c. Các biện pháp kinh tế: Là sự tác động một cách gián tiếp của người quản lý bằng cơ chế kích thích lao động thông qua lợi ích vật chất để người bị
1.5.4. Yếu tố giáo dục xã hội:
Cuộc sống của con người luôn gắn liền với cộng đồng xã hội thông qua các mối quan hệ xã hội, bằng các hoạt động giao lưu. Sự tác động của môi trường xã hội đối với đạo đức, nhân cách cá nhân còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố và khả năng hội nhập cộng đồng, năng lực tiếp nhận của chủ thể đối với sự tác động đó.
Xã hội là một môi trường giáo dục rộng lớn, là cộng đồng cư trú của HS từ xóm giềng, khu phố đến các tổ chức đoàn thể xã hội, các cơ quan Nhà nước… có ảnh hưởng rất lớn đến việc GDĐĐ cho HS nói chung và HS THPT nói riêng. Một môi trường xã hội trong sạch, lành mạnh, một cộng đồng xã hội tốt đẹp văn minh là điều kiện thuận lợi nhất trong GDĐĐ và hình thành nhân cách HS. Sự phối hợp thống nhất giữa nhà trường, gia đình, xã hội đã trở thành nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục XHCN vì tạo ra môi trường thuận lợi, sức mạnh tổng hợp để GDĐĐ cho HS.
* Mối quan hệ giữa ba yếu tố trên:
Nếu gia đình là nơi bắt đầu của nhân cách thì nhà trường, xã hội là nơi đảm bảo những tiền đề cần thiết để nhân cách phát triển toàn diện. Kết hợp ba môi trường giáo dục gia đình - nhà trường - xã hội nhằm đảm bảo sự thống nhất về nhận thức cũng như cách thức hành động, tránh sự tách rời,
mâu thuẫn, vô hiệu hóa lẫn nhau gây nên tâm trạng nghi ngờ, hoang mang, dao động của các em trong việc lựa chọn, tiếp thu các giá trị tốt đẹp.
Để giáo dục nhân cách cho HS, ba yếu tố trên có vai trò quyết định, nếu thiếu hoặc yếu những môi trường trên thì HS không thể trở thành người có nhân cách tốt, toàn diện. Ba môi trường này có tính chất tương tác, hỗ trợ cho nhau để đạt được mục tiêu GDĐĐ. Đối với từng độ tuổi thì các yếu tố đặc biệt quan trong trong những yếu tố trên được sắp đặt khác nhau. Với HS THPT yếu tố nhà trường giữ vị trí quan trọng nhất trong lứa tuổi này.