GDĐĐ thông qua Hoạt động GDNGLL và Hoạt động Ngoại khóa

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh THPT trường ngoài công lập thành phố Hải Dương (Trang 30 - 34)

Giúp củng cố, mở rộng và khơi sâu các hiểu biết về chuẩn mực đạo đức, hình thành những kinh nghiệm đạo đức, rèn luyện kỹ xảo và thói quen đạo đức thông qua nhiều hình thức tổ chức đa dạng: Hái hoa dân chủ; Hội diễn văn nghệ; Thi làm báo tường; Thi HS thanh lịch; Tìm hiểu về truyền thống của Đoàn; Thi đấu thể thao; Thăm quan, du lịch…

1.4. Quản lý của Hiệu trưởng đối với công tác GDĐĐ HS THPT

1.4.1. Chức năng quản lý GDĐĐ cho HS

Đề tài chỉ phân tích cụ thể về chức năng quản lý GDĐĐ HS của Hiệu trưởng trường THPT, các chức năng đó được thể hiện trong:

Điều 54, khoản 1của Luật giáo dục năm 2005 qui định " Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận [1;18].

Điều 19, khoản1, điểm e của Điều lệ Trường Trung học Cơ sở, trường Trung học Phổ thông và trường Phổ thông có nhiều cấp học qui định: "Quản

lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh [3; 11].

Điều 13, khoản 2 của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường Tiểu học, trường Trung học Cơ sở, trường Trung học Phổ thông và trường Phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục qui định "Hiệu trưởng là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động của nhà trường; chịu trách nhiệm trước pháp luật, cơ quan quản lý giáo dục và Hội đồng quản trị (nếu có) về việc tổ chức, điều hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, bảo đảm chất lượng giáo dục và hoạt động của trường trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Nhiệm kỳ của Hiệu trưởng là 5 năm" [4;8].

Ngoài chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ được qui định ở trên thì Hiệu trưởng phải có những phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực quản lý" được qui định tại: điều 4, tiêu chuẩn 1 Phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp; tiêu chuẩn 3: Năng lực quản lý nhà trường của "Qui định chuẩn Hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học" [1;2,3]. Như vậy, căn cứ vào các qui định trên thì công tác quản lý GDĐĐ của Hiệu trưởng là quản lý quá trình giáo dục bộ phận trong quá trình giáo dục tổng thể. Cho nên, theo lý thuyết quản lý, quản lý GDĐĐ cho HS cũng có các chức năng: Kế hoạch hóa; Tổ chức; Chỉ đạo; Kiểm tra.

* Kế hoạch hóa:

Kế hoạch hóa công tác GDĐĐ cho HS THPT là nội dung quản lý được thực hiện đầu tiên trong quy trình quản lý GDĐĐ và giữ vị trí quan trọng trong suốt quá trình GDĐĐ.

Kế hoạch hóa công tác GDĐĐ bao gồm các yếu tố cơ bản sau: - Xác định mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể cần đạt được;

- Xác định nội dung GDĐĐ;

- Xác định phương pháp, biện pháp GDĐĐ; - Vạch ra lộ trình, bước đi thích hợp;

- Xác định các lực lượng tham gia, phân công nhiệm vụ cụ thể cho cá lực lượng;

- Xác định các điều kiện phục vụ cho công tác GDĐĐ;

Kế hoạch hóa là công cụ quản lý GDĐĐ cho HS một cách hiệu quả, tránh sự tùy tiện, chủ quan cá nhân. Đồng thời giúp nhà quản lý chủ động và hành động đúng hướng, đúng kế hoạch, lộ trình đã vạch ra. Mục đích cuối cùng của kết hoạch hóa là đạt được mục tiêu quản lý đề ra, đưa công tác quản lý GDĐĐ cho HS đạt hiệu quả, chất lượng ngày càng cao.

