp và HS.

- Ngoài các danh hiệu thi đua do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT qui định, Hiệu trưởng căn cứ vào điều kiện thực tế tại nhà trường, thống nhất bổ sung thêm các danh hiệu thi đua của trường nhằm động viên, khích lệ các tập thể, cá nhân có thành tích tốt.

- Đối với việc khen thưởng, xử phạt tập thể HS và cá nhân HS cần thực hiện theo qui trình: Cá nhân HS, tập thể HS tự đánh giá thống nhất kết quả đánh giá, GVCN đánh giá kết quả kết quả xếp loại thi đua và trình Hội đồng thi đua xét duyệt. Sau khi có ý kiến của Hội đồng thi đua, Hiệu trưởng phê duyệt và tiến hành khen thưởng, xử phạt. Việc khen thưởng, trách phạt HS tiến hành vào buổi sáng chào cờ hàng tuần, sơ kết học kỳ và tổng kết năm học.

- Khi tiến hành khen thưởng, xử phạt HS phải thể hiện được tình thương, trách nhiệm, xử lý có tình, có lý phù hợp với tâm lý lứa tuổi, giác ngộ được ý thức cố gắng vươn lên của HS. Đặc biệt khi đánh giá, nhận xét học sinh cá biệt phải coi trọng việc thay đổi theo chiều hướng tích cực của các đối tượng này. Mặc dù có thể so với mặt bằng chung là chưa tốt nhưng

với cá nhân HS thì đáng phải biểu dương, khích lệ nhằm tạo độn lực tốt cho các em phấn đấu, sửa chữa.

Tóm lại, đối với đối tượng HS THPT ngoài công lập như HS THPT Thành Đông và THPT Marie Curie thì việc xây dựng những nội qui, qui định của trường, của lớp; qui chế đánh giá, xếp loại thi đua, khen thưởng; qui chế xử phạt là hết sức cần thiết. Nó có tác dụng giúp Hiệu trưởng cùng các lực lượng giáo dục có cơ sở, tiêu chí, chế tài rõ ràng cho việc quản lý, GDĐĐ HS. Đặc biệt ở giai đoạn đầu việc áp dụng các biện pháp hành chính đã thu được những kết quả bước đầu rất khả quan và các biện pháp đó rất phù hợp với đối tượng HS ngoài công lập.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp:

- Căn cứ vào Luật giáo dục, Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học; Thông tư 58 về đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, đạo đức HS; Các văn bản hướng dẫn của Ngành, của Sở.

- Căn cứ vào tiêu chí thi đua của trường đã được chuẩn hóa, thực hiện; - Có sự chỉ đạo sát sao, có sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng GD để đánh giá đạo đức HS một cách khách quan.

- Có đội ngũ làm công tác kiểm tra, theo dõi, đánh giá thi đua chuyên nghiệp, công bằng, chặt chẽ, chuyên nghiệp, tận tụy với công việc.

- Đảm bảo về điều kiện CSVC, trang thiết hỗ trợ cho công tác theo dõi, kiểm tra, đánh giá.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh THPT trường ngoài công lập thành phố Hải Dương (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w