Yếu tố pháp luật:

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh THPT trường ngoài công lập thành phố Hải Dương (Trang 39 - 40)

c. Các biện pháp kinh tế: Là sự tác động một cách gián tiếp của người quản lý bằng cơ chế kích thích lao động thông qua lợi ích vật chất để người bị

1.5.1. Yếu tố pháp luật:

Pháp luật (luật pháp) dưới góc độ Luật học được hiểu như là tổng thể các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền, được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, và cưỡng chế. Sự điều chỉnh của Pháp luật nhằm chống lại cái ác, cái sai, bảo vệ cái thiện, cái đúng, hướng con người hành động đúng mực trong các mối quan hệ xã hội, quan hệ giữa con người với con người.

Đạo đức và Pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và có chức năng chung là điều chỉnh hành vi của con người trong mối quan hệ xã hội, giúp cho xã hội công bằng, văn minh.

Với tư cách là thước đo của sự chuẩn mực, Pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình GDĐĐ, hình thành nhân cách thể hệ trẻ nói chung, HS THPT nói riêng, được thể hiện:

+ Pháp luật hình thành tính hướng thiện trong hành vi; + Pháp luật tạo nên tính kiềm chế trong hành vi;

Sự kém hiểu biết về xã hội, thiếu nhận thức về tính trách nhiệm trong hành vi, thiếu hiểu biết về Pháp luật đã dẫn một số HS THPT dẫn đến những hành động bồng bột, thiếu suy nghĩ, vi phạm Pháp luật. Sự hiểu biết, tôn trọng Pháp luật giúp các em sống, làm việc, học tập, hành động theo các chuẩn mực của xã hội. Đồng thời hình thành cho HS nhân cách ý thức Pháp luật, ý thức đó thấm nhuần, xuyên suốt trong quá trình học tập, lao động của các em và làm tiền đề cho việc hình thành phong cách sống chuẩn mực, tự tin, chủ động. Qua đó rèn luyện cho các em cách sống, lối sống, khả năng kiềm chế cao, biết lựa chọn phương thức ứng xử thích hợp trước mọi tình huống xảy ra, tránh cho các em rơi vào hoàn cảnh sai phạm dẫn đến vi phạm Pháp luật.

Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật là chuẩn mực đạo đức cao nhất của con người. Ngược lại, Pháp luật giúp cho các chuẩn mực đạo đức, các truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc được duy trì và phát huy. Hệ thống Pháp luật đầy đủ, chặt chẽ là điều kiện tốt nhất giúp cho công tác GDĐĐ đạt kết quả cao.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh THPT trường ngoài công lập thành phố Hải Dương (Trang 39 - 40)