c. Các biện pháp kinh tế: Là sự tác động một cách gián tiếp của người quản lý bằng cơ chế kích thích lao động thông qua lợi ích vật chất để người bị
1.5.3. Yếu tố giáo dục nhà trường
Khác với gia đình, nhà trường là môi trường giáo dục rộng lớn hơn, phong phú, đa dạng, hấp dẫn đối với các em. Trong nhà trường, các em được giao lưu với bạn bè cùng lứa tuổi, được tham gia nhiều các hoạt động mang tính xã hội, giúp cho quá trình xã hội hóa cá nhân phong phú, toàn diện hơn.
Nhà trường với cả một hệ thống giáo dục được tổ chức quản lý chặt chẽ là yếu tố quan trọng nhất trong việc GDĐĐ cho HS. Với định hướng mục tiêu GDĐĐ theo những chuẩn giá trị tiến bộ, đúng đắn, theo định hướng CNXH, với hệ thống chương trình khoa học, các tài liệu sách giáo khoa, sách tham khảo phong phú, các phương tiện hỗ trợ giáo dục ngày càng hiện đại và đặc biệt cùng với đội ngũ giáo viên, CB Đoàn, CBQS được đào tạo cơ bản có đủ phẩm chất và năng lực sẽ là yếu tố quyết định đến hiệu quả GDĐĐ cho HS. Cung cấp cho HS những tri thức đạo đức, biến nó thành niềm tin đạo
đức, đồng thời tác động vào ý chí và tình cảm của HS. Đồng thời tập thể lớp là môi trường phát sinh, nảy nở và là điều kiện tồn tại, củng cố những hành vi đạo đức của HS.
Từ nhân cách của người thầy, người cô, hay qua từng bài giảng, từng tiết học, môn học hoặc qua các buổi nói chuyện chuyên đề, các Hoạt động ngoại khóa, các giờ sinh hoạt tập thể… sẽ góp phần vào việc hình thành thái độ tình cảm, đạo đức của mỗi cá nhân từ đó hình thành niêm tin, thói quen đạo đức tốt cho mỗi cá nhân.