Mục tiêu của biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh THPT trường ngoài công lập thành phố Hải Dương (Trang 89 - 93)

- Việc xây dựng, triển khai kế hoạch GDĐĐ cho HS chủ yếu tập trung ở

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Công tác tổ chức là sự sắp xếp bộ máy, bố trí nhân sự để thực hiện kế hoạch đã đề ra. Công tác tổ chức lựa chọn đóng vai trò hết sức quan trọng khi tiến hành thực hiện kế hoạch. Việc thực hiện tốt công tác tổ chức lựa chọn giúp Hiệu trưởng tổ chức, lựa chọn được những nhân tố phù hợp phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch; Đồng thời phân định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận cũng như chuẩn bị đầy đủ các điều kiện hỗ trợ khác để thực hiện kế hoạch.

Đội ngũ GVCN, GVBM, CB Đoàn, CBQS là bốn lực lượng nòng cốt, đông đảo, giữ vai trò quyết định sự thành công trong hoạt động GDĐĐ HS. Đặc biệt là đội ngũ GVCN đóng vai trò chủ đạo, tổ chức điều khiển và lãnh đạo quá trình hình thành nhân cách ở HS phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông. GVCN là linh hồn của lớp, thay mặt Hiệu trưởng quản lý toàn diện hoạt động giáo dục của một lớp, trực tiếp giáo dục HS, trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra đánh giá quá trình học tập, rèn luyện phấn đấu tu dưỡng của từng HS trong lớp và ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển nhân cách HS. GVCN phải có đủ Tâm, Đức, Tài, Trí, có năng lực sư phạm nắm bắt tâm lý HS, hoàn cảnh HS để có những biện pháp giáo dục phù hợp, có hiệu quả. GVCN phải là tấm gương sáng, tạo được niềm tin đạo đức trước HS.

Qua khảo sát thực trạng nhận thấy còn có một bộ phận CB - GV chưa làm tốt công tác GDĐĐ cho HS vì bản thân có nhiều hạn chế, thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý, giáo dục, cảm hóa HS. Nhiều CB - GV, đặc biệt là GVBM, còn chưa nhận thức rõ trách nhiệm của mình, còn phó mặc việc GDĐĐ HS cho GVCN. Vì vậy việc bồi dưỡng đội ngũ CB – GV - NV là vô cùng quan trọng góp phần nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS THPT.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp và cách thực hiện:

Hiệu trưởng lựa chọn, bồi dưỡng đội ngũ GVCN, GVBM, CBQS, CB Đoàn nhằm giúp họ nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của ngành, của cấp trên; nắm được mục tiêu giáo dục của nhà trường và vai trò quan trọng của bản thân đối với sự phát triển nhân cách của HS. Đặc biệt, người Hiệu trưởng phải tạo điều kiện tốt cho các lực lượng trên thực hiện nhiệm vụ.

Hiệu trưởng trực tiếp lập kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên về những yêu cầu sư phạm đối với mỗi CB – GV - NV trong nhà trường, trong đó đặc biệt coi trọng đội ngũ GVCN, GVBM, CBQS, CB Đoàn. Bồi dưỡng giúp họ trau dồi những phẩm chất chính trị, nghiệp vụ, chuyên môn, những kỹ năng ứng xử trong tình huống công tác, nắm vững chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận để từ đó mỗi cá nhân không ngừng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm công tác, phương pháp quản lý, phương pháp giáo dục HS; tự học tập, tự rèn luyện, tự bồi dưỡng, tự hoàn thiện nhân cách để trở thành tấm gương sáng cho HS noi theo.

Thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm với tổ chủ nhiệm, với Hội đồng giáo dục để nắm bắt tình hình và phổ biến, trao đổi những phương pháp, kinh nghiệm trong công tác quản lý, GDĐĐ HS. Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng trong công tác GDĐĐ HS đặc biệt là với đối tượng HS ngoài công lập.

Để thực hiện tốt được điều đó, hàng năm Hiệu trưởng lập kế hoạch bồi dưỡng cho CB-GV- NV nhà trường thấm nhuần và thực hiện tốt "Chuẩn

nghề nghiệp giáo viên Trung học cơ sở, Trung học phổ thông" của Bộ

GD&ĐT. Đặc biệt chú ý tiêu chuẩn 1 về Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và tiêu chuẩn 4 - về Năng lực giáo dục, cụ thể như sau:

"* Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

1. Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị

Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân.

2. Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghiệp

Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho HS.

3. Tiêu chí 3. Ứng xử với HS

Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với HS, giúp HS khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt.

4. Tiêu chí 4. Ứng xử với đồng nghiệp

Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.

5. Tiêu chí 5. Lối sống, tác phong

Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.

* Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục

1. Tiêu chí 16. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục

Kế hoạch các hoạt động giáo dục được xây dựng thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm

HS, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế, thể hiện khả năng hợp tác, cộng tác với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

2. Tiêu chí 17. Giáo dục qua môn học

Thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ thông qua việc giảng dạy môn học và tích hợp các nội dung giáo dục khác trong các hoạt động chính khoá và ngoại khoá theo kế hoạch đã xây dựng.

3. Tiêu chí 18. Giáo dục qua các hoạt động giáo dục

Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng.

4. Tiêu chí 19. Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng

Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng như: lao động công ích, hoạt động xã hội... theo kế hoạch đã xây dựng.

5. Tiêu chí 20. Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục

Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục HS vào tình huống sư phạm cụ thể, phù hợp đối tượng và môi trường giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra "[2;5,6].

Căn cứ vào Chuẩn nghề nghiệp, tình hình thực tế của trường, xét phẩm chất, năng lực của từng cá nhân. Hiệu trưởng quyết định lựa chọn, giới thiệu đội ngũ GVCN, GVBM, CBQS, CB Đoàn phù hợp để thực hiện kế hoạch giáo dục HS.

Ngoài những tiêu chuẩn, phẩm chất trên khi lựa chọn các lực lượng này cần lưu ý một số vấn đề sau:

- GVCN phải là người tâm huyết với nghề, tận tụy với HS, là người có tình cảm, gần gũi, gắn bó với HS, hiểu được tâm sinh lý HS, đặc điểm hoàn cảnh của từng HS; có trình độ chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm, năng lực quản lý, kinh nghiệm xử lý tình huống; biết khơi nguồn, phát huy, phối hợp sức mạnh tập thể lớp với các tổ chức, lực lượng khác trong và ngoài nhà

trường để GDĐĐ cho HS. Khi lựa chọn GVCN không nên lựa chọn GVCN chỉ đơn thuần dựa vào mặt bằng lao động, dựa vào giáo viên dạy môn chính như (Văn, Toán, Ngoại ngữ...), những giáo viên yếu kém về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức, những giáo viên quá khó khăn về kinh tế hoặc sức khỏe không tốt.

- CBQS phải là người có kinh nghiệm xử lý tình huống với HS, với các tổ chức trong, ngoài nhà trường. Là người nhanh nhạy, linh hoạt, sáng tạo trong công tác quản lý. Đặc biệt là người biết xây dựng, phối hợp giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trường để giáo dục HS. Là cầu nối giữa nhà trường, gia đình, HS; Là người có uy tín, tiếng nói với HS, biết xây dựng trong tập thể HS những nhân tố tốt phục vụ cho công tác phát hiện, ngăn chặn những vi phạm của HS.

- CB Đoàn phải là người nhiệt tình, năng nổ trong công việc, tiên phong trong mọi hoạt động; có đầu óc tổ chức, thu hút, hòa đồng thân thiện với HS; biết dung hòa các mối quan hệ giữa HS với HS, giữa HS với thầy cô.

- GVBM ngoài nhiệm vụ chính là giảng dạy kiến thức chuyên môn cần phải biết nồng ghép, tích hợp những nội dung giáo dục, rèn luyện đạo đức cho HS. Phối hợp với GVCN và các lực lượng khác trong nhà trường để thực hiện mục tiêu GDĐĐ HS.

Đối với các trường ngoài công lập, việc lựa chọn được đội ngũ GVCN, CBQS, CB Đoàn có năng lực quản lý, năng lực chuyên môn, tâm huyết với nghề, tận tụy với HS, hiểu được tâm lý HS là một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc quyết định đến kết quả giáo dục nói chung và GDĐĐ nói riêng.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh THPT trường ngoài công lập thành phố Hải Dương (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w