Nội dung biện pháp và cách thức thực hiện:

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh THPT trường ngoài công lập thành phố Hải Dương (Trang 104 - 107)

- Việc xây dựng, triển khai kế hoạch GDĐĐ cho HS chủ yếu tập trung ở

3.2.5.2. Nội dung biện pháp và cách thức thực hiện:

Hiệu trưởng và tập thể sư phạm huy động xã hội tham gia xây dựng môi trường thuận lợi cho công tác giáo dục nói chung và công tác GDĐĐ HS nói riêng. Đây chính là việc thực hiện cộng đồng hóa trách nhiệm nhằm đảm bảo tính tích cực của môi trường xã hội và sự thống nhất tác động mang tính giáo dục đối với thế hệ trẻ. Cụ thể là:

- Xây dựng các môi trường nhà trường, gia đình, xã hội và phối hợp giữa các môi trường để tạo sự thống nhất tác động giáo dục HS.

Xây dựng văn hóa nhà trường: Hiệu trưởng phải huy động các lực lượng

xã hội cùng chăm lo xây dựng nhà trường từ CSVC, cảnh quan, nền nếp, kỷ cương, không khí học tập… Trong đó, Hiệu trưởng chú ý xây dựng mối quan hệ lành mạnh, trong sáng giữa Thầy và Thầy, giữa Thầy và Trò, giữa Trò và Trò, giữa tập thể và cá nhân… Đây là mối quan hệ giữa người và người, những mối quan hệ tốt đẹp sẽ tạo nên những nét bản chất, tạo nên môi trường đạo đức

thuận lợi nhất để hình thành nên nhân cách cao đẹp ở HS. Việc xây dựng văn hóa nhà trường, xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, thân thiện, tích cực là yếu tố rất quan trọng trong công tác quản lý GDĐĐ HS.

Xây dựng môi trường gia đình: Gia đình là tế bào của xã hội, là thành

trì vững chắc để bảo vệ, chăm sóc, GDĐĐ HS. Có thể nói, gia đình là môi trường thứ nhất, đầu tiên và lâu dài trong quá trình rèn luyện và hình thành nhân cách thế hệ trẻ. Do đó, Hiệu trưởng phải chỉ đạo các bộ phận thường xuyên phối hợp với gia đình HS, giúp cho gia đình nâng cao ý thức chăm sóc, giáo dục HS một cách chu đáo, tạo điều kiện thuận lợi cho HS học tập, rèn luyện. Đồng thời, Hiệu trưởng phải cùng với các lực lượng xã hội khác giúp đỡ, hỗ trợ phong trào xây dựng gia đình văn hóa, cha mẹ mẫu mực, con cái chăm ngoan, hỗ trợ các bậc PHHS xây dựng, củng cố sự bền vững, hạnh phúc của gia đình, thúc đẩy các thành viên của gia đình làm tốt chức năng giáo dục con em họ.

Xây dựng môi trường xã hội tích cực: Xã hội là môi trường rộng lớn,

phức tạp, luôn biến động, cái tích cực, cái tiêu cực đan xen nhau, không dễ dàng phân biệt giữa cái tốt và cái xấu. Do đó nhà trường các cấp chính quyền, cơ quan đoàn thể cùng phối hợp, ra sức xây dựng môi trường xã hội tích cực. Cụ thể là xây dựng cộng đồng, đường phố văn minh, tạo lối sống lành mạnh, dư luận xã hội tích cực, đề cao giá trị xã hội chân chính, các quan hệ tốt đẹp giữa người với người, xây dựng cuộc sống văn minh, đoàn kết, công bằng dân chủ. Môi trường xã hội tốt đẹp là mảnh đất màu mỡ để phát triển nhân cách tốt đẹp cho thế hệ trẻ.

- Hiệu trưởng chỉ đạo các lực lượng trong nhà trường thường xuyên phối hợp với các lực lượng xã hội để xây dựng và phối hợp tốt ba môi trường. Nhà trường, gia đình và xã hội, tạo sự tác động đồng thuận theo hướng tích cực để GDĐĐ HS theo những chuẩn mực xã hội.

Nhà trường phải thu hút được các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình GDĐĐ HS, nhằm từng bước nâng cao chất lượng GDĐĐ cho các em.

- Đề nghị các cơ quan, Ban/Ngành có liên quan tham gia vào các chương trình tuyên truyền, GDĐĐ, tham gia vào việc sưu tầm, cung cấp tư liệu, soạn tài liệu, phần mềm có tác dụng GDĐĐ HS. Chẳng hạn như cung cấp các tài liệu lịch sử địa phương, những kinh nghiệm xã hội, những giá trị chuẩn mực trong xã hội và trong cuộc sống, quan hệ ứng xử tốt đẹp trong cộng đồng.

- Đề nghị và phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các hoạt động ngoại khóa, HĐGDNGLL cho HS. Cụ thể:

+ Ngành Y tế: Tuyên truyền những tri thức về dân số, sức khỏe sinh sản vị thành niên, phòng chống HIV/AIDS, giáo dục giới tính, vệ sinh phòng bệnh, bảo vệ môi trường…

+ Ngành công an: Cung cấp tri thức về Pháp luật, phòng chống ma túy, các tệ nạn xã hội, an toàn trật tự giao thông…

+ Các đơn vị quân đội: Phối hợp với nhà trường giáo dục quân sự, giáo dục quốc phòng, an ninh; giáo dục về truyền thống quân đội, về lịch sử, truyền thống dân tộc, địa phương…

+ Ngành Văn hóa Thông tin - Thể dục thể thao - Du lịch: Phối hợp với nhà trường tổ chức cho các em tham quan, dã ngoại, tìm hiểu về lịch sử địa phương; Tổ chức các hội thao về văn hóa, văn nghệ, thể thao…

+ Ngành Lao động-Thương binh và Xã hội: Cung cấp tri thức về định

hướng nghề nghiệp, nhu cầu lao động trong các ngành nghề, thị trường lao động, kỷ luật lao động, luật lao động…

+ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: Phối hợp cùng nhà trường tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể, sinh hoạt hè, giáo dục truyền thống, lý tưởng của Đoàn; Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao như: "Tiếng hát tuổi hồng", "HS thanh lịch", "Hội trại", đá bóng, đá cầu…

+ Hội CMHS: Phối hợp cùng nhà trường tổ chức các buổi hội thảo nhằm bàn bạc các biện pháp nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho HS; Cùng với nhà trường chăm lo, tổ chức cho các hoạt động giáo dục nhà trường; Đặc biệt là kết hợp với nhà trường trong việc quản lý, giáo dục, rèn luyện đạo đức HS.

Tóm lại, đa dạng hóa các hình thức phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội là yếu tố quan trọng góp phần GDĐĐ cho HS. Nội dung và hình thức phối hợp đa dạng, phong phú. Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện công tác này một cách thường xuyên, có kế hoạch để huy động được sức mạnh của toàn xã hội chăm lo cho GDĐĐ HS.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp:

- Xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

- Các lực lượng tham gia phối hợp giáo dục đạo đức cho HS phải nhiệt tình tâm huyết, hết lòng vì thế hệ trẻ.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh THPT trường ngoài công lập thành phố Hải Dương (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w