- Việc xây dựng, triển khai kế hoạch GDĐĐ cho HS chủ yếu tập trung ở
TIỂU KẾT CHƯƠNG
THPT Thành Đông và THPT Marie Curie là hai trong số ba trường tư thục trên địa bàn thành phố Hải Dương, do là trường tư thục nên có chất lượng đầu vào thấp, đa số là HS có lực học trung bình khá, trung bình và dưới mức trung bình. Chính vì vậy nên còn có nhiều HS chưa chăm chỉ học tập, còn mải chơi, nhiều HS hư, hay vi phạm kỷ luật của trường, lớp…dẫn đến chất lượng giáo dục đặc biệt là chất lượng GDĐĐ cho HS chưa cao. Nhận thức được vấn đề đó và tầm quan trọng của việc GDĐĐ HS nên công
tác GDĐĐ cho HS ở trường THPT Thành Đông và THPT Marie Curie thành phố Hải Dương đã được BGH đặc biệt quan tâm, chú trọng. Nhà trường đã xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình, cách thức thực hiện cho công tác quản lý hoạt động GDĐĐ HS. BGH và đội ngũ CB-GV-NV luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt các hoạt động giáo dục trong nhà trường đặc biệt là vấn đề quản lý GDĐĐ HS. Do đó, đã thu được những kết quả nhất định trong công tác này, đó là đa số HS đã hoàn thành bậc học THPT, là trở thành những người con ngoan, trò giỏi có ích cho xã hội. Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động GDĐĐ HS còn nhiều hạn chế như việc xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình chưa phù hợp với đối tượng HS của mình; chưa được thực hiện đồng bộ từ trên xuống dưới, nhiều CB-GV-NV còn chưa ý thức rõ được vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác GDĐĐ HS. Đặc biệt là đội ngũ GVBM chưa tích hợp việc GDĐĐ cho HS qua môn học của mình hoặc còn phó mặc cho GVCN; chưa có biện pháp phối hợp tốt giữa các tổ chức, lực lượng trong và ngoài nhà trường trong công tác quản lý GDĐĐ HS. Cơ vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, học tập, tuyên truyền, GDĐĐ HS còn lạc hậu, thiếu. Chính vì vậy vẫn còn nhiều trường hợp HS chưa ngoan, vi phạm đạo đức.
Để khắc phục vấn đề này, đòi hỏi cán bộ quản lý nhà trường phải nghiên cứu tìm ra những biện pháp phù hợp hơn nhằm nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS, qua đó làm giảm tình trạng HS yếu kém về đạo đức. Đó là nội dung tác giả diễn giải cụ thể ở chương 3.
Chương 3