* Tổ chức thực hiện:

Đây là khâu đầu, bước đầu thực hiện kế hoạch GDĐĐ. Chức năng tổ chức gồm những nội dung cơ bản sau: Tổ chức nhân lực để thực hiện kế hoạch; Phân công trách nhiệm quản lý một cách phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng; Xác định cơ chế phối hợp một cách chặt chẽ, xác định và phân phối các nguồn lực, các điều kiện cho các bộ phận, cá nhân thực hiện.

Tổ chức thực hiện kế hoạch GDĐĐ cho HS phải xuất phát từ quan điểm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tự giác, hứng thú của HS dưới sự tổ chức, hướng dẫn, định hướng của nhà giáo dục. Có như vậy hoạt động GDĐĐ cho HS mới đạt hiệu quả cao, giúp HS hăng hái tham gia học tập, rèn luyện, từng bước chuyển hóa những chuẩn mực giá trị đạo đức của xã hội thành những phẩm chất của nhân cách.

* Chỉ đạo:

Chỉ đạo là sự tác động cụ thể của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm khích lệ đối tượng quản lý tự nguyện, tích cực, sáng tạo trong hoạt động để đạt được mục tiêu của nhà quản lý đề ra.

Chỉ đạo hoạt động GDĐĐ là sự can thiệp, tác động, chỉ huy tích cực, sáng tạo, chủ động của chủ thể quản lý trong quá trình GDĐĐ cho HS. Trong tiến trình đó, nhà quản lý phải theo dõi, giám sát các hoạt động của từng tổ

chức, từng bộ phận, từng cá nhân tham gia GDĐĐ cũng như diễn biến tình hình đạo đức của HS trong và ngoài nhà trường. Có như vậy thì nhà quản lý mới có được những thông tin chính xác từ đó mới có thể kịp thời động viên, khuyến khích các tổ chứa, các bộ phận, cá nhân thực hiện kế hoạch đạt kết quả cao. Đồng thời, chỉ đạo tốt là yếu tố quan trọng trong việc tạc sự đồng thuận, gắn kết, thúc đẩy sự phối hợp hoạt động giữa các lực lượng một cách nhịp nhàng, đồng bộ, thống nhất; kịp thời phát hiện, khắc phục, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, xử lý những tình huống phát sinh bất lợi cho tiến trình GDĐĐ. Qua đó, chủ thể quản lý sẽ thu thập được thông tin ngược chiều để kịp thời xử lý, điều chỉnh, bổ sung cho kế hoạch, giúp cho hoạt động GDĐĐ đạt hiệu quả cao.

* Kiểm tra:

Kiểm tra là một khâu không thể thiếu trong quá trình GDĐĐ cho HS. Kiểm tra phải được thực hiện trong từng giai đoạt cụ thể của quá trình GDĐĐ cho HS nhưng tập trung ở giai đoạn cuối cùng.

Ba chức năng chính của kiểm tra là: Phát hiện, điều chỉnh, khuyến khích. Qua đó chủ thể quản lý thu được thông tin ngược, kết quả đạt được trong từng giai đoạt; phân tích kết quả, chỉ ra cá nguyên nhân của từng thành tựu cũng như những yếu kém, lệch lạc; động viên, khuyến khích, khen thưởng kịp thời các tổ chức, bộ phận, cá nhân thực hiện tốt. Từ đó giúp cho quá trình GDĐĐ không chệch mục tiêu.

Như vậy, kiểm tra đi đôi và gắn liền với đánh giá. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, nhà quản lý tiến hành nhận định, phán đoán, đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã xây dựng để xem xét tiến độ thực hiện kế hoạch, mức độ đạt được so với yêu cầu cũng như độ lệch chuẩn. Từ đó nhà quản lý đưa ra biện pháp quản lý, xử lý phù hợp nhằm đạt kết quả cao.

1.4.2. Nội dung quản lý GDĐĐ cho HSTHPT

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh THPT trường ngoài công lập thành phố Hải Dương (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w