Định hướng phát triển nguồn nhân lực của Bộ Công Thương nước CHDCND Lào đến năm

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực tại bộ công thương lào (Trang 103 - 105)

NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BỘ CÔNG THƯƠNG LÀO

3.1.2. Định hướng phát triển nguồn nhân lực của Bộ Công Thương nước CHDCND Lào đến năm

CHDCND Lào đến năm 2020

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Bộ Công Thương Lào lần thứ IX đã nêu rõ: "Xây dựng và phát triển nguồn lực Bộ Công Thương mạnh về mọi mặt, đủ về số lượng với trình độ học vấn và trình độ chun mơn cao, có năng lực quản lý, có năng lực sáng tạo và ứng dụng công nghệ mới, làm việc với năng suất, chất lượng và hiệu quả ngày càng cao hơn".

Theo đó, Bộ Cơng Thương CHDCND Lào đã không ngừng tăng cường và cải thiện cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng những yêu cầu về nhân sự trong quá trình hoạt động và phát triển. Nhu cầu về nhân lực ngày càng tăng và đòi hỏi cao về chất lượng, do đó định hướng phát triển nguồn nhân lực của Bộ Cơng Thương CHDCND Lào đến năm 2020 là:

Thứ nhất, có chiến lược đào tạo cán bộ toàn diện phù hợp với chức năng

nhiệm vụ được giao, thường xuyên kiểm tra theo dõi việc sử dụng cán bộ phù hợp với khả năng trình độ của từng cán bộ cơng chức. Việc đào tạo cán bộ phải được thực hiện thường xuyên, liên tục về mặt chính trị, chun mơn, đạo đức, cán bộ cơng tác tại Bộ có 60% có trình độ chun mơn từ đại học trở

lên... Xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá đào tạo cán bộ phù hợp với tình hình cơng tác của Bộ và tình hình kinh tế xã hội của đất nước. Phấn đấu đến năm 2020 số cán bộ phù hợp với chuyên ngành làm việc.

Thứ hai, hoàn thiện hệ thống quản lý việc thực hiện đánh giá cán bộ,

từng bước đánh giá năng lực cán bộ thông qua hiệu quả và chất lượng công việc được giao; việc đánh giá cán bộ công chức phải trên cơ sở công bằng, dân chủ. Tất cả cán bộ công chức đều phải được đánh giá việc thực hiện công việc được giao trong từng quý từng năm và dựa vào việc đánh giá đó trong việc đề bạt, thăng chức, sa thải …

Thứ ba, xây dựng hệ thống lương, phụ cấp đi cùng với chức năng, trách

nghiệm và năng lực của cán bộ cơng chức. Từ đó tạo động lực khuyến kích cho cán bộ công chức hăng hái trong việc thực hiện các công việc được giao. Chế độ lương, phụ cấp phải đáp ứng đủ cho cuộc sống của cán bộ công chức và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội từng giai đoạn. Hệ thống tiền lương có thể phân chia cho từng cấp khác nhau như cấp quản trị, cấp chuyên viên rất rõ ràng, cấp tiền lương thấp nhất là không thấp hơn 1.500.000 kip/người/tháng hoặc 18.000.000/người/năm.

Thứ tư, sử dụng hệ thống kỹ thuật hiện công nghệ hiện đại trong công

việc quản lý cán bộ công chức, xây dựng hệ thống quản lý thẻ cán bộ công chức thành trung tâm dữ liệu cán bộ công chức và kết nối hệ thống khác trong nước.

Thứ năm, bình đẳng trong việc sử dụng cán bộ nữ, cán bộ là người dân

tộc trong việc tuyển dụng, sắp xếp vị trí cơng việc, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, được khuyến kích làm việc trong cấp lãnh đạo và cấp quản trị.

Thứ sáu, từng bước xây dựng hoàn chỉnh trụ sở Bộ giúp cán bộ cơng

chức của Bộ có nơi làm việc phù hợp, đảm bảo an tồn, thuận lợi và có mơi trường làm việc tốt, có thể thu hút cho cán bộ cơng chức hăng hái làm việc và tập trung thực hiện chức năng cơng việc của mình.

Thứ bảy, cơng việc cán bộ cơng chức của Bộ được phát triển và kết nối với

quốc tế và các khu vực, hợp tác trao đổi kinh nghiệm về công việc của cán bộ công chức trong khu vực và quốc tế nhiều hơn.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực tại bộ công thương lào (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w