Sự phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục chưa hiệu

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh THPT trường ngoài công lập thành phố Hải Dương (Trang 67 - 71)

quả, đồng bộ 0.98 9

(Chú thích: thứ hạng càng nhỏ thì nguyên nhân càng chủ yếu)

Từ kết quả điều tra, ta thấy nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng đạo đức của HS Trường THPT Thành Đông và Trường THPT Marie Curie là do:

- "Gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, bố mẹ ly dị, nghiện ngập, cờ bạc"; "Gia đình thiếu quan tâm, phó mặc việc giáo dục cho nhà trường"; "Thiếu động cơ học tập, rèn luyện đúng đắn, chây lười, gian lận trong học tập, thi cử". Gia đình là cái nơi nuôi dưỡng, ươm mầm cho việc hình thành, phát triển nhân cách mỗi cá nhân. Khi gia đình có hoàn cảnh đặc biệt như nghèo khó, bố mẹ ly dị, nghiện ngập, cờ bạc…có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, đạo

đức các em. Nhiều gia đình bố mẹ không quan tâm tới con em mình, phó mặc cho nhà trường, coi trách nhiệm giáo dục con em mình là của nhà trường dẫn đến các em thiếu thốn tình cảm, không có người quan tâm chỉ bảo, uốn nắn. Nhiều em chán nản, bất mãn với cuộc sống gia đình, với bố mẹ khi bố mẹ không phải là những tấm gương để các em học tập. Chính vì thế làm cho các em dễ mất phương hướng, động cơ trong cuộc sống, học tập, rèn luyện đạo đức… Do đó, dễ sa ngã, dễ vi phạm các chuẩn mực đạo đức. Nhiều phụ huynh thiếu hiểu biết, không nắm bắt được tâm sinh lý của con, không biết cách dạy con, thường hay la mắng, áp đặt, cấm đoán, thậm chí dùng bạo lực với con. Nhiều phụ huynh tỏ ra bất lực với con, nhiều phụ huynh cá biệt không chịu hợp tác với GVCN, với nhà trường để giáo dục các em, bênh vực con khi sai phạm, thô lỗ với giáo viên, quản sinh khi được mời đến để trao đổi bàn bạc… Đó là những nguyên nhân chủ yếu (xếp thứ 1;2;3) dẫn đến thực trạng vi phạm đạo đức ở Trường THPT Thành Đông và Trường THPT Marie Curie hiện nay. Và đây cũng là tình trạng chung, chủ yếu ở các gia đình, các phụ huynh HS thuộc đối tượng ngoài công lập trên địa bàn Hải Dương.

- Các nguyên nhân: "Công tác thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên, chưa hiệu quả"; "Một bộ phận giáo viên chưa tính cực, chủ động trong công tác GDĐĐ HS"; "Do đội ngũ giáo viên thiếu kinh nghiệm"; "Kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm hạn chế"; "Các hình thức thi đua, khen thưởng, kỷ luật chưa kịp thời, chưa thuyết phục" (xếp thứ 4; 7; 8; 10). Việc phát động thi đua, khen thưởng là yếu tố rất quan trọng trong việc tạo động lực để HS phấn đấu, thi đua nhưng lại chưa được thực hiện một cách kịp thời, thuyết phục. Bên cạnh đó phần lớn giáo viên thiếu kinh nghiệm, năng lực quản lý, xử lý tình huống, nhất là giáo viên bộ môn thường không quan tâm, không tích cực trong công tác GDĐĐ HS. Thường hay phó mặc cho GVCN, quản sinh. Đây cũng là tình trạng chung và là một trong những hạn chế lớn của

công tác giáo dục…Bên cạnh đó thì công tác thanh, kiểm tra để phát hiện, điều chỉnh công tác GDĐĐ cũng chưa hiệu quả, còn xem nhẹ (xếp thứ 4).

- "Kết bè phái, băng nhóm"; "Hút thuốc, uống rượu, cờ bạc, gây gổ đánh bạn"; "Nói tục, chửi thề, ăn chơi, đua đòi, nghiện chơi game, net" là những nguyên nhân tiếp theo ảnh hưởng đến thực trạng đạo đức HS (xếp thứ 5;6). Do ảnh hưởng của môi trường, xã hội, đặc biệt là tình trạng phim ảnh, internet tràn lan với nội dung thiếu lành mạnh, đồi trụy, bạo lực có tác động rất lớn đến tư tưởng, cách sống, lối sống của các em dẫn đến việc kết bè, kết phái, hút thuốc, uống rượu, đua đòi, ăn chơi, cờ bạc…

