Cơ sở pháp lý của công tác quản lý GDĐĐ cho HS:

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh THPT trường ngoài công lập thành phố Hải Dương (Trang 47 - 48)

c. Các biện pháp kinh tế: Là sự tác động một cách gián tiếp của người quản lý bằng cơ chế kích thích lao động thông qua lợi ích vật chất để người bị

1.6. Cơ sở pháp lý của công tác quản lý GDĐĐ cho HS:

Trong sự nghiệp CNH-HĐH, hội nhập quốc tế nhằm đưa nước ta trở thành một nước phát triển, nguồn nhân lực với trình độ chuyên môn vững vàng và phẩm chất đạo đức trong sáng đóng một vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Đây là nhiệm vụ quan trọng của các nhà trường phổ thông. Do đó, ngày 14 tháng 6 năm 2005, Quốc hội đã ban hành Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 qui định: "Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".

Theo điều 5 Luật giáo dục qui định: Nội dung giáo dục phải đảm bảo tính cơ bản toàn diện, thiết thực, hiện đại có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học; Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của HS; phù hợp đặc điểm với từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng

làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS.

Theo Điều lệ trường Trung học Cơ sở, trường Trung học Phổ thông và trường Phổ thông có nhiều cấp học qui định nhà trường phối hợp với các tổ chức, cá nhân tham gia giáo dục ngoài nhà trường thực hiện các HĐ GDNGLL. "HĐ GDNGLL bao gồm các Hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hoá, giáo dục môi trường; các hoạt động xã hội, từ thiện phù hợp với đặc điểm sinh lý lứa tuổi HS"[3;14].

Công tác phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với chất lượng giáo dục trẻ em, HS, sinh viên. Điều 93 Luật Giáo dục 2005 khẳng định: Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.

Vấn đề giáo dục đạo đức cho HS không chỉ được Đảng, Nhà nước quan tâm mà Ngành Giáo dục cũng rất quan tâm đến vấn đề này. Bộ giáo dục liên tục phát động phong trào thi đua: "Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" gắn kết với việc triển khai cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh THPT trường ngoài công lập thành phố Hải Dương (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w