- "Cán bộ quản sinh thiếu kinh nghiệm, nghiệp vụ quản lý, giáo dục HS còn chưa tốt"; "Sự phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục chưa hiệu quả, đồng bộ"; "Nền nếp, kỷ luật của nhà trường chưa tốt"; "Công tác quản lý của BGH chưa hiệu quả" (Công tác xây dựng kế hoạch, nội

dung, chỉ đạo chưa sâu sát). Trường THPT Thành Đông và Trường THPT

Marie Curie là hai trong số các trường tư thục của tỉnh Hải Dương, do chất lượng đầu vào kém, đa số HS có học lực trung bình, ý thức kém. Vì vậy ở đây có thêm cán bộ quản sinh chuyên trách với nhiệm vụ chính là quản lý, theo dõi, ngăn chặn, giáo dục HS nhằm phát hiện, ngăn chặn, hạn chế những vi phạm của HS. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa hai trường ở nguyên nhân này, cụ thể, ở Trường THPT Marie Curie đứng thứ 2, còn ở Trường THPT Thành Đông đứng thứ 21. Có vẻ như nghiệp vụ của cán bộ quản sinh của trường Thành Đông tốt hơn do quản sinh của trường này có 8 năm kinh nghiệm còn trường Marie Curie mới có 1. Ngoài ra, việc phối hợp giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trường, nền nếp, kỷ luật của nhà trường, sự chỉ đạo của Ban giám hiệu có tác động rất lớn đến tình trạng đạo đức HS.

- Ngoài ra còn những nguyên nhân khác như "Ý thức học tập kém"; "Bỏ học, nghỉ học tự do"; "Tâm lý lứa tuổi"; "Ít tham gia hoạt động tập thể"; "Đầy đủ về vật chất"…Đặc biệt, "Việc GDĐĐ thông qua các môn học chưa

hiệu quả" (xếp thứ 15), trong khi đây là một trong những yếu tố quan trọng để GDĐĐ HS nhưng lại chưa được coi trọng và không được cho là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng đạo đức của HS. Thực tế cho thấy đa số giáo viên, nhất là GVBM chỉ chú trọng việc truyền đạt kiến thức chứ không chú tâm đến việc tích hợp, lồng ghép việc GDĐĐ cho HS. Đây là một hạn chế, là điểm đáng lo ngại trong cách giáo dục của Việt Nam.

* Nguyên nhân về thực trạng hoạt động GDĐĐ a. Nguyên nhân từ phía nhà trường:

Ban giám hiệu chưa nắm bắt được hết, kịp thời các hiện tượng vi phạm đạo đức có thể xảy ra của HS để có biện pháp ngăn chặn, giáo dục phù hợp. Chưa nắm được hết các mối quan hệ phức tạp của HS với các lực lượng bên ngoài nhà trường. Chưa có chương trình chính thống hướng dẫn, phục vụ cho công tác giảng dạy, rèn luyện, GDĐĐ cho HS.

- Một bộ phận cán bộ, giáo viên, nhân viên chưa ý thức được đầy đủ về ý thức, nhiệm vụ của việc GDĐĐ cho HS nên việc thực hiện còn mang tính hình thức, lý thuyết, giáo điều chưa linh hoạt, sáng tạo và nhiệt huyết trong công tác GDĐĐ HS.

- Năng lực sư phạm của một bộ phận giáo viên còn hạn chế: chưa sâu sát HS để nắm bắt hoàn cảnh riêng của từng HS, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của HS; một số giáo viên bộ môn chưa chú trọng việc thông qua "Dạy chữ để dạy người", đôi lúc còn việc coi GDĐĐ cho HS là việc của GVCN, một số giáo viên đôi lúc, đôi nơi còn thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống, chưa thực sự là "tấm gương sáng" để HS noi theo; việc áp dụng các phương pháp giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức nói riêng còn cứng nhắc, mang tính lý thuyết, giáo điều. Xem nhẹ yếu tố thuyết phục, cảm hóa, thường áp đặt ý kiến của người lớn hay thiếu tôn trọng nhân cách HS, thô bạo trong cách đối xử với HS. Chưa kết hợp được giáo dục những HS vi phạm chuẩn mực đạo đức với việc giáo dục cho cả tập thể HS…

- Cán bộ quản sinh còn thiếu sâu sát trong việc theo dõi, ngăn chặn những biểu hiện vi phạm đạo đức HS; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh THPT trường ngoài công lập thành phố Hải Dương (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w